Trưởng ban chỉ đạo tây bắc là ai

Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và đánh giá kết quả sau 13 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo, ngày 25/12, tại Yên Bái.

Cùng tham dự có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc; đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Uỷ viên Ban Chỉ đạo Tây Bắc; lãnh đạo các ban, bộ, ngành và địa phương.

Quang cảnh hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết, đồng chí Hầu A Lềnh cho biết: Năm 2017, kinh tế - xã hội trong vùng phát triển ổn định, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, hoạt động đối ngoại được tăng cường; hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, đổi mới cả về công tác lãnh chỉ đạo và phương thức hoạt động; công tác dân tộc, tôn giáo thực hiện có hiệu quả…

Năm 2017, vùng Tây Bắc đạt được nhiều kết quả tích cực mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là về thiên tai. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức khá, ước đạt 8,43%; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,75 triệu đồng, tăng 2,25 triệu đồng so với năm 2016. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, năm 2017 có thêm 106 xã được công nhận đạt chuẩn. Lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm. Công tác giáo dục, y tế có nhiều chuyển biến rõ nét, nhiều chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, an sinh xã hội được triển khai hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng từng bước được nâng lên. Công tác quản lý tài nguyên môi trường được tăng cường. Cải cách hành chính được đẩy mạnh theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí có nhiều chuyển biến tích cực, phát hiện và xử lý nghiêm nhiều vụ việc. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, giữ vững, khắc phục tình trạng thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc cũng còn không ít bất cập, tồn tại, hạn chế. Tình trạng di cư tự do và hoạt động của tội phạm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nhất là, trong năm 2017, các địa phương trong vùng Tây Bắc đã bị ảnh hưởng lớn của 10 đợt thiên tai, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản - đây là một tổn thất rất lớn, chưa thể khắc phục ngay trong một thời gian ngắn.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Bình ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của chính quyền các cấp, nhân dân các tỉnh vùng Tây Bắc trong năm 2017.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình cho rằng, để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Bắc - mảnh đất phên dậu của Tổ quốc, các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ðảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Tiếp tục đề xuất các cơ chế đặc thù để huy động các nguồn lực phục vụ kết nối hạ tầng giao thông trên địa bàn Tây Bắc với các tỉnh, thành phụ cận, thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan chức năng các tỉnh Tây Bắc tập trung nghiên cứu đầu tư phát triển những thế mạnh của mình như: du lịch, dược liệu, một số loại cây ăn quả, trồng rừng… xem đó là động lực tăng trưởng kinh tế, bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc, đồng thời cũng là điều kiện để gắn với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người,đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng về lâu dài.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội nghị.

Cũng tại Hội nghị này, nhiều ý kiến đề cập tới việc kết thúc hoạt động của ba Ban Chỉ đạo, trong đó có Ban Chỉ đạo Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Văn Bình khẳng định: Việc thành lập Ban Chỉ đạo Tây Bắc thể hiện sự quan tâm, tầm nhìn chiến lược của Đảng, của Nhà nước, là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết, kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn, bức xúc nổi lên của vùng trong thời gian qua. Sau 13 năm thành lập, đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh thiếu cơ chế chỉ đạo, phối hợp liên ngành, Ban Chỉ đạo Tây Bắc về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã nhận định "Mô hình Ban Chỉ đạo đã phát huy vai trò trong một số giai đoạn nhất định, nhất là trong tham mưu, phối hợp xử lý kịp thời những tình huống đột xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn"; "Đã tham mưu, đề xuất với Đảng, Chính phủ một số giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế; về liên kết vùng trong phát triển kinh tế". Như vậy, có thể thấy, Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình. Việc kết thúc hoạt động là nằm trong chủ trương chung của Ðảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, vùng Tây Bắc vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, sau Hội nghị này, một số nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo Tây Bắc đang triển khai sẽ nghiên cứu chuyển giao về các ban, bộ, ngành để tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Một số nhiệm vụ quan trọng khác sẽ được đề xuất với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ triển khai thực hiện cho vùng trong thời gian tới.

Cũng tại Hội nghị này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Văn Bình trao tặng Huân chương của Chủ tịch nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các phần thưởng của Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho các tập thể, cá nhân các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc./.

Nguồn: Báo Điện tử Đảng cộng sản VN

Trong tổ chức chính trị của Việt Nam hiện nay có ba ban chỉ đạo cấp vùng, ở ba vùng địa lý khác nhau của Việt Nam là Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam bộ.

Hoạt động của các ban này như thế nào? Nhằm mục đích gì?

Các vấn đề tôn giáo và sắc tộc

Ban chỉ đạo Tây Bắc được thành lập vào năm 2004, phụ trách các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Hiện đứng đầu Ban này là ông Nguyễn Văn Bình, một Ủy viên Bộ chính trị.

Ban chỉ đạo Tây Nguyên được thành lập vào năm 2002, phụ trách một vùng rộng lớn ở cao nguyên Trung phần Việt Nam. Người phụ trách ban này là Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.

Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, thành lập vào năm 2004, phụ trách khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay ban này do Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ chính trị Vương Đình Huệ đứng đầu.

Việc chỉ đạo, quản lý các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam, đã gây ra những hậu quả lớn về nhân quyền, vi phạm nhân quyền.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Sự thành lập các ban này được thực hiện bởi các quyết định của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, chứ không phải do Chính phủ Việt Nam ban hành. Trong các sắc lệnh thành lập các ban chỉ đạo đặc biệt đều có ghi rằng nhiệm cụ của các ban chỉ đạo là xác định phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ba vùng đất Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam bộ có một đặc điểm chung là có nhiều sắc tộc thiểu số, và những giáo hội tôn giáo mà nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo không công nhận.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, người từng làm việc trong cơ quan an ninh Việt Nam cho biết:

“Các vấn đề tôn giáo và sắc tộc là những yêu cầu để thành lập ba ban này. Trước đây Chính phủ có từ 18 đến 20 ban thì có ba ban chỉ đạo đặc biệt, tức là ba vùng Tây, gọi là ba Tây, gồm Tây Bắc, chủ yếu là vấn đề đạo Tin Lành, sau này có đạo Dương Văn Mình. Tây Nguyên cũng đạo Tin Lành, Tây Nam thì có Đạo Phật giáo Hòa Hảo.”

Vào năm 2015, một bản tin trên truyền hình Việt Nam có tường thuật về một buổi họp của Ban chỉ đạo Tây Bắc, trong đó các vị đại biểu có nhấn mạnh đến chuyện là không để các đối tượng xấu lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trước đó, vào năm 2011, tại vùng Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã có một cuộc biểu tình của một số người dân tộc thiểu số Hmong có liên quan đến những tổ chức tôn giáo của họ mà Chính phủ không công nhận. Chính quyền đã huy động quân đội đến giữ trật tự. Nhiều người Hmong đã trốn chạy khỏi miền Tây Bắc sang Thái Lan tị nạn.

Tại Tây Nguyên, vào tháng Bảy năm nay, báo chí Việt Nam đưa tin nói rằng Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã trở thành đầu mối chỉ đạo giải quyết những vấn đề chính trị, các cuộc biểu tình bạo động. Trong những năm 2001, 2004 vùng Tây Nguyên đã chứng kiến những cuộc biểu tình đòi tự trị của các sắc tộc thiểu số. Quân đội đã được điều động, và vùng Tây Nguyên bị cô lập trong vài ngày. Những sự việc này đã làm cho vài trăm người dân thiểu số bỏ chạy sang Campuchia và Thái Lan tị nạn.

Tại Tây Nam Bộ là những vấn đề giáo hội Phật giáo Hòa Hảo không được nhà nước công nhận. Sự kiện mới nhất là một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo là ông Vương Văn Thả bị bắt vào tháng Năm, 2017. Ngoài ra đôi khi tại vùng này cũng có những chuyện rắc rối với cộng đồng người Khmer Krom theo Phật giáo Tiểu thừa, như vào năm 2015, một số chùa của người Khmer phản đối chính quyền về việc sử dụng những con dấu khác nhau.

Ông Phạm Chí Dũng nhận xét về các ban chỉ đạo đặc biệt này:

“Việc chỉ đạo, quản lý các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Tây Bắc, Tây Nguyên, và Tây Nam, đã gây ra những hậu quả lớn về nhân quyền, vi phạm nhân quyền. Mà đó là vấn đề cộng đồng quốc tế, Mỹ, phương Tây, châu Âu rất quan tâm, luôn luôn chỉ trích và lên án Việt Nam các vấn đề nhân quyền ở các khu vực đó.”

Kinh tế hay chính trị?

Như đã đề cập trong phần đầu, trong các sắc lệnh thành lập các ban chỉ đạo đặc biệt đều có ghi rằng nhiệm cụ của các ban chỉ đạo là xác định phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên theo một số nhà quan sát thì các ban này được thành lập cho mục đích chính trị mà thôi.

Nói chung là nó mang tính chất tư vấn cho trung ương, tham mưu làm tư vấn chứ không có quyền lực, quyền lực là ở các tỉnh.
-Ông Nguyễn Minh Nhị.

Cuối tháng 9/2017, sau một hội nghị lớn về phát triển bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long, một số viên chức cao cấp của chính phủ đã đề nghị thành lập một Ban điều phối chung cho hoạt động kinh tế và phát triển của vùng này. Chúng tôi có đặt câu hỏi với Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện trưởng Viện biến đổi khí hậu tại Cần Thơ là tại sao không sử dụng một cơ cấu đã có sẳn là Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, ông trả lời:

“Ba cái ban của ba vùng đó nặng về vấn đề chính trị xã hội, chứ không phải những vấn đề kinh tế, vấn đề phát triển.”

Về quyền lực thực tế của ba ban này, có những ý kiến cho là nó không có quyền lực thực sự. Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, nói với chúng tôi:

“Các ban này là các ban của đảng, theo dõi các tổ chức đảng ở các vùng ba Tây đó. Nói chung là nó mang tính chất tư vấn cho trung ương, tham mưu làm tư vấn chứ không có quyền lực, quyền lực là ở các tỉnh.”

Vào tháng 9, 2017, một vụ bê bối đã xảy ra tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Ban kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam cho biết là đã kỷ luật hàng loạt cán bộ của ban này, kể cả ông Phó trưởng Ban Nguyễn Phong Quang. Nguyên nhân của việc kỷ luật này là do những sai phạm về quản lý đất đai, và bổ nhiệm nhân sự sai qui định.

Một cựu Ủy viên trung ương đảng không muốn tiết lộ danh tánh nói với chúng tôi:

“Tôi nghĩ nó có những mặt được và những mặt chưa được. Nhưng phải nói là nó có tính trung gian nhiều, mà chuyện này thì hồi mới lập ra đã thấy là nó có tính trung gian. Bởi vì ở dưới là có cấp tỉnh, ở trên thì có cơ quan lãnh đạo chung của trung ương rồi. Nhưng vì nó có đặc thù là xa xôi hẻo lánh, khó khăn, đồng bào các dân tộc ít người, vì có đặc thù như thế nên mới sinh nó ra.”

Ông cho rằng có thể trong những kỳ họp của đảng cộng sản vào cuối năm nay, đảng sẽ quyết định có nên duy trì các ban chỉ đạo đặc biệt này hay không.

Ông Nguyễn Minh Nhị tiếp lời:

“Đúng rồi, người ta cũng phê phán dữ lắm. Thì cái chuyện này người ta lập ra, mình đâu có quyền nói nó nên duy trì hay không, mà mình thấy nó như vậy. Nó có những cái rất là rắc rối, phiền phức, nhưng mà người ta lập ra thì người ta có yêu cầu của người ta mình đâu có biết.”

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng thì việc duy trì hay không các ban này phụ thuộc vào cách đánh giá tầm quan trọng của những vấn đề chính trị, nếu đảng cộng sản thấy những vấn đề chính trị vẫn là mối bận tâm hàng đầu thì họ vẫn sẽ duy trì các ban này.

Video liên quan

Chủ Đề