Trong cntb độc quyền, qui luật giá trị có hình thức biểu hiện là gì?

• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí

nghiệp ngoài độc quyền.Các tổ chức độc quyền tìm mọi

cách chèn ép, chi phối, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc

quyền bằng nhiều biện pháp.

• Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.Loại

cạnh tranh này có nhiều hình thức:cạnh tranh giữa các

tổ chức độc quyền trong 1 ngành, kết thúc bằng 1 sự

thỏa hiệp hay bằng sự phá sản của 1 bên....

• Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. đó là

cạnh tranh để để giành thị trường tiêu thụ có lợi, giành tỷ

lệ cao hơn, cạnh tranh chiếm cổ phiếu, chiếm địa vị chủ

chốt trong độc quyền và phân chia lợi nhuận

b] Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy

luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTBĐQ

■Thứ nhất: trong giai đoạn CNTBĐQ quy luật giá trị được biểu

hiện thành quy luật giá cả độc quyền

-Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã

áp đặt giá cả độc quyền [thấp khi mua và cao khi bán]

-Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn ko thoát ly và ko phủ định

cơ sở của nó là giá trị, bởi vì xét trên phạm vi toàn xã hội thì:

Tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị; tổng số lợi nhuận vẫn bằng

tổng số giá trị thặng dư.

-Tức là những gì mà các tổ chức độc quyền thu được cũng là

cái mà tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở

chính quốc và thuộc địa mất đi.

→có thể hiểu trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị

biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. →không vi phạm

quy luật giá trị .

■Thứ hai: Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật

giá trị thặng dư trở thành quy luật lợi nhuận độc

quyền cao.

-Các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá

cả độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao. Do đó

quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu

hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn

CNTB độc quyền

-Như vậy, sự biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư

trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thành quy luật lợi

nhuận độc quyền cao chỉ là sự phản ánh quan hệ

thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả

các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế

giới.

6. Vận dụng vào nền kinh tế nước ta hiện nay

• Hiện nay do nền kinh tế nước ta phát triển theo kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế

nhiều thành phần, thực hiện chính sách mở cửa,

khuyến khích kinh tế tư nhân và kêu gọi đầu tư vốn

nước ngoài. Chính vì thế việc xuất hiện các tổ chức

độc quyền trong nước là không thể tránh khỏi.

• Tuy nhiên nhà nước cũng có những chính sách để

ngăn chặn hiện tượng độc quyền trong sản xuất và

lưu thông hàng hóa:

+ Phát triển cạnh tranh tự do nhằm tạo điều kiện để các

công ty phát triển tự do, bình đẳng, hạn chế độc

quyền

6. Vận dụng vào nền kinh tế nước ta hiện nay [tt]

+ Có sự quản lí và điều tiết của nhà nước trong các

hoạt động kinh tế nhằm điều hòa giá cả,định hướng

về sản lượng, tốc độ tăng trưởng, công ăn việc làm,

khống chế lạm phát, thực hiện tốt cán cân ngoại

thương

● Nhược điểm lớn nhất của độc quyền là dẫn đến cửa

quyền, chểnh mảng trong chăm sóc khách hàng vì

tồn tại độc lập, không có động lực cạnh tranh

● Ở nước ta hiện nay độc quyền còn tồn tại, điển hình

như tập đoàn EVN trong lĩnh vực cung cấp điện và

tập đoàn VNPT trong lĩnh vực viễn thông.

Câu trả lời gồm hai ý lớn dành cho câu hỏi: Thể hiện sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thăng dư trong giai đoạn độc quyền chủ nghĩa tư bản?

Các tổ chức độc quyền hình thành do chớnh sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng không vượt ra ngoài các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hoá nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.

1] Sự hoạt động của quy luật giá trị.

Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đó ỏp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị không cũn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là nhằm chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản thỡ tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất, thỡ trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.

2] Sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do đó, quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc. Như vậy, sự biểu hiện của quy luật giá trị thăng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là sự phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột tư bản độc quyền trong tất cả cỏc ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới.

Chủ Đề