Trông em Tiếng Anh là gì

PGS.TS Phạm Thùy Giang, Âm Ngữ Trị Liệu
Đại Học San Diego State, Hoa Kỳ

Đồng biên dịch: Nguyễn Lê Phương Khanh

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu Á Châu, được sử dụng bởi 100 triệu người tại Việt Nam và trên toàn thế giới [nhấn vào đây để biết thông tin về cộng đồng Việt Mỹ]. Thời gian gần đây, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về Rối loạn ngôn ngữ phát triển [RLNNPT, Developmental language disorder DLD] trong ngôn ngữ Tiếng Việt. Bước thiết yếu đầu tiên là nhận diện DLD ở trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, âm ngữ trị liệu vẫn còn là một ngành học mới tại Việt Nam, và DLD vẫn chưa được nhận biết rộng rãi. Để nhận diện trẻ em có DLD, chúng tôi sử dụng nhiều bài đo lường những kĩ năng ngôn ngữ của trẻ em và so sánh với trẻ em cùng lứa tuổi, đồng thời tham khảo ý kiến của phụ huynh và giáo viên hiểu rõ về trẻ nhất. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ tổng hợp lại thông tin về đặc điểm chung của trẻ em Việt Nam có DLD, cũng như những dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết rối loạn này.

Trẻ em Việt Nam khi có DLD, cũng như mọi trẻ em khác khi mắc DLD, đều gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ, mặc dù trẻ không hề có khuyết tật về giác quan hay trí tuệ. Bảng 1 cho thấy một số khác nhau giữa trẻ em với sự phát triển thông thường và trẻ em mắc DLD tại Việt Nam, tất cả đều ở độ 5 tuổi. Trẻ mắc DLD sẽ có vốn từ ít hơn, dùng câu ngắn hơn, cấu trúc câu đơn giản hơn và nhiều lỗi ngữ pháp hơn. Trẻ cũng sẽ gặp trở ngại trong việc lặp lại từ hoặc lặp lại thông tin trong câu.

Bảng 1. Đặc điểm ngôn ngữ chung của trẻ em Việt Nam mắc DLDBinh thường/ Điển hìnhDLDVốn từ diễn đạtĐúng 83%Đúng 59%Độ dài của câu nói7.5 âm tiết/câu4.8 âm tiết/câuĐộ phức tạp của câu1.2 mệnh đề/câu0.7 mệnh đề/câuĐộ chính xác về ngữ pháp88% câu đúng ngữ pháp49% câu đúng ngữ phápLặp lại nguyên câu82% câu đúng56% câu đúngLặp lại từ không có nghĩa61% âm tiết đúng43% âm tiết đúngTổng hợp từ Pham và đồng nghiệp, 2019, và Pham và Ebert, 2020

DLD có đặc điểm chung ở những ngôn ngữ khác nhau. Nhưng bên cạnh đó, trẻ em có DLD cũng mắc những lỗi đặc trưng theo từng ngôn ngữ mà trẻ được học. Trẻ em có DLD sẽ mắc lỗi về ngữ pháp giống như trẻ em bình thường, tuy vậy những lỗi của trẻ em có DLD có thể nhiều hơn và kéo dài lâu hơn. Vì thế, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự phát triển ngôn ngữ điển hình sẽ giúp chúng tôi nhận diện những lỗi thường mắc phải trong quá trình học Tiếng Việt, từ đó có thể suy luận những lỗi thường thấy ở trẻ mắc DLD.

Chỉ có một vài nghiên cứu về quá trình phát triển ngữ pháp Tiếng Việt. Qua những nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy một trong những lỗi thường gặp là bỏ sót loại từ. Loại từ là những từ đứng trước danh từ, nhằm cho biết thêm thông tin về danh từ đó. Ví dụ, loại từ con dùng để chỉ một vật thể sống. Ta không thể không dùng đến loại từ khi ta đếm, chẳng hạn như khi nói ba con gấu, không thể chỉ nói ba gấu. Trẻ em đơn ngữ Tiếng Việt thường bỏ sót loại từ ở độ tuổi mới biết đi hoặc tuổi mầm non. Trẻ em song ngữ, với tiếng mẹ đẻ là Tiếng Việt, có thể tiếp tục mắc lỗi này đến những năm đầu của tiểu học.

Kết quả ban đầu của chúng tôi cho thấy bỏ sót loại từ là một lỗi thường thấy ở trẻ em đơn ngữ Tiếng Việt mắc DLD ở mẫu giáo. Ví dụ:

  • Trẻ nói: Cậu bé làm rơi bóng.
  • Cách dùng đúng của người lớn: Cậu bé làm rơi quả bóng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi trẻ em mẫu giáo này để xem lỗi bỏ sót loại từ có kéo dài lâu hơn đối với trẻ mắc DLD hay không.

Để tóm lại, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết DLD ở người Việt. Hiện nay đã có thêm công cụ để đánh giá khả năng ngôn ngữ và lời nói trong Tiếng Việt [xem danh sách], trong đó có bộ công cụ đánh giá ngôn ngữ được chúng tôi phát triển và cung cấp miễn phí tại: //vietslp.sdsu.edu/. Những người đánh giá thuần thạo Tiếng Việt, hoặc người đánh giá có thông dịch viên người Việt, đều có thể sử dụng những công cụ nêu trên. Dù vậy, vẫn có nhiều việc phải làm để phục vụ nhu cầu lâm sàng của trẻ em người Việt mắc DLD trên khắp thế giới, cũng như cải thiện nghiên cứu về quá trình phát triển khả năng nói Tiếng Việt, chẩn đoán và điều trị DLD. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp tục tìm đến những dấu hiệu DLD trong Tiếng Việt cho trẻ nói đơn ngữ Tiếng Việt hay trong môi trường song ngữ.

Tài liệu tham khảo:
  1. Dam, Q.D., Pham, G., Potapova, I., & Pruitt-Lord, S. [2020]. Grammatical characteristics of Vietnamese and English in developing bilingual children. American Journal of Speech-Language Pathology, 29, 1212-1225. //doi.org/10.1044/2019_AJSLP-19-00146
  2. Pham, G. & Ebert, K. [2020]. Diagnostic accuracy of sentence repetition and nonword repetition for Developmental Language Disorder in Vietnamese. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 63, 15211536. //doi.org/10.1044/2020_JSLHR-19-00366
  3. Pham, G., Pruitt-Lord, S., Snow, C.E., Nguyen, H.T.Y., Phạm, B., Dao, T.B.T., Tran, N.B.T., Pham, L.T., Hoang, H.T., & Dam, Q.D. [2019]. Identifying developmental language disorder in Vietnamese children. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 62, 1452-1467. //dx.doi.org/10.1044/2019_JSLHR-L-18-0305
  4. Tran, J. [2010]. Child acquisition of Vietnamese classifier phrases. Journal of Southeast Asian Linguistics Society, 3, 111-137.

Video liên quan

Chủ Đề