Tra cứu cuộc gọi nhỡ khi tắt máy Viettel

Tháng đầu tiên đăng ký dịch vụ

  1. Cách đăng ký/hủy dịch vụ:

Đăng ký:

  • Cách 1:  soạn DK gửi 193
  • Cách 2: Bấm *098*21# bấm OK

Hủy:

Để hủy dịch vụ: soạn HUY gửi 193

  2. Cách sử dụng dịch vụ:

  • Tính năng thông báo bật máy
    • Đăng ký, soạn:  THEM Sodienthoainhan gửi 193
    • Xóa từng số, soạn:  XOA Sodienthoainhan gửi 193
    • Tra cứu danh sách số điện thoại nhận thông báo bật mã, soạn: DS gửi 193
    • Xem hướng dẫn sử dụng, soạn:  HD gửi 193
    • Hủy bỏ, soạn: XOA DS  gửi  193
  • Tính năng tra cứu thông tin các cuộc gọi nhỡ
    • Để tracứu thông tin cuộc gọi nhỡ trong ngày, soạn: DSCG gửi 193.
    • Để tra cứu thông tin cuộc gọi nhỡ trong 7 ngày gần nhất, soạn: DSCG 7 gửi 193.
    • Để tra cứu thông tin cuộc gọi nhỡ trong 15 ngày gần nhất, soạn: DSCG 15 gửi 193.
    • Để tra cứu thông tin cho một ngày nào đó, soạn: DSCG ddmmyyyy gửi 193.

dd:  ngày, mm: tháng, yyyy: năm.

Ví dụ: DSCG 07102013 là tra cứu cho ngày 07/10/2013.

  • Đăng ký định dạng nhận bản tin MCA
    • Để đăng ký định dạng tổng hợp tất cả các cuộc gọi, soạn:  MCA TH gửi 193
    • Để đăng ký định dạng chi tiết từng cuộc gọi, soạn: MCA CT gửi 193
  • Tính năng nhận bản tin Báo cuộc gọi nhỡ qua Email
    • Đăng ký địa chỉ Email: soạn DK EM   gửi 193. Sau khi đăng ký địa chỉ email thành công, hệ thống sẽ gửi thông báo về địa chỉ email, khách hàng truy cập vào địa chỉ email để lấy mã xác nhận. Sau đó nhắn tin xác nhận.
    • Xác nhận địa chỉ Email: XN EM   gửi 193
    • Thay đổi địa chỉ Email: TD EM   gửi 193
    • Kiểm tra Email: KT EM gửi 193
    • Hủy tính năng: HUY EM  gửi 193
  • Tính năng đăng ký số phụ nhận bản tin Báo cuộc gọi nhỡ
    • Đăng ký số phụ, soạn DK SP  gửi 193. Sau khi đăng ký, hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo kèm theo mã xác nhận về số phụ. Sử dụng số phụ để:
      • Nhắn tin xác nhận về việc đăng ký số phụ nhận bản MCA soạn  XN SP  gửi 193
      • Thay đổi số phụ: TD SP  gửi 193
      • Kiểm tra số phụ: KT SP gửi 193
    • Sau khi xác nhận số phụ thành công, hệ thống tự động bật số, khi có bản tin cuộc gọi nhỡ sẽ gửi về cả số chính và số phụ. Trường hợp muốn tạm thời tắt chức năng nhận thông báo của số phụ, thao tác:
      • Cách 1: Thao tác từ số chính A: soạn SP OFF gửi 193
      • Cách 2: Thao tác từ số phụ B: soạnSP OFF  gửi 193
    • Để bật số phụ trở lại, thao tác:
      • Từ số chính A: soạn SP ON gửi 193
      • Từ số phụ B: soạn SP ON gửi 193
    • Hủy tính năng: soạn HUY SP gửi 193
  • Tính năng Tích hợp với danh bạ điện thoại
    • Đăng ký, soạn DK DB gửi 193
    • Thêm số điện thoại vào danh bạ, soạn THEM DB  gửi 193
    • Xoá số điện thoại khỏi danh bạ, soạn XOA DB …  gửi 193
    • Xoá tất cả số điện thoại trong danh bạ, soạn XOA DB TC gửi 193
    • Hủy tính năng, soạn HUY DB gửi 193
  • Tính năng thiết lập khoảng thời gian ngừng nhận bản tin Thông báo cuộc gọi nhỡ
    • Đăng ký, soạn NGUNG  gửi 193 [lưu ý thời gian theo định dạng 24h]
    • Ví dụ: Muốn cài đặt ngừng thời gian nhận bản tin trong ngày từ 10h31' đến 12h46, soạn tin NGUNG 1031 1246 gửi 193
    • Thay đổi thời gian ngừng nhận bản tin, soạn TD NGUNG   gửi 193
    • Kiểm tra khoảng thời gian ngừng nhận bản tin: KT NGUNG gửi 193.
    • Hủy tính năng, soạn HUY NGUNG gửi 193

Khoảng thời gian ngừng sẽ được duy trì trong các ngày tiếp theo nếu không hủy đi.

Lưu ý: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc mà khách hàng cấu hình sẽ được làm tròn  xuống thời gian tối đa là 5 phút

Ví dụ: Khách hàng đăng ký thời gian 10:31 đến 12:46

Thời gian hệ thống làm tròn trả về sẽ là: từ 10h30 đến 12h45

IV. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu 1: Khi tôi bật máy tôi muốn thông báo cho những người đã từng gọi đến cho tôi trong thời gian tắt máy có được không? Cách làm như thế nào? Có mất phí hay không?

Quý khách có thể thông báo lại cho những người đã gọi đến số điện thoại của mình trong thời gian tắt máy. Để thực hiện tính năng này, Quý khách soạn tin nhắn: THEM Sodienthoainhan gửi 193

Lưu ý:

  • Số điện thoại: Nhập số điện thoại bạn muốn thông báo cho họ khi Bạn bật máy
  • Bạn phải nhập từng số điện thoại mà bạn muốn thông báo [không giới hạn tối đa bao nhiêu số, chỉ giới hạn 160 ký tự trong 1 tin nhắn]
  • Số điện thoại nhập đầy đủ cả số
  • Miễn phí khi đăng ký tính năng này.

Câu 2: Tính năng thông báo bật máy mang lại lợi ích gì?

Thông báo bật máy là tính năng tiện ích của dịch vụ MCA, giúp thông báo cho người đã gọi đến[ trong thời gian máy điện thoại của Quý khách không liên lạc được] biết thuê bao của Quý khách đã bật máy trở lại để họ có thể liên lạc ngay với Quý khách.

Câu 3: Bản tin MCA là gì? Có mấy loại bản tin MCA trả về cho khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ này?

  • Bản tin MCA là bản tin được gửi về máy di động của Quý khách dưới dạng tin nhắn SMS. Bản tin này thông báo cho Quý khách biết các cuộc gọi Quý khách bị nhỡ trong thời gian máy không liên lạc được [tắt máy, hết PIN, ngoài vùng phủ sóng].
  • Có 2 loại bản tin MCA:
    • Bản tin tổng hợp: Đây là dạng bản tin thông báo tất cả các cuộc gọi nhỡ bao gồm các thuê bao gọi, thời gian gọi trong một tin nhắn trả về cho khách hàng. Để đăng ký, soạnMCA TH gửi 193
    • Bản tin chi tiết: Đây là dạng bản tin thông báo từng cuộc gọi nhỡ chi tiết theo thuê bao gọi, thời gian gọi trong một tin nhắn trả về cho khách hàng. Để đăng ký, soạn MCA CT gửi 193

Câu 4. Tôi liên hệ ở đâu để được biết thêm thông tin và hỗ trợ trực tiếp?

Để biết thông tin về dịch vụ Quý khách có thể gọi đến trung tâm CSKH bằng hai cách:

  • Cách 1: Gọi đến số trả lời tự động 18008198 và làm theo hướng dẫn của hệ thống [miễn phí cho thuê bao của Viettel]
  • Cách 2: Gọi đến số 19008198 gặp trực tiếp điện thoại viên để tư vấn [200 VNĐ/phút]

Đôi khi bạn cần xem lại các cuộc gọi đến, gọi đi trong một khoảng thời gian nào đó nhưng bạn lại chưa biết cách thức thực hiện, vậy thì hãy tìm hiểu 3 cách tra cứu lịch sử cuộc gọi Viettel có kết quả ngay không tốn phí trong bài viết này gồm: tra cứu lịch sử ngay trên điện thoại, tra cứu qua Web Portal, tra cứu qua ứng dụng My Viettel.

– Các dòng điện thoại hiện nay đều hỗ trợ lưu các cuộc gọi đến và gọi đi trong khoảng thời gian nhất định, một số dòng iphone còn lưu lại lịch sử cuộc gọi trong 30 ngày bao gồm: Cuộc gọi đến, cuộc gọi đi, cuộc gọi nhỡ…bạn có thể chọn “Gần đây” để tra cứu.

– Ngoài ra cũng có một số ứng dụng hỗ trợ lưu trữ lịch sử cuộc gọi như: “Call History Manager” nếu dùng android hoặc “Kuaidial” trên IOS để quản lý lưu trữ lịch sử cuộc gọi lâu hơn.

– Khi muốn tra cứu lịch sử các cuộc gọi đi của Viettel bạn hãy truy cập vào website Vietteltelecom.vn và thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Dùng số điện thoại đăng nhập vào Web Portal Vietteltelecom.vn
Đăng nhập vào Web Portal Vietteltelcom.vn
  • Bước 2: Chọn mục tra cước, chọn mốc thời gian để tra cước cuộc gọi Viettel, rồi bấm Tra cứu
Chọn mục tra cước, chọn mốc thời gian tra cước cần xem
  • Bước 3: Xem kết quả trả về, trong danh sách sẽ có các cuộc gọi đi đến số thuê bao nào và cước phí cụ thể ra sao
Kết quả tra cứu lịch sử cuộc gọi Viettel

– Nếu bạn đã cài đặt và đăng ký My Viettel cho điện thoại thì việc tra cứu lịch sử cuộc gọi rất dễ dàng qua các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng My Viettel
  • Bước 2: Tại màn hình đầu tiên sau khi đăng nhập chọn “Tra cước
  • Bước 3: Chọn thời gian muốn xem cước phí
  • Bước 4: Chọn cước gọi thoại nội mạng/ngoại mạng. Nếu hệ thống yêu cầu nhập mã OTP thì bạn hãy nhập để xem các cuộc gọi đi đã thực hiện nhé.
Kênh ứng dụng My Viettel, quản lý dịch vụ tiện lợi

– Với cách tra cứu lịch sử cuộc gọi my Viettel này bạn chỉ có thể tra được các cuộc gọi đi, không tra cứu được các cuộc gọi mà thuê bao đã nhận tương tự như Web Portal ở trên.

Hy vọng 3 cách tra cứu lịch sử cuộc gọi Viettel trong bài viết này sẽ giúp cho các bạn sớm tìm được cuộc gọi mong muốn, hãy thường xuyên truy cập viettel4glte.com để tìm hiểu thêm các thông tin hướng dẫn hữu ích, cũng như các khuyến mãi ới nhất của Viettel nhé!

Video liên quan

Chủ Đề