Trái cà na bán ở đâu

Miền Tây mùa nước nổi không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn xuất hiện nhiều loại cây trái đặc trưng, đậm chất miền quê. Vào thời điểm này, nếu bạn du lịch Miền Tây về các tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… sẽ bắt gặp một loại quả được bày bán khắp nơi, từ các khu chợ đến các xe hàng rong ven đường. Không gì khác đó chính là cà na, thức quà bình dị, mộc mạc của tự nhiên ban tặng và được người dân tận dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cà na không phải là loại quả có quanh năm mà nó có theo mùa vụ. Mùa cà na hay còn gọi là mùa trám xanh có vào khoảng tháng 8,9 đúng vào thời điểm lũ nước dâng cao tại vùng đồng bằng sông cửu long. Người dân miền Tây kể rằng, khi lũ về, nhiều cây trái không thể sống được qua mùa nước nổi nhưng chỉ riêng cây cà na lại có thể sống được mà còn cho ra những trái căng tròn, rất sum xuê.

Cà na cho trái giống như trái muỗn ở ngoài Bắc, có hình thuôn tròn, dài cỡ 2 lóng tay. Trái cà na có hình bầu dục, kích thước to gần bằng đầu ngón tay cái và lớp vỏ trơn láng căng mịn. Khi còn non, cà na có màu xanh mướt và ngả về vàng nhạt khi đạt đến độ chín. Mùa lũ về người dân miền Tây lại cùng nhau thu hoạch cà na để chế biến thành nhiều món cực kì hấp dẫn. Người ta dùng thanh tre dài, rung lắc cho chúng rơi xuống rồi nhặt về rửa sạch.

Cà na trộn

Đối với những ai “khoái” ăn chua thì cà na sống chấm muối ớt luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Chỉ cần đập hơi dập quả rồi chấm cùng muối ớt thôi thì vị chua chát cùng cái cay the trực trào cũng làm người ta say mê. Lấy một trái cà na chấm muối ớt cay cho vào miệng, chậm rãi thưởng thức hương vị chua thanh và mằn mặn hòa quyện vào nhau thì không gì tuyệt vời bằng.

Ngoài việc ăn cà na sống chấm muối ớt thì cà na còn chế biến nhiều món khác như cà na đập dập, cà na ngâm chua ngọt, cà na sên đường… mỗi món có vị riêng nhưng khi ăn vào sẽ làm chúng ta ghiền đấy, và đây cũng là món ăn thú vị cho những tín đồ ăn vặt! Cà na giàu vitamin C và canci cùng nhiều hoạt chất có ích cho cơ thể nên còn là vị thuốc chữa kiết lỵ, giải độc, say rượu, ho cảm lạnh, viêm họng…Món rượu cà na cũng không đụng hàng. Món ăn dân dã này là thực phẩm chức năng, rất thích hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người đứng tuổi bị suy nhược cơ thể.

Cà na ngâm đường

Cà na xóc muối tuy vẫn giữ nguyên cái chua chát nhưng lại hòa quyện thêm độ mằn mặn, cay nồng của ớt làm khơi dậy từng cung bậc vị giác. Còn ai “e dè” hơn thì lựa chọn cà na ngào đường để cảm nhận vị chua ngọt dung hòa một cách đầy lôi cuốn và quyến rũ. Thưởng thức cà na kiểu nào cũng phải đi kèm chén muối ớt trộn cay để tăng thêm phần kích thích. Bởi mới nói, từ một loại quả dại mà người miền Tây lại có thể “hô biến” tài tình thành nhiều hương đặc sắc.

Thưởng thức cà na kiểu nào cũng phải đi kèm chén muối ớt trộn cay

Vào thời gian này, khách du lịch nào về miền Tây cũng tìm kiếm những hộp cà na thơm ngon, hấp dẫn để làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Tuy không cầu kì về hình thức, hương vị cũng chẳng sang trọng nhưng cà na đã trở thành món ăn quê nhà tạo ấn tượng khó phai trong lòng thực khách.

ẩm thực Miền Tâytrái cà na

0 video

0 ảnh

30 ảnh

0 ảnh

1 ảnh

0 ảnh

Vào thời điểm này, nếu bạn du lịch Miền Tây về các tỉnh như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… sẽ bắt gặp một loại quả được bày bán khắp nơi, từ các khu chợ đến các xe hàng rong ven đường. Không gì khác đó chính là cà na, thức quà bình dị, mộc mạc của tự nhiên ban tặng và được người dân tận dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Không ai xác định được nguồn gốc cũng như thời điểm có mặt của cà na, chỉ biết đây là người bạn gắn liền với kí ước tuổi thơ của bao thế hệ nơi đây. Trái cà na có hình bầu dục, kích thước to gần bằng đầu ngón tay cái và lớp vỏ trơn láng căng mịn. Khi còn non, cà na có màu xanh mướt và ngả về vàng nhạt khi đạt đến độ chín.

Vào độ tầm tháng 8, tháng 9 Âm lịch, người dân miền Tây lại cùng nhau thu hoạch cà na để chế biến thành nhiều món cực kì hấp dẫn. Người ta dùng thanh tre dài, rung lắc cho chúng rơi xuống rồi nhặt về rửa sạch.

Đối với những ai “khoái” ăn chua thì cà na sống chấm muối ớt luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Chỉ cần đập hơi dập quả rồi chấm cùng muối ớt thôi thì vị chua chát cùng cái cay the trực trào cũng làm người ta say mê. Nhìn khuôn mặt nhăn nhó, hít hà của tụi nhỏ trông vô cùng buồn cười, một món ăn thôi mà đã tạo nên biết bao kỉ niệm đáng nhớ.

Đối với các bà mẹ khéo tay, cà na còn có thể đem đi ngào đường, xóc muối, ngâm nước mắm để lai rai những lúc thèm quà vặt. Mỗi kiểu chế biến khiến mang đến hương vị đặc sắc riêng biệt làm ai một lần ăn thử cũng nhớ mãi.

Cà na xóc muối tuy vẫn giữ nguyên cái chua chát nhưng lại hòa quyện thêm độ mằn mặn, cay nồng của ớt làm khơi dậy từng cung bậc vị giác. Còn ai “e dè” hơn thì lựa chọn cà na ngào đường để cảm nhận vị chua ngọt dung hòa một cách đầy lôi cuốn và quyến rũ.

Thưởng thức cà na kiểu nào cũng phải đi kèm chén muối ớt trộn cay the để tăng thêm phần kích thích. Bởi mới nói, từ một loại quả dại mà người miền Tây lại có thể “hô biến” tài tình thành nhiều hương đặc sắc.

Vào thời gian này, khách du lịch nào về miền Tây cũng tìm kiếm những hộp cà na thơm ngon, hấp dẫn để làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Tuy không cầu kì về hình thức, hương vị cũng chẳng sang trọng nhưng cà na đã trở thành món ăn quê nhà tạo ấn tượng khó phai trong lòng thực khách.

Công dụng tuyệt vời của trái cà na

Tuy “nhỏ” nhưng có “võ”, cà na tươi không chỉ là một loại trái ăn chơi mà nó còn mang lại những công dụng tuyệt cho sức khoẻ chúng ta.

Theo Đông y, trái cà na có vị chua ngọt, chát, tính ôn, không độc, vào 2 kinh phế và vị [phổi và dạ dày]. Công dụng của quả cà na được ghi chép trong nhiều sách y khoa như cuốn “Thực liệu bản thảo” hay “ Nhật hoa tử bản thảo”.

Có thể kể đến một số công dụng bất ngờ đến từ trái cà na sau:

  • Dùng để chữa sưng hầu, sưng amidan, ho nhiều
  • Trái cà na tươi còn xanh có thể dùng để giải độc rượu, chữa ngộ độc do cá độc, con dải.
  • Trái chín có tác dụng an thần, chữa động kinh.
  • Nhân hạt cà na có tác dụng trị giun và hóc xương.
  • Vỏ cây cà na dùng để trị dị ứng sơn, đau nhức răng.
  • Nhựa cây cà na được chưng cất để lấy tinh dầu dùng trong điều chế nước hoa, xà phòng,…

Bên cạnh đó, cà na còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao cho cơ thể như: canxi cao, sắt, vitamin C. Một số chất như thymol, P-cymene, nerol, geraniol, S-cadinene, B-caryophyllene, a-copaene, elemol,… Chính vì vậy cà na rất thích hợp cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và những người trung niên có cơ thể bị suy nhược.

Những bài thuốc quý từ trái cà na sống

Theo thông tin tổng hợp từ trang Hội Dược liệu Việt Nam cho hay cà na còn là một trong những dược liệu cho các bài thuốc cổ truyền giúp điều trị một số bệnh lý.

Chữa khô cổ, ho, mất ngủ

Dùng ngày 20 – 30 quả cà na [bỏ hột] đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống.

Chữa sốt cao, khô môi miệng, khát nước

Cà na làm sạch, bỏ cuống sau đó mang giã nát trái cà na vắt lấy nước uống hàng ngày.

Ho khản cổ

Cà na tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

Chữa kiết lỵ ra máu

Cà na và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày dùng 9g uống với nước cơm.

Ngộ độc cá nóc

Dùng trái cà na 30g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoại huyết.

Viêm tắc mạch máu

Dùng một vài trái cà na luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1 – 2 tháng.

Nước thanh nhiệt

Cà na tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0.5 lít nước trong 30 phút, lọc nước uống.

Cà na tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hỏa, hóa đàm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho. Để phát huy tác dụng bạn nên dùng khi còn nóng.

Video liên quan

Chủ Đề