Tại sao 13 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt

Tình trạng dậy thì muộn ngày càng xảy ra ở nhiều trẻ, bệnh có thể ảnh hưởng tới tâm lý, sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản về sau này của trẻ. Do đó, dậy thì muộn cần được quan tâm vì nguyên nhân có thể do các bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến trong cơ thể.

Giai đoạn phát triển chuyển tiếp về sinh lý từ một đứa trẻ thành người lớn, độ tuổi quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hoàn toàn là người lớn được gọi là giai đoạn dậy thì.

Bất cứ ai cũng sẽ trải qua giai đoạn này và thấy được những biến đổi lớn trên cơ thể và tâm lý.

Về mặt sinh lý, thời kỳ trưởng thành sinh dục chính là giai đoạn dậy thì, khi cơ thể bắt đầu có khả năng sinh con. Nữ giới đến tuổi dậy thì sẽ có kinh nguyệt lần đầu, còn nam giới sẽ phóng tinh trùng lỏng.

Ở độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của cả nam và nữ đều có sự trưởng thành và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu quan hệ tình dục.

Từ 9 đến 14 tuổi, nữ giới bắt đầu dậy thì, còn nam giới sẽ dậy thì muộn hơn ở độ tuổi từ 12 đến 15. Nam giới sẽ dậy thì muộn hơn nữ giới khoảng 2 – 3 năm. Cũng có trẻ dậy thì sớm hơn và cũng có trẻ dậy thì muộn hơn một vài năm.

Nhiều gia đình ngày nay thường lo lắng con cái sẽ dậy thì sớm do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đáp ứng đầy đủ hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều trẻ dậy thì muộn.

Khi trẻ đến 16 tuổi mà vẫn chưa có biểu hiện thay đổi của cơ thể được gọi là dậy thì muộn.

Trẻ nữ không có dấu hiệu phát triển sinh dục nào hoặc không có kinh nguyệt, trẻ nam vẫn chưa có những đặc điểm sinh dục thứ phát như cao hơ, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp phát triển, thanh quản to rộng ra hơn, hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân và cách phòng ngừa dậy thì sớm ở bé gái

Mật ong có thể khiến bé gái dậy thì sớm

Rong kinh tuổi dậy thì

Gen di truyền

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn nhưng gen di truyền là nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới.

Nếu không gia đình có bố mẹ, cô dì chú bác, anh chị em ruột, anh chị em họ [gần] dậy thì muộn thì trẻ cũng sẽ có khả năng sao bị dậy thì muộn.

Sẽ không cần có biện pháp can thiệp đối với trường hợp này, trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cũng trang lứa và không ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung của cơ thể hay khả năng sinh sản.

Tuyến sản xuất hormone gặp vấn đề

Khi tuyến yên hoặc tuyến giáp [các tuyến sản xuất hormone quan trọng cho sự tăng trưởng và phát của cơ thể] gặp vấn đề thì dậy thì muộn sẽ xảy ra.

Rối loạn nhiễm sắc thể

Đáng lo ngại nhất chính là nguyên nhân này. Chuỗi ADN lập trình sự phát triển của cơ thể sẽ bị trục trặc khi nhiễm sắc thể gặp bất thường như nhiễm sắc thể X của nữ giới bất thường hoặc bị mất.

Điều này đồng nghĩa với sự phát triển không bình thường của buồng trứng và sản xuất hormone. Sự phát triển giới tính chậm của nam giới còn do mắc phải hội chứng Klinefelter khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X [XXY thay vì XY].

Tiền sử mắc bệnh mãn tính

Cơ thể trẻ sẽ bị chậm phát triển khi mắc những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận hay hen suyễn.

Chế độ dinh dưỡng

Những trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ phát triển chậm hơn những trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất.

Cơ thể cũng sẽ không thể phát triển với tốc độ bình thường được đối với trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hoặc áp dụng chế độ giảm cân quá mức.

Chứng dậy thì muộn có ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

Ở bé gái, biểu hiện dậy thì muộn dễ nhận thấy là sự xấu hổ với bạn bè cùng tuổi và lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên sau dậy thì, nữ giới vẫn sẽ có khả năng sính sản bình thường.

Ở bé trai, dậy thì muộn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất nếu không điều trị sớm. Hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo – ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh nam cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn.

Những trẻ dậy thì muộn thường tách ra khỏi tập thể, gặp phải các rối loạn tâm lý, trở nên trầm cảm, ngại giao tiếp.

Vấn đề quan trọng đặt ra là không để những mặc cảm tâm lý [tự ti, hoang mang, lo lắng…] làm ảnh hưởng đến cuộc sống và suy nghĩ của trẻ bị dậy thì muộn.

Nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi thấy các dấu hiệu của dậy thì muộn.

Người thân nên giải thích cho trẻ hiểu và đón nhận chuyện dậy thì muộn một cách tự nhiên để giữ tâm lý bình tĩnh cho trẻ.

Phụ huynh cũng cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất và những biến đổi tâm lý của trẻ để giúp những chuyên gia y tế có bằng chứng về quá trình phát triển của bé. Các giải pháp y khoa sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì khiến cho các bạn nữ và đôi khi là cả người thân băn khoăn, lo lắng. Thông thường, trong khoảng 1 - 2 năm đầu tiên bị hành kinh thì nữ giới sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường do các hormone chưa ổn định hoàn toàn. Ngược lại, nếu nó kéo dài liên tục nhiều năm thì rất có thể là một biểu hiện của bệnh lý bất thường nào đó. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất từ chuyên gia.

Thế nào là kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì?

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này cho tới ngày đầu xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ ngay sau đó. Thông thường chu kỳ kinh sẽ có độ dài trung bình từ 28 đến 30 ngày, một số trường hợp khác có thể kéo dài từ 21 tới 35 ngày cũng không phải điều quá lo ngại. Số ngày hành kinh xuất hiện khoảng từ 3 đến 7 ngày.

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì phải làm sao?

Theo đó, tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì dẫn đến việc chu kỳ kinh của các bạn nữ có thể dài hơn 35 ngày, hoặc ngắn hơn 21 ngày. Đồng thời số ngày ra máu kinh cũng ít hoặc nhiều hơn khoảng thời gian 3 - 7 ngày. Bên cạnh đó, số lượng máu kinh chỉ rất ít [hiện tượng thiểu kinh] trong khoảng 30ml trở xuống, hoặc rất nhiều [hiện tượng băng kinh] từ 80ml trở lên.

Các dấu hiệu trong kỳ kinh như đau bụng, đau lưng, hạ huyết áp, mệt mỏi… diễn ra thường xuyên với mức độ nặng hơn so với người bình thường, thậm chí có những bạn gái còn bị ngất xỉu. Ngoài ra còn một số hiện tượng khác bao gồm: Mất kinh tạm thời trong khoảng vài tháng rồi có trở lại, màu sắc và tính chất của máu kinh trở nên bất thường…

Theo các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh, rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn dậy thì thường chỉ diễn ra trong 1 tới 2 năm đầu tiên kể từ khi xuất hiện hành kinh. Sau khi cơ thể đã ổn định được thì kinh nguyệt cũng sẽ được điều hòa về bình thường. Tuy nhiên, đây sẽ là một dấu hiệu cảnh báo của các bệnh phụ khoa nếu kinh nguyệt vẫn tiếp tục bị rối loạn trong những năm sau đó.

XEM THÊM:

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu?

Không ít bạn gái cảm thấy e ngại, khó chịu và bất tiện khi bắt đầu xuất hiện hành kinh, nhưng thực tế nó lại có vai trò rất quan trọng, cần thiết đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản về sau này. Để có hướng giải quyết hiệu quả nhất cho tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì, trước hết chúng cần phải nắm rõ về những yếu tố nguyên nhân. Cụ thể:

  • Nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn: Estrogen và Progesterone là 2 hormone quan trọng, có tác dụng kiểm soát và điều tiết nhiều chức năng, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản ở nữ giới. Sự gia tăng mạnh mẽ của 2 nội tiết tố này trong giai đoạn dậy thì chính là nguyên nhân phổ biến nhất làm ảnh hưởng tới thời gian và lượng máu kinh của các bạn nữ.
  • Yếu tố tâm lý: Dậy thì là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm, các bạn gái thường khó có thể kiểm soát được tâm trạng, dễ cáu, dễ buồn, thường xuyên im lặng hoặc có thể chống đối lại bố mẹ. Cộng với những áp lực, stress đối với việc học tập và một số vấn đề trong cuộc sống khiến cho kinh nguyệt không đều.
  • Lối sống thiếu khoa học: Cơ thể nữ giới thời điểm dậy thì rất cần được đảm bảo cả về chế độ dinh dưỡng cũng như thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, việc ăn uống thiếu chất, nhịn ăn để giảm cân, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, học tập quá sức, thường xuyên thức khuya… là những lý do không thể bỏ qua làm rối loạn kinh nguyệt.
  • Dùng thuốc tránh thai: Thực tế hiện nay, xảy ra quan hệ tình dục ở giai đoạn dậy thì là vấn đề đáng báo động do các bạn nam và nữ có tâm lý tò mò, khó kiểm soát hành vi. Để không mang bầu thì bạn gái phải sử dụng các loại thuốc tránh thai hằng ngày hoặc khẩn cấp, từ đó dẫn tới kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì.
  • Do mang thai, phá thai: Tâm lý tò mò cộng với việc thiếu kiến thức giáo dục giới tính đã khiến nhiều bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn, sau đó là tình trạng phá thai không an toàn. Từ đó kinh nguyệt bị thay đổi một cách thất thường.
  • Ảnh hưởng từ bệnh phụ khoa: Mặc dù đây là một nguyên nhân có tỷ lệ thấp, tuy nhiên không có nghĩa là không thể xảy ra. Những vấn đề như viêm âm đạo, bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, buồng trứng và tử cung… cần phải được xử lý kịp thời để phòng tránh xảy ra rủi ro đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Ưu đãi khám chữa bệnh

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì phải làm sao?

Theo như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, kinh nguyệt không đều trong độ tuổi dậy thì nhìn chung không phải là một tình trạng bất thường. Những triệu chứng như hành kinh đến sớm, đến muộn, máu kinh ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, thời gian ngày kinh ngắn hoặc dài… sẽ tự được cải thiện, điều hòa lại sau khoảng 1, 2 năm.

Mặc dù vậy, trong 1 - 2 năm đó thì tình trạng này có thể sẽ gây ra nhiều bất tiện đến cuộc sống thường nhật của các bạn gái. Nữ giới không thể biết chính xác được kinh nguyệt của mình như thế nào để chuẩn bị trước. Tuy nhiên, thực tế là bạn có thể hạn chế lại bớt những biểu hiện của rối loạn kinh ngay từ các thói quen trong lối sống sinh hoạt của mình. Cụ thể:

Chăm sóc vùng kín đúng cách

Nếu không may mắc phải một số bệnh phụ khoa, hầu hết nó sẽ ảnh hưởng đến kỳ kinh và gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì. Chính vì vậy, việc chăm sóc “cô bé” cẩn thận là điều vô cùng quan trọng giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Các bậc phụ huynh nên quan tâm và hướng dẫn con mình vệ sinh, giữ gìn vùng kín sao cho đúng cách, bởi hầu hết độ tuổi dậy thì các bạn nữ vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này.

Dưới đây là một số lưu ý về cách vệ sinh, chăm sóc mà các bạn gái và người thân nên tham khảo và nắm rõ:

  • “Cô bé” cần được vệ sinh đều đặn hằng ngày, đặc biệt phải lưu ý nhiều hơn trong thời gian kinh nguyệt. Lau rửa vùng kín từ trước ra sau, đồng thời không thụt rửa bên trong quá sâu để phòng ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập. Chỉ sử dụng những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính chất dịu nhẹ, ít mùi hương.
  • Nếu đang trong thời gian hành kinh cần tránh việc để băng vệ sinh quá lâu rồi mới thay. Hãy thay băng từ 4 - 5h/lần kể cả có ra máu hay không. Trong trường hợp máu kinh chảy nhiều hơn bình thường thì phải thay 2 - 3h/lần, hoặc tùy theo tình trạng của bản thân,
  • Lựa chọn những loại đồ lót rộng rãi, chất liệu thoáng khí và có thể thấm hút tốt. Thay đồ lót 1 - 2 lần/ngày, sau khi vệ sinh xong hãy để vùng kín khô ráo rồi mới mặc.

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Sự phát triển và hoàn thiện của cơ thể trong giai đoạn dậy thì đòi hỏi việc cung cấp đầy đủ những dưỡng chất trong thực đơn hằng ngày ở cả nam giới và nữ giới. Do đó, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc cải thiện kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì.

Theo đó, bố mẹ và các bạn nữ cần xây dựng thói quen ăn uống với những lưu ý bao gồm:

  • Ăn uống đúng giờ, đủ chất, ăn chậm, nhai kỹ, không được nhịn ăn để giảm cân.
  • Các loại thực phẩm cần bổ sung: Rau củ, hoa quả tươi, các loại đậu [đặc biệt là đậu nành], các loại hạt, thịt bò, thịt gà, thịt cá chứa omega 3, gan, uống nhiều nước [nước khoáng, nước trái cây, canh, súp]…
  • Những thực phẩm cần tránh: Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, các món ăn quá nhiều dầu mỡ, món cay nóng, bia rượu, nước ngọt, cà phê, nước chè, lượng muối và đường chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải...

Cân bằng thời gian học tập, hoạt động và nghỉ ngơi

Yếu tố tâm lý, stress, cơ thể mệt mỏi… như trên đã nói chính là một nguyên nhân tác động gây ra kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì. Vì thế, xây dựng thời gian dành cho việc thư giãn, nghỉ ngơi của các bạn gái sao cho hợp lý cũng cần thiết không kém chế độ dinh dưỡng. Theo đó, nữ giới trong giai đoạn dậy thì cần tránh học tập quá sức, suy nghĩ quá nhiều, thức khuya… Thay vào đó, bạn nên ngủ đủ giấc 7 - 8h/ngày, luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Nếu gặp phải vấn đề gì trong cuộc sống, bạn nên chia sẻ cùng bố mẹ hoặc những người ở xung quanh và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. Các bậc phụ huynh cũng đồng thời nên quan tâm đến con cái để giúp đỡ kịp thời. Ngoài ra, vận động, luyện tập là việc rất tốt, tuy nhiên chỉ nên thực hiện ở mức vừa phải, phù hợp với bản thân.

Thăm khám bác sĩ

Có thể không ít phụ huynh cho rằng việc đưa con mình đến gặp bác sĩ khi thấy kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì là không cần thiết. Tuy nhiên, việc này thực tế lại đem đến nhiều lợi ích cho các bạn nữ. Bác sĩ sẽ thăm khám chính xác xem cơ thể nữ giới có đang gặp phải tình trạng bất thường nào hay không. Nếu cần thiết thì bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để giảm bớt các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, nắm bắt được tâm lý, những vấn đề thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn gái về việc chăm sóc, bảo vệ bản thân sao cho khoa học. Kết hợp với sự quan tâm và theo sát của phụ huynh thì các bạn trẻ sẽ thoải mái hơn, có được thêm kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống.

Ngoài ra, nếu kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì có những biểu hiện dưới đây thì phụ huynh cũng phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, tránh các rủi ro:

  • Những triệu chứng trong kỳ kinh xuất hiện với mức độ nặng: Đau bụng dữ dội, ra nhiều máu kinh một cách quá mức, cơ thể suy nhược, ngất xỉu, hành kinh trên 1 tuần chưa dứt…
  • Ra máu kinh với màu sắc và mùi bất thường, khó chịu; Âm đạo ngứa ngáy, sưng tấy đỏ, khí hư ra nhiều có mùi hôi, màu lạ…
  • Không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong thời gian từ 3 tháng trở lên.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn nữ và người thân đã hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì. Nhìn chung, giai đoạn dậy thì không chỉ gặp hiện tượng rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt, mà còn xuất hiện rất nhiều sự thay đổi khác trong cơ thể và tâm lý. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn thì các bậc phụ huynh nên đưa con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại những cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được thăm khám, tư vấn cụ thể về các vấn đề đang gặp phải.

Video liên quan

Chủ Đề