Tính đến ngày 30/9/2022 đã kết nạp được bao nhiêu đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân?

Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh được hợp nhất từ Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh từ tháng 01/2019; hiện có 110 tổ chức cơ sở đảng, 8.364 đảng viên. Trong đó có 40 tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp, với 3.516 đảng viên [32 tổ chức đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước, với 3.124 đảng viên; 08 tổ chức đảng trong các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, với 392 đảng viên]. Thực hiện Nghị quyết số 07- NQ/TU, ngày 27/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh xây dựng chương trình hành động triển khai, thực hiện. Trong đó, việc phát triển đảng viên trong doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm bổ sung nguồn lực cho Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong các doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững
 

Đảng ủy Khối tổng kết nhiệm vụ năm 2021,  triển khai nhiệm vụ năm 2022

Đại hội Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra chỉ tiêu kết nạp từ 900 đảng viên trở lên, trong đó các doanh nghiệp kết nạp trên 400 đảng viên. Trong 02 năm đầu nhiệm kỳ, 2020, 2021, đã tổ chức 10 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp cho 659 quần chúng, trong đó 184 quần chúng trong doanh nghiệp; kết nạp được 517 đảng viên, trong đó 171 đảng viên trong doanh nghiệp [so với chỉ tiêu kết nạp hằng năm đều vượt so với kế hoạch đề ra]. Việc kết nạp đảng viên được thực hiện đúng quy trình chặt chẽ, tiến hành kiểm tra nhận thức của quần chúng trước khi kết nạp, vì vậy vừa đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nhìn chung đảng viên mới kết nạp được nâng lên về chất lượng, nhất là về trình độ học vấn, có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong trong học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh. Có thể nói công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối đã có sự chuyển biến tích cực, đảm bảo chất lượng, số lượng và chặt chẽ về tiêu chuẩn, phấn đấu vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra.

Đồng chí Nguyễn Trọng Vân, Phó Bí thư Đảng ủy Khối
phát biểu tại buổi làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy về công tác phát triển đảng viên

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân còn gặp một số khó khăn, hạn chế, đó là:
Một số chủ doanh nghiệp và người lao động chủ yếu quan tâm đến việc phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống; một số doanh nghiệp bố trí thời gian lao động theo ca kíp, cường độ lao động có thời điểm tăng cao nên ngoài giờ làm việc công nhân muốn được nghỉ ngơi, không muốn tham gia hoạt động khác do các tổ chức trong doanh nghiệp phát động; địa bàn hoạt động của doanh nghiệp và nơi cư trú của công nhân phân tán… tạo ra bất cập, khó khăn trong công tác vận động, bồi dưỡng người lao động phấn đấu, rèn luyện để được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Một số tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp chưa phát huy tốt vai trò, chức năng trong công tác tham mưu xây dựng Đảng, đoàn thể, trong đó có việc thuyết phục, bồi dưỡng, rèn luyện, tạo nguồn phát triển đảng viên.
Cấp ủy trong một số doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức công tác phát triển đảng viên, nhất là người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh; một số chủ doanh nghiệp chưa quan tâm, chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, một số ít chủ doanh nghiệp cho rằng việc phát triển đảng trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Do vậy, lực lượng người lao động trong các doanh nghiệp rất lớn nhưng việc phát triển đảng viên hằng năm chưa nhiều.

Lễ kết nạp đảng viên tại Chi bộ Trạm đường sông số 2 - 3,
 Đảng bộ Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh

Để đạt được chỉ tiêu về công tác kết nạp đảng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong thời gian tới, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, cấp ủy cơ sở, các đoàn thể trong doanh nghiệp cùng với sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ công nhân và người lao động, trong đó cần tập trung các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò vị trí tổ chức Đảng trong doanh nghiệp. Đặc biệt là Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân;  các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần có chuyên đề nghiên cứu, đánh giá thực chất vai trò của tổ chức đảng, chất lượng đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân, từ đó xây dựng, ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thứ hai, tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo vai trò lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh: Ban hành quy chế phối hợp giữa cấp ủy với lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể, nêu cao trách nhiệm của của cấp ủy viên trong việc thực hiện công tác xây dựng đảng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; tích cực nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên đồng thời với rà soát, sàng lọc đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư.
Thứ ba, tạo điều kiện, linh hoạt về hình thức, phương pháp, thời gian cho các tổ chức cơ sở đảng trong thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng: Nhất là học tập các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của đảng; mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng; mở các lớp đối tượng kết nạp đảng, đảng viên mới ngoài giờ, theo địa bàn hoạt động của các tổ chức đảng trong doanh nghiệp; quan tâm thực hiện tốt chế độ, chính sách cho cấp ủy cơ sở tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác xây dựng đảng, quần chúng và đảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, tham gia quá trình xây dựng, thẩm định hồ sơ kết nạp Đảng.
Thứ tư, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan nhất là đoàn thể trong việc phát động các phong trào thi đua, qua đó phát hiện, tạo nguồn; lựa chọn những người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia các phong trào của cơ quan, đoàn thể, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn để phân công đảng viên tuyên truyền, giác ngộ cho quần chúng động cơ, mục đích vào Đảng đúng đắn, giới thiệu cho chi bộ bồi dưỡng, kết nạp. Bên cạnh đó cần xây dựng tổ chức đoàn thể nhất là công đoàn có đầu mối hoạt động đồng nhất để thuận tiện trong việc lãnh đạo của cấp ủy; định kỳ biểu dương các tổ chức cơ sở đảng làm tốt công tác phát triển đảng viên, biểu dương đảng viên hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong các doanh nghiệp tư nhân.
Thứ năm, cấp ủy các cấp hằng năm xây dựng kế hoach phát triển đảng viên; kịp thời giới thiệu quần chúng ưu tú tham gia các lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng; nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác kết nạp đảng. Coi công tác phát triển đảng là một trong những tiêu chí xếp loại tổ chức đảng hằng năm.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng - Thực tiễn tại miền Trung-Tây Nguyên

[ ĐCSVN] - Thực hiện chủ trương “Thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng”, tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã kết nạp được trên 100 chủ doanh nghiệp tư nhân [DNTN] vào Đảng. Đây là chủ trương mới cần được quan tâm trong bối cảnh kinh tế tư nhân đã và đang giữ vai trò quan trọng.

Thực hiện chủ trương “Thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng” theo Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW, ngày 30/01/2013 của Ban Tổ chức Trung ương, tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã kết nạp được trên 100 chủ doanh nghiệp tư nhân [DNTN] vào Đảng. Con số này còn khiêm tốn so với hàng trăm nghìn DNTN trên địa bàn.

Đây là chủ trương mới cần được quan tâm trong bối cảnh kinh tế tư nhân đã và đang giữ vai trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII.

Những kết quả từ thực tiễn

Là những người trực tiếp làm công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số những chủ DNTN luôn bày tỏ niềm vinh dự khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Họ luôn cố gắng để thực hiện tốt vai trò của người đảng viên trong lãnh đạo doanh nghiệp phát triển, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy sản Thông Thuận - ông Trương Hữu Thông [Cam Ranh, Khánh Hòa] sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, có cha mẹ đều là những đảng viên lão thành. Nguyện vọng suốt bao năm của vị doanh nhân này là được đứng vào hàng ngũ của Đảng, tiếp nối truyền thống gia đình. Ngày 12/8/2014, tại Khu công nghiệp Suối Dầu, ông vinh dự được tuyên thệ dưới cờ Đảng trong Lễ kết nạp đảng viên. Từ đó đến nay, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của đảng viênTrương Hữu Thông luôn làm ăn hiệu quả, đóng góp đầy đủ cho ngân sách, làm tốt công tác an sinh xã hội và phát triển được thêm nhiều đảng viên mới.

Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Phú YênNguyễn Thị Minh Hiền

chúc mừng chủ DNTN được kết nạp Đảng

Theo đồng chí Trần Xuân Lãm, Phó Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh hiện có 9 chủ DNTN được kết nạp Đảng. Còn ở Thừa Thiên Huế, theo Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Lê Hữu Hùng, tỉnh đã xây dựng đề án chú trọng đối tượng kết nạp Đảng là Giám đốc DNTN, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên hợp danh công ty hợp danh và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần.

Đảng ủy Khối đã tổ chức mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho các quần chúng ưu tú thuộc loại hình này vào các ngày thứ bảy, chủ nhật để tạo điều kiện về thời gian cho doanh nghiệp và tiến hành các bước theo quy định. Kết quả sau hơn 3 năm thực hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ DNTN vào Đảng, từ năm 2013 đến nay, Thừa Thiên Huế kết nạp được 3 đảng viên là chủ DNTN vào Đảng. Riêng thành phố Đà Nẵng, từ năm 2013 đến nay đã kết nạp được 27 chủ DNTN vào Đảng, nâng tổng số đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố là 66 người. Các chủ doanh nghiệp được kết nạp vào Đảng tập trung ở hai loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận Lê Thị Hải Duyên cho biết, sau khi có chủ trương của Đảng, nhất là Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW, tỉnh Bình Thuận đã tích cực triển khai thực hiện việc kết nạp chủ DNTN vào Đảng và đã kết nạp được 9 chủ DNTN; trong đó có đảng viên Võ Huy Hoàng, Tổng giám đốc công ty Rau quả Bình Thuận là một điển hình. Từ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng đến nay, đảng viên này luôn tích cực, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, quảng bá sản phẩm đặc sản trái thanh long của tỉnh ra thế giới. Đảng viên Vũ Huy Hoàng xúc động chia sẻ: “Tôi đã mơ ước được trở thành đảng viên từ khi còn trẻ. Lúc đó, đơn giản nghĩ là tuổi trẻ cần phải sống có lý tưởng. Tôi nhìn thấy lý tưởng của mình trong những đảng viên xung quanh tôi, những người có trách nhiệm, gương mẫu từ chính nơi tôi sống, nhưng đành chỉ mơ thôi vì tôi là chủ DNTN. Tới năm 1993, khi tỉnh Bình Thuận có chủ trương kết nạp chủ DNTN vào Đảng, tôi viết đơn ngay”. Trong lá đơn gửi tới Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận, ông Hoàng viết: “Tôi muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng để phát triển mạnh hơn đội ngũ đảng viên trong doanh nghiệp, tôi cam kết sẽ phụng sự Nhân dân, phục vụ sự phát triển đất nước, thề sẽ sống có trách nhiệm với doanh nghiệp, với người lao động, với cộng đồng…”.

Kết quả bước đầu ở Bình Thuận cho thấy, chủ trương kết nạp chủ DNTN vào Đảng đang nhận được sự ủng hộ của các cấp ủy và sự quan tâm của đông đảo doanh nhân.

Còn ở tỉnh Ninh Thuận, tuy đã kết nạp được 137 đảng viên trong các DNTN nhưng mới chỉ có 2 chủ DNTN được kết nạp Đảng tính từ năm 2013 đến nay.

Ở Phú Yên, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Thị Minh Hiền cho biết, triển khai thực hiện Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, một số chủ DNTN chưa muốn vào Đảng hoặc nếu thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp của mình thì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như phải tham gia hội họp mất thời gian. Có đơn vị thì chủ DNTN và quần chúng đều muốn phối hợp để làm công tác phát triển đảng, tiến tới thành lập tổ chức đảng nhưng tại doanh nghiệp lại không có đảng viên nên rất khó cho công tác phát triển đảng tại những doanh nghiệp này.

Ở tỉnh Gia Lai, theo báo cáo của Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, trong hơn 3 năm qua, đã kết nạp được 126 đảng viên mới trong DNTN nhưng chủ doanh nghiệp thì chưa có.

Còn tại tỉnh Đăk Lăk hiện có 5.642 DNTN, 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 230 hợp tác xã. Trong khi đó, mới chỉ có 74 tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước với hơn 1.100 đảng viên, trong đó đảng viên là chủ DNTN cũng không nhiều.

Ở Kon Tum, nhiệm vụ này được giao cho các huyện ủy, thành ủy nên Đảng ủy Khối doanh nghiệp không kết nạp được chủ DNTN nào.

Ở Nghệ An, sau gần 4 năm thực hiện Đề án phát triển đảng viên là chủ DNTN giai đoạn 2014-2020, toàn tỉnh đã thành lập được 21 tổ chức cơ sở đảng trong DNTN, trong đó đã có 10 chủ DNTN được kết nạp vào Đảng.

Trong quá trình thực hiện chủ trương thí điểm “Kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng” theo Hướng dẫn số 17- HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương cho thấy, tại tỉnh Bình Thuận, các chủ doanh nghiệp tư nhân được kết nạp vào Đảng đều phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên; trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các DNTN có chủ doanh nghiệp được kết nạp vào Đảng đều hoạt động hiệu quả, chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kinh doanh đúng pháp luật; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, có chính sách thu hút, quan tâm đến người lao động, không có tình trạng đình công, biểu tình trong doanh nghiệp. Đồng thời, những nơi chủ DNTN là đảng viên cũng đã phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị- xã hội trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở

Tuy nhiên, phải thẳng thắng nhìn nhận rằng, kết quả thực hiện chủ trương “Kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng” ở khu vực miền Trung -Tây Nguyên trong những năm qua còn có những hạn chế. Đó là, số đảng viên là chủ DNTN đủ tiêu chuấn được kết nạp vào Đảng chưa nhiều. Nhiều DNTN vẫn còn trắng đảng viên.

Theo Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận Phùng Hữu Cư, sau 3 năm thực hiện Hướng dẫn số 17 HD/BTCTW, Bình Thuận kết nạp được 9 đảng viên là chủ DNTN trong tổng số trên hơn 3.000 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ [chỉ 0,2%]. Kết quả đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan, song chủ yếu là do công tác tuyên truyền, tạo nguồn, vận động chủ DNTN tự nguyện, phấn đấu vào Đảng còn hạn chế, chưa đúng trọng tâm, trọng điểm.

Thực tế cho thấy, khi triển khai thực hiện chủ trương kết nạp chủ DNTN vào Đảng sẽ gặp một số khó khăn cơ bản như sau:

Một là, việc thí điểm kết nạp chủ DNTN đủ tiêu chuẩn vào Đảng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp chỉ coi trọng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, ít chú ý đến công tác phát triển đảng viên. Phần lớn công nhân, người lao động trong doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà không thiết tha phấn đấu trở thành đảng viên. Bên cạnh đó, sự biến động thường xuyên về nguồn lao động của các doanh nghiệp cũng là trở ngại lớn cho công tác tạo nguồn kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức đảng.

Bên cạnh đó, một số cấp ủy, nhất là ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương của Đảng nên việc tuyên truyền, vận động còn thiếu tính thuyết phục, hiệu quả chưa cao. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở một số cấp ủy cơ sở chưa đi vào chiêu sâu. Việc nắm bắt tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, người lao động chưa đầy đủ và kịp thời nên công tác phát triển đảng chưa được quan tâm đúng mức.

Hai là, về công tác thẩm tra, xác minh lý lịch và các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định: Do đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh như dịch vụ, thương mại và du lịch; xây dựng, giao thông vận tải... nên nhiều doanh nghiệp đăng ký nhiều trụ sở ở các địa phương khác nhau, dẫn đến việc thẩm tra, xác minh lý lịch cho quần chúng là chủ DNTN nơi quần chúng đó cư trú hoặc nơi doanh nghiêp đặt trụ sở gặp khó khăn. Mặt khác, nhiều chủ DNTN chưa hiểu đúng vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp; bản thân chủ doanh nghiệp thường xuyên không có mặt tại nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở; một số chủ doanh nghiệp thường xuyên đi công tác xa đã tạo nên tâm lý không muốn, hoặc không dám xác nhận lý lịch cho đối tượng là chủ DNTN.

Ba là, về quy trình kết nạp: Việc kết nạp chủ DNTN vào Đảng có thể sẽ gặp những khó khăn khi thực hiện quy trình theo quy định của các văn bản hiện hành. Cụ thể là ở những doanh nghiệp đã có tổ chức đảng và tổ chức công đoàn, do đặc điểm chủ DNTN không được kết nạp để trở thành đoàn viên công đoàn nên tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp không được đại diện và thay thế một đảng viên chính thức cùng hoạt động [công tác, lao động, học tập...] ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở. Ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng, điều này còn khó khăn hơn khi cần phải có hai đảng viên chính thức giới thiệu quần chúng vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân, công tác phát triển Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước và kết nạp chủ DNTN vào Đảng chưa đạt yêu cầu đề ra một phần do công tác tuyên truyền chưa được thực hiện đúng mức, hiệu quả; phần khác, nhiều cơ sở thiếu linh hoạt trong các bước thực hiện, hoặc chưa tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, cho người lao động.

Kiến nghị, đề xuất với Trung ương

Từ thực tiễn có thể khẳng định rằng, chủ trương kết nạp chủ DNTN vào Đảng là đúng đắn và cần thiết. Có thể thấy vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân là một vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn là vấn đề chính trị cốt yếu. Vì vậy, Đảng ta chủ trương thực hiện thí điểm “Kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng” nhằm tiếp tục nghiên cứu chính sách xây dựng đội ngũ đảng viên; gắn với xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong các DNTN. Thông qua thực hiện thí điểm chủ trương này để thấy rõ những ưu điểm và hạn chế; trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, đề xuất chủ trương, giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, các cấp ủy đảng khi thực hiện chủ trương này cần chỉ đạo chặt chẽ, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, thủ tục theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.

Kết nạp chủ DNTN vào Đảng và việc thừa nhận đảng viên làm kinh tế tư nhân, trong đó có chủ DNTN đã được Đảng ta khẳng định trong văn kiện Đại hội XII. Tuy nhiên, việc kết nạp chủ DNTN vào Đảng là hoạt động mới của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Đa số ý kiến cho rằng, việc kết nạp đảng viên không được hẹp hòi, nhưng phải thận trọng, chắc chắn, coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, bảo đảm chặt chẽ về điều kiện, nguyên tắc và thủ tục nhằm ngăn chặn những kẻ cơ hội, nhất là cơ hội chính trị, tìm cách chui vào các tổ chức của Đảng.

Trong quá trình thực hiện thí điểm, vẫn còn những ý kiến khác nhau về chủ trương này. Đa số ý kiến đồng ý thí điểm, một số còn đề nghị kết thúc thí điểm, tổ chức tổng kết và thực hiện ngay việc kết nạp chủ DNTN trong toàn Đảng như đề nghị của Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế...

Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa X “Về đảng viên làm kinh tế tư nhân”, Ban Tổ chức Trung ương cần tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chủ trương, giải pháp phù hợp để xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước nói chung, trong đó có việc kết nạp chủ DNTN vào Đảng. Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng trong các loại hình doanh nghiệp cho phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện hoạt động hiện nay./.

Nguyễn Văn Chiến

Video liên quan

Chủ Đề