Tính năng của trang web là gì?

Cấu tạo và chức năng của website được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp. Từ những website giới thiệu công ty đến những website thương mại điện tử.

Trong thời đại số công nghệ 4.0 như hiện nay. Website càng ngày càng phát triển hơn từ website nói về các ứng dụng trong kinh doanh [CRM]. Đến các ứng dụng quản lý công việc, xây dựng quy trình hành chính, văn bản…

  • Website là gì?
  • Trang web là gì?
  • Cấu tạo và hoạt động của website
    • Cấu tạo của website
    • Website hoạt động như thế nào?
    • Thành phần giao diện của website
    • Các trang chính ở một website cần có
    • Tóm lại

Website là một tập hợp trang web [webpage] thường nằm trong 1 tên miền hoặc tên miền phụ trên world wide web của hệ thống internet. Mỗi website là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập dùng bằng giao thức HTTP or HTTPS.

Website còn gọi là trang web hoặc trang mạng, và nội dung liên quan được xác định bằng một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất một máy chủ web. Các ví dụ đáng chú ý là các website wikipedia.org, google.com và amazon.com.

Theo wikipedia

Khi cho rằng môi trường internet là thị trường cung cấp các kênh thông tin. Thì website sẽ là một cửa hàng hay là một văn phòng đại diện của công ty.

Website có chức năng cung cấp thông tin giới thiệu về hình ảnh, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp/tổ chức. Hay cũng có thể là các blog chia sẻ những kiến thức bổ ích trong cuộc sống.

Ví dụ: các website học tiếng anh miễn phí như: //vi.duolingo.com/

Do đó cấu tạo của website chính là bộ mặt quan trọng của bất cứ đơn vị, tổ chức nào. Người dùng có thể tương tác qua các kênh trực tuyến với website.

Tóm lại chúng ta thấy rằng các loại website được xây dựng và hoạt động với nhiều mục đích. Ví dụ như website bán hàng, website giới thiệu, website tin tức, website bệnh viện, website trường, website cá nhân,….

Trang web là gì?

Khi truy cập vào một website nào đó sẽ có các nội dung như: trang giới thiệu, trang liên hệ, sản phẩm, dịch vụ… mỗi trang như vậy sẽ có một đường link riêng, đó chính là một trang web [webpage].

Trang web [tiếng Anh là webpage]: là một tập hợp các văn bản, hình ảnh, tệp tin tài liệu thích hợp với World Wide Web và được thực thi ở trình duyệt web. Một trình duyệt hiển thị một trang web trên màn hình máy tính hay các thiết bị di động. Trang web, thường được xem là một tập tin, viết bằng mã HTML hay các ngôn ngữ đánh dấu tương tự. Các trình duyệt web chứa nhiều các phần tử tài nguyên web như: CSS, kịch bản phía máy khách, và hình ảnh, nhằm thể hiện cho một trang web.

Theo wikipedia

Trang web là thuật ngữ chỉ một tập hợp các trang thông tin. Trang web liên kết lại với nhau để thể hiện các dạng thông tin như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,…

Ví dụ: Trang web như một bộ máy tính gồm màn hình, CPU, bàn phím, chuột, loa, máy in…. Khi chúng kết hợp lại với nhau tạo nên bộ máy vi tính.

Do đó có nhiều loại trang web khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Những trang web tin tức như vnexpress.net, dantri.com.vn đến những trang web thương mại điện tử như: amazone.com, shopee.vn, lazada.vn. Rồi đến các trang web mạng xã hội như facebook.com, twitter.com, instagram.com…

Cấu tạo và hoạt động của website

Cấu tạo của website

Website có cấu tạo cơ bản gồm có các trang con [webpage]. Website gồm các tệp tin có dạng html hoặc xhtml, lưu trữ trên máy tính chủ. Thông tin dữ liệu đăng trên website có các dạng như văn bản, hình ảnh, video,…

VD. Khi mình truy cập vào website vnexpress.net, thì thiết bị mình truy cập có thể là mobile hoặc máy tính. Từ các thiết bị của mình thông qua đường truyền internet để truy cập vào máy chủ để đọc thông tin.

Khi truy cập từ dình duyệt của bạn như Chrome, Cốc cốc, irefox,… vào trang //vnexpress.net/triet-ly-lam-bong-da-4370904.html. Bạn sẽ đọc những thông tin trên thiết bị của bạn như máy tính hay điện thoại. Thông tin hiển thị là một bài viết nói về triết lý làm bóng đá.

Website hoạt động như thế nào?

Website hoạt động sẽ dựa vào các thành phần sau:

  • Mã nguồn [Source Code]: thiết kế một website cũng giống như việc thiết kế một ngôi nhà. Khi đó lập trình viên sẽ là kiến trúc sư để tạo nên mã nguồn. Từ những mã nguồn sẽ tạo dựng lên một ngôi nhà.
  • Lưu trữ web [Web Hosting]: Ngoài bản vẽ hoàn hảo và đầy đủ nguyên liệu để thi công. Ngôi nhà đó cần có một mảnh đất để có thể tiến hành xây dựng. Hosting sẽ là mảnh đất đó để lưu trữ xây dựng website.
  • Tên miền [Domain]: sau khi có một ngôi nhà cần có một địa chỉ cụ thể. Địa chỉ này bạn có thể lấy theo ý tưởng của bạn miễn là chưa ai dùng đó là tên miền. Tên miền của website để người dùng ở nơi khác có thể truy cập vào trang web của bạn.
  • Kết nối mạng [Internet]: đường truyền mạng cũng tương đương như hệ thống giao thông. Người dùng muốn vào website của bạn thì cần có kết nối internet. Khi đó website mới có thể hoạt động trên môi trường online.

Thành phần giao diện của website

Mỗi website sẽ có phong cách giao diện riêng. Điều đó tùy thuộc vào nhu cầu của ý tưởng của người sở hữu. Tuy nhiên phần giao diện website cần có các khối chức năng. Sau đây là bố cục thường thấy ở giao diện trang chủ website.

Header: phần đầu của website và thường là nơi hiển thị trên tất cả webpage [trang con]. Khối này thường hiển thị logo, hotline, menu, thanh tìm kiếm, giỏ hàng, ngôn ngữ, đăng ký/ đăng nhập…

Carousel/Slider: nằm dưới header là không gian để thiết kế hình ảnh doanh nghiệp. Ở đó doanh nghiệp có thể bố trí sản phẩm/dịch vụ hay các nút kêu gọi hành động [ Call to Action – CTA].

Ví dụ: Website của bạn ở lĩnh vực hải sản. Bạn sẽ thiết kế những hình ảnh giới thiệu về các loại hải sản của bạn. Và bạn sẽ thiết kế loại Cua, Hàu chuyên của cửa hàng của bạn. Sau đó bạn thêm nốt “Liên hệ ngay”, “Gọi ngay”,… trên hình để thuận tiện cho người dùng.

Content: để có website chất lượng nội dung [content] cung cấp phải hữu ích cho người dùng. Nội dung có thể ở dưới các dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, đường link,…

Content chất là thể hiện được sự quan tâm từ người dùng giúp website tăng thứ hạng. Bởi được nhiều người truy cập vào để đọc thông tin.

Footer: nằm phía cuối website, gồm các khối chưa thông tin thuộc bản quyền, các liên kết nhanh, kết nối mạng xã hội,…

Các trang chính ở một website cần có

Khi bạn truy cập vào website một công ty hay một cửa hàng. Bạn nhận thấy chúng có cấu tạo và nội dung khác nhau. Nhưng đa số website mà bạn truy cập đều có những trang chính như sau:

Trang chủ: là ấn tượng đầu tiên của website đối với người dùng. Trang chủ trình bày ngắn gọn những thông tin chia sẻ với người dùng. Từ những câu nói slogan, đến lĩnh vực hoạt động, kinh doanh. Để người dùng biết được website của bạn là gì?

Trang giới thiệu & liên hệ: trang giới thiệu sẽ chia sẻ chi tiết về lĩnh vực của bạn. Ở đó sẽ có những thông tin hữu ý với người dùng. Từ đó họ có thể là khách hàng tiềm năng trong tương lai của bạn.

Ví dụ: Công ty của bạn sản xuất nấm đông trùng hạ thảo. Bạn chia sẻ về lịch sử thành lập, quy trình, chứng chỉ, triết lý kinh doanh, định hướng tương lai. Từ đó khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá và hiểu hơn về công ty bạn.

Trang sản phẩm: hiển thị chi tiết từng sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra còn có những lời kêu gọi hành động để người dùng quyết định mua hàng.

Mời bạn xem thêm: Thiết kế website bán hàng

Trang blog: là các trang có nội dung chi tiết và hữu ích với khách hàng. Nội dung chia sẻ thường hướng đến sản phẩm dịch vụ của website. Từ đó khách hàng hiểu hơn về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Tóm lại

Đến đây mình xin tổng kết cấu tạo website gồm các trang con [webpage]. Được xây dựng từ mã nguồn [Source Code] và chạy trên hosting. Người dùng truy cập vào tên miền qua internet đến hosting để vào website.

Xin cảm ơn các Anh/Chị đã tham khảo bài viết cấu tạo của website của Webaoe. Nếu có chỗ nào còn thiếu sót, xin các Anh/Chị góp ý ở phía dưới để hoàn thiện bài viết hơn.

Post Views: 277

Chủ Đề