Trắc nghiệm Sinh học 8 học kì 2

Ngày nay, sự phát triển của bộ môn Sinh học đã giúp cho nhiều ngành công nghiệp mới phát triển theo, nhất là các ngành như Công nghệ Sinh học hay Công nghê di truyền. Chính vì sức ảnh hưởng to lớn đó mà Sinh học trở thành môn quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Sinh học là môn học gần gũi với đời sống thường ngày. Học môn Sinh giúp các em biết được tại sao cây lại nở hoa, bộ não con người hoạt động như thế nào,...

Đối với các em học sinh có định hướng trở thành bác sĩ, nhà nghiên cứu sinh vật,... thì việc bồi đắp đam mê, kiến thức môn Sinh học ngay từ khi còn là học sinh THCS là điều rất cần thiết, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 8 bởi kì thi chuyển cấp sẽ đến trong 2 năm tới. Nhằm hỗ trợ các em trong việc học tập, Sytu.vn xin giới thiệu Bộ đề trắc nghiệm Sinh học 8. Đây sẽ là công cụ giúp các em học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết.

Chương 1: Khái quát về cơ thể người

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 1: Bài mở đầu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 3: Tế bào
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 4: Mô
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận động

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 7: Bộ xương
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 10: Hoạt động của cơ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động
  • Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa kì 1 có đáp án

Chương 3: Tuần hoàn

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 17: Tim và mạch máu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Chương 4: Hô hấp

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 21: Hoạt động hô hấp
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 22: Vệ sinh hô hấp

Chương 5: Tiêu hóa

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa
  • Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 có đáp án

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 31: Trao đổi chất
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 32: Chuyển hóa
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 33: Thân nhiệt
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 34: Vitamin và muối khoáng
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 35: Ôn tập học kì I
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần

Chương 7: Bài tiết

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài tiết nước tiểu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 39: Bài tiết nước tiểu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 40: Vệ sinh hệ Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 42: Vệ sinh da
  • Đề thi Sinh học lớp 8 Giữa học kì 2 có đáp án

Chương 9: Thần kinh và giác quan

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 45: Dây thần kinh tủy
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 47: Đại não
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 50: Vệ sinh mắt
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội tiết

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 58: Tuyến sinh dục
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh sản

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 65: Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 8: Bài 66: Ôn tập - Tổng kết
  • Đề thi Học kì 2 Sinh học lớp 8 có đáp án

PAGE 1

Câu hỏi trách nghiệm sinnh 8 học kỳ II

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Câu 1. Sản phẩm bài tiết của thận là gì?

A. Nước mắt      B. Nước tiểu

C. Phân      D. Mồ hôi

Câu 2. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?

A. Ống dẫn nước tiểu

B. Ống thận

C. Ống đái

D. Ống góp

Câu 3. Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng ?

A. Một tỉ      B. Một nghìn

C. Một triệu      D. Một trăm

Câu 4. Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ ?

A. Ống thận

B. Ống góp

C. Nang cầu thận

D. Cầu thận

Câu 5. Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là

A. bóng đái.

B. thận.

C. ống dẫn nước tiểu.

D. ống đái.

Câu 6. Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây ?

A. Ống góp

B. Ống thận

C. Cầu thận

D. Nang cầu thận

Câu 7. Cầu thận được tạo thành bởi

A. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.

B. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.

C. một búi mao mạch dày đặc.

D. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.

Câu 8. Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái ?

A. Bàng quang

B. Thận

C. Ống dẫn nước tiểu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9. Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu [trừ khí cacbônic].

A. 80%      B. 70%

C. 90%      D. 60%

Câu 10. Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết ?

A. Ruột già      B. Phổi

C. Thận      D. Da

Đáp án

1. B2. A3. C4. B5. B6. A7. C8. A9. C10. A

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Câu 1. Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu ?

A. Cơ vòng ống đái

B. Cơ lưng xô

C. Cơ bóng đái

D. Cơ bụng

Câu 2. Trong quá trình tạo thành nước tiểu, giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP ?

A. Bài tiết tiếp

B. Hấp thụ lại

C. Lọc máu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu ?

A. 1,5 lít      B. 2 lít

C. 1 lít      D. 0,5 lít

Câu 4. Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Bể thận

C. Ống thận

D. Nang cầu thận

Câu 5. Có bao nhiêu cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái ?

A. 2      B. 1

C. 3      D. 4

Câu 6. Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây ?

A. Hồng cầu

B. Nước

C. Ion khoáng

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7. Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Crêatin

C. Axit uric

D. Nước

Câu 8. Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ

A. sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.

B. sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.

C. sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của prôtêin xuyên màng.

D. lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.

Câu 9. Thông thường, lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện ?

A. 50 ml      B. 1000 ml

C. 200 ml      D. 600 ml

Câu 10. Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu ?

A. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết

B. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu

C. Không chứa các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn

D. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng

Đáp án

1. B2. C3. A4. B5. A6. A7. D8. B9. C10. CBài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Câu 1. Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại.

B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.

C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.

D. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.

Câu 2. Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Axit uric

C. Ôxalat

D. Xistêin

Câu 3. Loại thức ăn nào dưới đây chứa nhiều ôxalat – thủ phạm hàng đầu gây sỏi đường tiết niệu?

A. Đậu xanh      B. Rau ngót

C. Rau bina      D. Dưa chuột

Câu 4. Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ?

A. Uống nhiều nước

B. Nhịn tiểu

C. Đi chân đất

D. Không mắc màn khi ngủ

Câu 5. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Đi tiểu đúng lúc

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Giữ gìn vệ sinh thân thể

D. Uống đủ nước

Câu 6. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ?

A. Ăn quá mặn, quá chua

B. Uống nước vừa đủ

C. Đi tiểu khi có nhu cầu

D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc

Câu 7. Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí

B. Vi sinh vật gây bệnh

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Các chất độc có trong thức ăn

Câu 8. Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ?

A. Thủy ngân      B. Nước

C. Glucôzơ      D. Vitamin

Câu 9. Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?

A. Bài tiết nước tiểu

B. Lọc máu

C. Hấp thụ và bài tiết tiếp

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10. Ca ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm nào ?

A. 1963      B. 1954

C. 1926      D. 1981

Đáp án

1. B2. A3. C4. B5. B6. A7. A8. A9. C10. ABài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da

Câu 1. Trong cấu tạo của da người, các sắc tố mêlanin phân bố ở đâu ?

A. Tầng tế bào sống

B. Tầng sừng

C. Tuyến nhờn

D. Tuyến mồ hôi

Câu 2. Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì ?

A. Dự trữ đường

B. Cách nhiệt

C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng

Câu 3. Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì ?

A. Tuyến nhờn

B. Mạch máu

C. Sắc tố da

D. Thụ quan

Câu 4. Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau ?

A. Cơ co chân lông

B. Lớp mỡ

C. Thụ quan

D. Tầng sừng

Câu 5. Ở người, lông và móng sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của

A. tầng sừng.

B. tầng tế bào sống.

C. cơ co chân lông.

D. mạch máu.

Câu 6. Ở người, lông không bao phủ ở vị trí nào dưới đây ?

A. Gan bàn chân

B. Má

C. Bụng chân

D. Đầu gối

Câu 7. Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước ?

A. Thụ quan

B. Tuyến mồ hôi

C. Tuyến nhờn

D. Tầng tế bào sống

Câu 8. Cảm giác nóng, lạnh ta có được trên da là do hoạt động chức năng của thành phần nào mang lại ?

A. Thụ quan

B. Mạch máu

C. Tuyến mồ hôi

D. Cơ co chân lông

Câu 9. Lông mày có tác dụng gì ?

A. Bảo vệ trán

B. Hạn chế bụi bay vào mắt

C. Ngăn không cho mồ hôi chảy xuống mắt

D. Giữ ẩm cho đôi mắt

Câu 10. Da có vai trò gì đối với đời sống con người ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Bảo vệ cơ thể

C. Điều hòa thân nhiệt

D. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài

Đáp án

1. A2. B3. C4. D5. B6. A7. C8. A9. C10. ABài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 42: Vệ sinh da

Câu 1. Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da ?

A. 85%      B. 40%

C. 99%      D. 35%

Câu 2. Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào ?

A. Lông và bao lông

B. Tuyến nhờn

C. Tuyến mồ hôi

D. Tầng tế bào sống

Câu 3. Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?

A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao

B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức

C. Tắm nắng vào sáng sớm [6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông]

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4. Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh ?

A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng

B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt

C. Tắm nắng vào buổi trưa

D. Thường xuyên mát xa cơ thể

Câu 5. Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì ?

A. Tránh để da bị xây xát

B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ

C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da

D. Tập thể dục thường xuyên

Câu 6. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ?

A. Ếch      B. Bò

C. Cá mập      D. Khỉ

Câu 7. Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da ?

A. Tả

B. Sốt xuất huyết

C. Hắc lào

D. Thương hàn

Câu 8. Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây ?

A. Uốn ván

B. Tiêu chảy cấp

C. Viêm gan A

D. Thủy đậu

Câu 9. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây ?

A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch

B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng

C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch

D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn

Câu 10. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần

C. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt

D. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa

Đáp án

1. A2. B3. D4. D5. B6. A7. C8. A9. C10. ABài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh

Câu 1. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Tiểu não

B. Trụ não

C. Tủy sống

D. Hạch thần kinh

Câu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?

A. Cấu tạo

B. Chức năng

C. Tần suất hoạt động

D. Thời gian hoạt động

Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

A. hạch thần kinh.

B. dây thần kinh.

C. cúc xináp.

D. nơron.

Câu 4. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục ?

A. 4      B. 3

C. 2      D. 1

Câu 5. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ?

A. Thân nơron      B. Sợi trục

C. Sợi nhánh      D. Cúc xináp

Câu 6. Nơron có chức năng gì ?

A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh

B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích

C. Trả lời các kích thích

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7. Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não ?

A. 1 tỉ tế bào

B. 100 tỉ tế bào

C. 1000 tỉ tế bào

D. 10 tỉ tế bào

Câu 8. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Không có khả năng phân chia

B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục

C. Có nhiều sợi trục

D. Có một sợi nhánh

Câu 9. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ?

A. Giữa các bao miêlin

B. Đầu sợi nhánh

C. Cuối sợi trục

D. Thân nơron

Câu 10. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não ?

A. Bài tiết nước tiểu

B. Co bóp dạ dày

C. Dãn mạch máu dưới da

D. Co đồng tử

Đáp án

1. D2. B3. D4. D5. B6. A7. C8. A9. C10. ABài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 45: Dây thần kinh tủy

Câu 1. Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy ?

A. 31 đôi

B. 12 đôi

C. 26 đôi

D. 15 đôi

Câu 2. Rễ trước của tủy sống còn có tên gọi khác là gì ?

A. Rễ li tâm

B. Rễ cảm giác

C. Rễ vận động

D. Rễ hướng tâm

Câu 3. Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào ?

A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác.

B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động

C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác

D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động

Câu 4. Rễ sau ở tủy sống là

A. rễ cảm giác hoặc rễ vận động.

B. rễ vừa có chức năng cảm giác, vừa có chức năng vận động.

C. rễ vận động.

D. rễ cảm giác.

Câu 5. Khi tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không

B. Chi sau bên phải không co nhưng co các chi còn lại

C. Tất cả các chi đều co

D. Tất cả các chi đều không co

Câu 6. Khi tiến hành cắt rễ sau liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên trái của ếch rồi kích thích bằng HCl 1%, hiện tượng gì sẽ xảy ra ?

A. Chi sau bên phải co, các chi còn lại thì không

B. Tất cả các chi đều không co

C. Tất cả các chi đều co

D. Chi sau bên trái không co nhưng co các chi còn lại

Câu 7. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ?

A. Vì nó bao gồm cả bó sợi thần kinh hướng tâm [cảm giác] và bó sợi thần kinh li tâm [vận động]

B. Vì nó vừa thu nhận, vừa trả lời kích thích

C. Vì nó vừa chịu sự chi phối của hệ thần kinh sinh dưỡng, vừa chịu sự điều khiển của hệ thần kinh vận động

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Ở tủy sống, rễ trước có vai trò gì ?

A. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm

B. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương

C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9. Ở tủy sống, rễ sau có vai trò gì ?

A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương

B. Phân tích và xử lí các kích thích tiếp nhận được từ cơ quan thụ cảm

C. Dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10. Thành phần nào dưới đây là một bộ phận của dây thần kinh tủy ?

A. Rễ vận động

B. Hạch thần kinh

C. Lỗ tủy

D. Hành não

Đáp án

1. A2. C3. D4. D5. B6. B7. A8. C9. A10. ABài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian

Câu 1. Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não ?

A. Tủy sống

B. Hạch thần kinh

C. Não trung gian

D. Tiểu não

Câu 2. Liền phía sau trụ não là

A. não giữa.      B. đại não.

C. tiểu não.      D. hành não.

Câu 3. Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống ?

A. Não trung gian

B. Não giữa

C. Cầu não

D. Hành não

Câu 4. Trụ não không bao gồm cấu trúc nào dưới đây ?

A. Hành não      B. Cầu não

C. Não giữa      D. Tiểu não

Câu 5. Bộ phận nào dưới đây được cấu tạo bởi chất trắng bao ngoài, chất xám nằm bên trong ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Trụ não

C. Tiểu não

D. Đại não

Câu 6. Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì ?

A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.

B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.

C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.

D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

Câu 7. Bộ phận nào của não là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường truyền cảm giác từ dưới đi lên não ?

A. Cầu não

B. Tiểu não

C. Não giữa

D. Não trung gian

Câu 8. Con người có tất cả bao nhiêu đôi dây thần kinh não ?

A. 6 đôi      B. 31 đôi

C. 12 đôi      D. 24 đôi

Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, nhân xám của … là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát của các dây thần kinh não.

A. tiểu não

B. não trung gian

C. trụ não

D. tiểu não

Câu 10. Khi phá hủy một phần của bộ phận nào dưới đây, ếch sẽ nhảy và bơi loạng choạng ?

A. Cuống não      B. Tiểu não

C. Hành não      D. Cầu não

Đáp án

1. C2. C3. D4. D5. B6. B7. D8. C9. C10. BBài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 47: Đại não

Câu 1. Mỗi bán cầu đại não ở người được phân chia thành mấy thùy ?

A. 2      B. 4

C. 5      D. 3

Câu 2. Vỏ não được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào có hình dạng như thế nào ?

A. Hình tháp

B. Hình nón

C. Hình trứng

D. Hình sao

Câu 3. Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu ?

A. 2300 – 2500 cm2

B. 1800 – 2000 cm2

C. 2000 – 2300 cm2

D. 2500 – 2800 cm2

Câu 4. Vỏ não người có bề dày khoảng

A. 1 – 2 mm.

B. 2 – 3 mm.

C. 3 – 5 mm.

D. 7 – 8 mm.

Câu 5. Ở vỏ não người, rãnh đỉnh là nơi ngăn cách

A. thùy chẩm với thùy đỉnh.

B. thùy trán với thùy đỉnh.

C. thùy đỉnh và thùy thái dương.

D. Thùy thái dương và thùy chẩm.

Câu 6. Vùng thị giác nằm ở thùy nào của vỏ não ?

A. Thùy chẩm

B. Thùy thái dương

C. Thùy đỉnh

D. Thùy trán

Câu 7. Ở người, vùng chức năng nào dưới đây nằm ở thùy trán ?

A. Vùng vị giác

B. Vùng hiểu tiếng nói

C. Vùng vận động ngôn ngữ

D. Vùng thính giác

Câu 8. Khi nói về cấu tạo của đại não, phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong

B. Chất xám bao bọc bên ngoài, chất trắng nằm bên trong tạo thành các nhân nền

C. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong

D. Chất trắng bao bọc bên ngoài, chất xám nằm bên trong tạo thành các nhân nền

Câu 9. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, hơn … bề mặt của vỏ não nằm trong các khe và rãnh.

A. 4/5      B. 3/4

C. 2/3      D. 5/6

Câu 10. Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở

A. hành tủy hoặc tủy sống.

B. não trung gian hoặc trụ não.

C. tủy sống hoặc tiểu não.

D. tiểu não hoặc não giữa.

Đáp án

1. B2. A3. A4. B5. B6. A7. C8. A9. C10. A

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng

Câu 1. Hệ thần kinh giao cảm ở người được phân chia thành mấy phân hệ ?

A. 4      B. 3

C. 5      D. 2

Câu 2. Trung ương của phân hệ thần kinh giao cảm là các nhân xám ở sừng bên tủy sống phân bố từ

A. đốt tủy ngực V đến đốt tủy thắt lưng II.

B. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III.

C. đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng II.

D. đốt tủy ngực III đến đốt tủy thắt lưng I.

Câu 3. Ở người, hai chuỗi hạch nằm dọc hai bên cột sống thuộc về

A. phân hệ đối giao cảm và hệ thần kinh vận động.

B. hệ thần kinh vận động.

C. phân hệ đối giao cảm.

D. phân hệ giao cảm.

Câu 4. Khi nói về phân hệ đối giao cảm, nhận định nào sau đây là chính xác ?

A. Trung ương nằm ở đại não

B. Sợi trục của nơron trước hạch ngắn

C. Nơron sau hạch có bao miêlin.

D. Sợi trục của nơron sau hạch ngắn

Câu 5. Trung ương của phân hệ đối giao cảm nằm ở bộ phận nào dưới đây ?

1. Đại não

2. Trụ não

3. Tủy sống

4. Tiểu não

A. 2, 3

B. 1, 4

C. 1, 2

D. 3, 4

Câu 6. Các hạch của phân hệ đối giao cảm nằm ở đâu ?

A. Nằm gần cơ quan phụ trách

B. Nằm gần tủy sống

C. Nằm gần trụ não

D. Nằm liền dưới vỏ não

Câu 7. Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng

A. tương tự nhau.

B. giống hệt nhau.

C. đối lập nhau.

D. đồng thời với nhau.

Câu 8. Tác dụng sinh lý nào dưới đây thuộc về phân hệ đối giao cảm ?

A. Dãn mạch máu ruột

B. Dãn mạch máu đến cơ

C. Dãn đồng tử

D. Dãn cơ bóng đái

Câu 9. Khi tác động lên các cơ quan, phân hệ giao cảm gây ra phản ứng nào dưới đây ?

A. Co phế quản nhỏ

B. Tăng tiết nước bọt

C. Giảm nhu động ruột

D. Giảm lực co tim và nhịp tim

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh sinh dưỡng ở người là đúng ?

A. Sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.

B. Sợi sau hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.

C. Sợi trước hạch của phân hệ giao cảm và sợi sau hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin.

D. Sợi sau hạch của phân hệ giao cảm và sợi trước hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin

Đáp án

1. D2. B3. D4. D5. A6. A7. C8. A9. C10. ABài tập trắc nghiệm Sinh 8: Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

Câu 1. Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.

C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.

D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Câu 2. Dây thần kinh thị giác là

A. dây số I.

B. dây số IX.

C. dây số II.

D. dây số VIII.

Câu 3. Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp ?

A. 5 lớp      B. 4 lớp

C. 2 lớp      D. 3 lớp

Câu 4. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Tế bào nón

C. Tế bào que

D. Tế bào hạch

Câu 5. Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của

A. tế bào que.

B. tế bào nón.

C. tế bào hạch.

D. tế bào hai cực.

Câu 6. Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây ?

A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh

B. Ánh sáng mạnh và màu sắc

C. Ánh sáng yếu và màu sắc

D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc

Câu 7. Ở mắt người, điểm mù là nơi

A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.

B. nơi tập trung tế bào nón.

C. nơi tập trung tế bào que.

D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Câu 8. Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất ?

A. Màng giác

B. Thủy dịch

C. Dịch thủy tinh

D. Thể thủy tinh

Câu 9. Mống mắt còn có tên gọi khác là

A. lòng đen.

B. lỗ đồng tử.

C. điểm vàng.

D. điểm mù.

Câu 10. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.

A. t

Video liên quan

Chủ Đề