Trẻ 7 tuổi cần uống bao nhiêu nước?

Ở độ tuổi này trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức được pha đúng tỉ lệ thì không cần phải uống thêm nước. Tuy nhiên, nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương hoặc đi ngoài phân táo bón thì trẻ nên uống thêm 100-200ml nước mỗi ngày.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ có nhu cầu nước khoảng 100ml trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày [ kể cả sữa]. Ví dụ, trẻ nặng 9kg thì cần uống 900ml nước mỗi ngày, nếu đã uống 700ml sữa rồi thì cần bổ sung thêm 200ml nước sạch tinh khiết có bổ sung khoáng chất nữa.

Trẻ trên 1 tuổi 

Trẻ nặng 10kg cần 1 lít nước mỗi ngày [ kể cả sữa], trẻ nặng hơn 10kg thì mỗi kg thêm 50ml nước.

Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau:

Lượng nước uống [ml] = 1.000ml + n x 50 [ n = số kg của trẻ -10]

Ví dụ, trẻ nặng 15kg thì lượng nước uống hàng ngày của trẻ là:

1.000 ml + [5 x 50ml] = 1.250 ml

Trường hợp trẻ đã uống được 500ml sữa rồi thì cần bổ sung thêm 750ml nước nữa.

Trẻ trên 10 tuổi 

Đối với trẻ trên 10 tuổi thì lượng nước uống bằng với người lớn [ khoảng 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày]

Hãy đảm bảo con bạn không bị thiếu nước. Bổ sung cho bé nguồn nước tinh khiết, sạch khuẩn.

Máy lọc nước RO Bamboo tự tin rằng có thể mang lại nguồn nước sạch tốt nhất cho trẻ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành.

Cùng với việc sử dụng 3 đến 4 lõi lọc thô kết hợp với màng RO máy lọc nước RO Bamboo có thể loại bỏ tới 99.9% vi khuẩn, virus, asen, kim loại nặng...có trong nước, mang tới nguồn nước hoàn toàn tinh khiết. Bên cạnh đó, máy lọc nước RO Bamboo còn được bổ sung thêm 5 lõi tạo khoáng giúp tạo độ ngon, ngọt và bổ sung thêm các khoáng chất cho cơ thể.

Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn có thể dễ dàng xác định lượng nước như thế nào là đủ cho con mình và lựa chọn một thiết bị lọc nước tốt nhất cho gia đình.

Theo  Thạc sĩ, Bác sĩ Châu Tố Uyên, khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng 1, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước trong ngày ở trẻ em như thời tiết nóng, mức độ hoạt động nhiều hay ít, tình trạng bệnh lý có sốt…Tuy nhiên, nếu trẻ em có sức khỏe bình thường thì các bậc cha mẹ chỉ cần tính lượng nước uống trong ngày của trẻ bằng cách đếm ly nước cho dễ nhớ, mỗi ly tương đương 250ml.

Trẻ 6 tuổi cần uống 6 ly nước mỗi ngày. Ảnh minh họa

Trẻ em ở từng độ tuổi sẽ có lượng nước uống như sau:

- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ không nên uống thêm nước. Lượng nước cần thiết cho trẻ được đến từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Với trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ có liên quan tới lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đã được cung cấp. Ngoài ra, trình trạng dinh dưỡng tổng quát, yếu tố sức khỏe và tăng trưởng của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng. Nguyên tắc chung của lượng nước uống trong độ tuổi này là từ nửa [1/2] ly đến một ly nước trong ngày [125ml đến 250ml].

- Với trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi. Chẳng hạn: Trẻ một tuổi nên uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly, trẻ 3 tuổi nên uống 3 ly…Cụ thể:

+ Trẻ 1 tuổi: 1 ly nước [1 ly =250ml]

+ Trẻ 2 tuổi: 2 ly nước

+ Trẻ 3 tuổi: 3 ly nước

+ Trẻ 4 tuổi: 4 ly nước

+ Trẻ 5 tuổi: 5 lý nước

+ Trẻ 6 tuổi: 6 ly nước

+ Trẻ 7 tuổi: 7 ly nước

+ Trẻ 8 tuổi trở lên: 8 ly nước

Đối với những trẻ sinh sống ở vùng khí hậu nóng hoặc khi trẻ chơi thể thao, chạy nhảy nhiều thì sẽ cần nhiều nước uống trong ngày hơn.

Trẻ không nên uống ừng ực nhiều nước một lúc mà nên uống từ từ, từng ngụm một. Ảnh minh họa

Nên tập cho trẻ thói quen uống nước một cách chủ động, uống nước ngay cả khi không khát, nên uống nước đã được đun sôi để nguội trong vòng từ 12 - 24 tiếng đồng hồ, không nên uống nước đã được để qua đêm.

Với những trẻ chơi thể thao, không nên uống nhiều nước một lúc mà nên uống từ từ, từng ngụm một vì đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dầy và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Trẻ em rất thích uống nước trong khi ăn nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Khi nhai, khoang miệng cũng tiết ra nước bọt cùng với dịch vị trong dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn, làm cho các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn trở thành chất dễ được hấp thụ. Nếu trước, trong và sau khi ăn mà uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng đến sự hấp thu tiêu hóa thức ăn.

Chủ Đề