Xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin 2022

Báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở Việt Nam năm 2020 vừa được Bộ TT&TT công bố. Vị trí dẫn đầu ở khối bộ, ngành, địa phương tiếp tục là Bộ Tài chính, Thông tấn xã Việt Nam và Đà Nẵng.

Là ấn phẩm do Vụ CNTT [Bộ TT&TT] và Hội Tin học Việt Nam chủ trì biên soạn, Báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở Việt Nam – Vietnam ICT Index 2020 cung cấp thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam. Đồng thời, đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT dựa trên cơ sở số liệu thu thập được từ các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty cùng các ngân hàng thương mại.

Báo cáo Vietnam ICT Index 2020 hiện đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT và Hội Tin học Việt Nam.

Riêng với khối bộ ngành, địa phương, báo cáo Vietnam ICT Index 2020 được xây dựng dựa trên hệ thống chỉ số phát triển Chính phủ điện tử – EGDI của Liên hợp quốc, với 4 thành phần chính gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng nội bộ và dịch vụ công trực tuyến.

Top 10 bộ, ngành dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index 2020.

Cụ thể, theo kết quả xếp hạng, ở nhóm 17 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công, 3 vị trí dẫn đầu về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT tiếp tục thuộc về Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

So với năm ngoái, Bộ TT&TT tăng 1 bậc, vươn lên xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng nhờ việc cải thiện điểm ở chỉ số ứng dụng CNTT, đặc biệt là chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến. Bộ TT&TT và Bộ Y tế hiện là 2 bộ đã đưa 100% dịch vụ công lên trực tuyến mức 4.

Trong khi Bộ Công Thương tăng 5 bậc để lọt vào Top 5, Bộ KH&CN và Bộ Giao thông Vận tải đều tăng 3 bậc để có tên trong Top 10 [các vị trí thứ 8 và thứ 10]; thì Bộ GD&ĐT giảm 4 bậc từ vị trí thứ 7 xuống vị trí thứ 11, còn Bộ Nội vụ giảm tới 13 bậc từ vị trí thứ 4 xuống vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng.

Xếp hạng của 7 cơ quan trực thuộc Chính phủ không có dịch vụ công, theo báo cáo Vietnam ICT Index 2020.

Ở nhóm 7 cơ quan thuộc Chính phủ không có dịch vụ công, dẫn đầu vẫn là Thông tấn xã Việt Nam. Đây cũng là đơn vị xếp vị trí số 1 trong 2 kỳ đánh giá, xếp hạng chỉ số ICT Index trước đó. Các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng của nhóm này lần lượt thuộc về Ủy ban Dân tộc, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Với nhóm 63 địa phương, 3 vị trí dẫn đầu tiếp tục thuộc về Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Quảng Ninh. Đây là lần thứ 12 thành phố Đà Nẵng giữ vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, điểm số của Đà Nẵng không còn cách biệt quá lớn so với các tỉnh, thành phố khác. Với việc đạt chỉ số chung 0,8147, tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì chắc chắn ở vị trí thứ 2 và đang nỗ lực vươn lên bám đuổi Đà Nẵng.

Top 10 địa phương dẫn đầu về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng ICT Việt Nam 2020.

Trong khi đó, Cần Thơ đã tăng 6 bậc để vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM cùng tăng 2 bậc, lần lượt xếp các vị trí thứ 5 và thứ 6 trong bảng xếp hạng của các tỉnh, thành phố.

Năm vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng của nhóm tỉnh, thành phố là Điện Biên, Tuyên Quang, Kon Tum, Cao Bằng và Lai Châu.

Với bảng xếp hạng chỉ số ICT Index 2020 của 34 ngân hàng thương mại, 5 vị trí dẫn đầu lần lượt là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], ngân hàng Tiên Phong, ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam [Techcombank], ngân hàng Nam Á và ngân hàng Việt Á.

Trong 13 tập đoàn, tổng công ty tham gia xếp hạng, dẫn đầu là tập đoàn Điện lực Việt Nam, bốn vị trí tiếp theo thuộc về Tổng công ty quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp.

Trong năm thứ 5 báo cáo Vietnam ICT Index thực hiện đánh giá, xếp hạng các địa phương trên cả nước về Chỉ số công nghiệp CNTT, TP.HCM đã vượt Hà Nội để vươn lên vị trí dẫn đầu. Các vị trí tiếp theo trong Top 10 địa phương có chỉ số công nghiệp CNTT năm 2020 cao là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bình Dương và Cần Thơ.

10 địa phương dẫn đầu về chỉ số công nghiệp CNTT năm 2020.

Chỉ số công nghiệp CNTT của các địa phương được đánh giá theo 3 chỉ số thành phần gồm: chỉ số sản xuất CNTT [sản xuất phần cứng, điện tử, sản xuất phần mềm và nội dung số], chỉ số dịch vụ CNTT; chỉ số kinh doanh, phân phối CNTT. Việc đánh giá, xếp hạng này, theo nhóm soạn thảo Vietnam ICT Index 2020, là nhằm phản ánh vai trò then chốt của công nghiệp CNTT nói chung và doanh nghiệp ICT nói riêng với nền kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, hướng tới xây dựng một Việt Nam số thịnh vượng.

Theo ICTNews

Nhảy đến nội dung

Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin 2020

Thứ Tư, 11:28, 28/04/2021

Hội Tin học Việt Nam và Vụ Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Việt Nam [Vietnam ICT Index] 2020. Theo đó, Đà Nẵng tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước với điểm số 0.9238, vị trí thứ hai là Thừa Thiên Huế với chênh lệch 12%.

Trong đó, về chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, Đà Nẵng đã gia tăng khoảng cách và bỏ xa hầu hết các tỉnh, thành phố khác. Trong top 10 trên bảng xếp hạng, ngoài Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, lần lượt là các tỉnh, thành là Quảng Ninh, Cần Thơ, TP.HCM, Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh và Ninh Thuận.

Một góc thành phố Đà Nẵng

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng được xếp thứ 5 trên toàn quốc về Chỉ số Công nghiệp công nghệ thông tin, sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Bảng xếp hạng Vietnam ICT Index được thực hiện từ năm 2005 là chỉ số đánh giá toàn diện mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trên cả nước hằng năm. Bộ chỉ số Vietnam ICT Index được phân thành nhóm chỉ số về: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến và đánh giá về công nghiệp công nghệ thông tin của địa phương với trên 100 chỉ tiêu và được thực hiện điều tra, thống kê và đánh giá, kiểm tra độc lập.

Qua 16 năm đánh giá, xếp hạng từ 2005 đến nay, thành phố Đà Nẵng được đánh giá Nhất khối tỉnh/thành liên tiếp 12 năm [2009 đến nay] thể hiện việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin khả hiệu quả và được quan tâm duy trì, cập nhật liên tục; kết quả trên cũng tạo tiền đề, huy vọng cho một giai đoạn tiếp theo của thành phố: giai đoạn nâng tầm thành chuyển đổi số toàn diện theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông thành phố Đà Nẵng cho biết, năm nay, chỉ số ứng dụng của Đà Nẵng gấp đôi so với chỉ số ứng dụng của địa phương kế tiếp. Điều này chứng tỏ Đà Nẵng đã tập trung triển khai trên nhiều ứng dụng để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

“Đà Nẵng đứng nhất so với các địa phương khác nhưng so với nhu cầu thành phố, nhu cầu người dân và doanh nghiệp còn rất nhiều việc để làm. Theo chỉ đạo của UBND thành phố trong triển khai "Thành phố thông minh", Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành địa phương phải tập trung ứng dụng trên điện thoại di động thông minh để người dân dễ dàng sử dụng thuận lợi hơn trong dịch vụ công của thành phố”, ông Trần Ngọc Thạch cho biết thêm./.

VOV.VN - Sáng 24/3, Sở Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông ký kết chương trình phối hợp về việc nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền, quảng bá; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch Thủ đô giai đoạn 2021-2025. 

VOV.VN - Sáng 24/3, Sở Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông ký kết chương trình phối hợp về việc nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền, quảng bá; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch Thủ đô giai đoạn 2021-2025. 

VOV.VN - Hiện nay, khoảng 20 doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực. Các vị trí đang thiếu hụt là lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin, nhân viên thiết kế, nhân viên kỹ thuật...

VOV.VN - Hiện nay, khoảng 20 doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực. Các vị trí đang thiếu hụt là lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin, nhân viên thiết kế, nhân viên kỹ thuật...

VOV.VN - Bảo hiểm xã hội [BHXH] Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2017, 2018, 2019 giữ vị trí đứng đầu các cơ quan thuộc Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT].

VOV.VN - Bảo hiểm xã hội [BHXH] Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2017, 2018, 2019 giữ vị trí đứng đầu các cơ quan thuộc Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT].

Video liên quan

Chủ Đề