Trường nghĩa là gì ví dụ


trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa, từ đó có thể giải thích các cơ

chế đồng loạt chi phối sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt động của chúng

trong quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp. Tác giả đã

có những nhận định về việc tiêu chí phân lập trường nghĩa như:

Các trường từ vựng - ngữ nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu

chí để phân lập chúng phải là tiêu chí ngôn ngữ. [5, 252]. Cơ sở để phân

lập [trường trực tuyến] là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và ý

nghĩa biểu niệm của các từ.

Cơ sở để phân lập trường là ý nghĩa của từ, tức là những ý nghĩa

ngôn ngữ. Có thể có những sự kiện, sự vật, những khái niệm lĩnh hội được

nhưng nếu không được biểu thị bằng từ thì chúng vẫn không phải là yếu tố

của một trường trong một ngôn ngữ nào đấy. [5. 252].

Nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu nhận thấy khi đi vào trường nghĩa, giữa

các từ tồn tại tình trạng thiếu đường ranh giới dứt khoát và tình trạng

một từ có thể có mặt trong một số trường nghĩa khác nhau. Tuy vậy việc

phân lập trường nghĩa là rất quan trọng. Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đề ra

phương thức xác lập như sau:

- Tìm những trường hợp điển hình, tức là những trường hợp mang và chỉ

mang các đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa được lấy làm cơ sở. Những từ điển

hình này lập thành tâm cho trường.

- Xác lập vùng ngoại vi bằng những từ có khả năng đi vào một số trường.

Chúng ta sẽ dựa vào các từ điển hình để xác định một trường, sau đó

chúng ta sẽ xử lý các trường hợp khó phân định nhờ cấu trúc ngữ

nghĩa trong các từ điển .

Cơ sở để lập trường biểu vật không phải là nhận thức về các phạm vi sự

vật trong thực tế mà là ý nghĩa biểu vật của từ. Như vậy tất cả các ý nghĩa



8



biểu vật nào có chung một nét nghĩa biểu vật [nét nghĩa hạn chế biểu vật] thì

có thể đi vào một trường.

Tuy nhiên, việc phân chia hiện thực thành những lát cắt để nghiên cứu

[tức là việc phân chia trường nghĩa] mang tính chủ quan và khó thực hiện

một cách triệt để bởi hiện thực thế giới khách quan là một chuổi liên tục. Mặt

khác một từ có thể có nhiều nghĩa, có thể tham gia vào nhiều trường nghĩa

khác nhau.

Ví dụ: Từ cao thuộc trường nghĩa Tính chất. Nét nghĩa duy trì của cao

là hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả ....

Với nét nghĩa này, từ cao có thể thuộc nhiều trường khác nhau. Cao trong

kết hợp cây cao thuộc trường thực vật, trong kết hợp người cao thuộc

trường con người, tiểu trường ngoại hình, trong kết hợp tinh thần cao, ý

chí cao thuộc trường nghĩa con người, tiểu trường tinh thần, trong kết

hợp tay nghề cao thuộc tiểu trường năng lực của con người.

Vấn đề hệ thống tất cả các trường nghĩa trong ngôn ngữ, phân lập

trường nghĩa như thế nào, các cấp độ của trường nghĩa chưa có được

sự phân lập rõ ràng, mạch lạc, sự nhất trí trong giới nghiên cứu. Việc xác

lập trường biểu vật một cách đầy đủ càng không phải một việc dễ dàng.

1.3. Phân loại trƣờng nghĩa

Dựa vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ dọc và quan hệ

ngang, Đỗ Hữu Châu chia trường nghĩa tiếng Việt thành các loại khác nhau:

trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm [hai trường nghĩa dựa vào quan

hệ dọc]; trường nghĩa tuyến tính [dựa vào quan hệ ngang] và trường nghĩa

liên tưởng [dựa vào sự kết hợp giữa quan hệ dọc và quan hệ ngang].

1.3.1. Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa

biểu vật. Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị



9



sự vật gốc, rồi trên cơ sở đó tiến hành thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi

biểu vật với danh từ được chọn làm gốc đó.

Chẳng hạn, chọn từ HOA làm gốc, ta có thể thu thập các từ đồng nhất về

phạm vi biểu vật với từ hoa, như :

- Các loại hoa: hoa hồng, hoa lan, hoa dã quỳ, hoa quỳnh...

- Các bộ phận của hoa: đài, cánh, nhụy...

- Tính chất, trạng thái của hoa: đẹp, xấu...nở, tàn...tươi, héo...

- Màu sắc của hoa: đỏ, vàng, hồng, trắng....

- Mùi của hoa: thơm, ngát, ngào ngạt...

- Hình dáng, kích thước của hoa: to, nhỏ...

v.v.

Tùy theo mục đích của việc huy động vốn từ mà chúng ta có thể lựa chọn

số lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa. Ví dụ, có thể chọn thêm các tiêu

chí có liên quan đến trường nghĩa hoa như: cách trồng hoa, chăm sóc hoa...

Các trường nghĩa biểu vật lớn có thể phân chia thành các trường nghĩa

biểu vật nhỏ. Đến lượt mình, các trường nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể

phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn, trường

nghĩa biểu vật về tay có thể chia thành các trường nhỏ: trường biểu vật về bàn

tay [gồm: ngón tay, vân tay, hoa tay, đốt ngón tay, chỉ tay, mu bàn tay],

trường biểu vật về cánh tay [gồm: cổ tay, xương cánh tay, cùi chỏ]

Số lượng từ ngữ và cách tổ chức của các trường nghĩa biểu vật rất khác

nhau. Sự khác nhau này diễn ra giữa các trường lớn với nhau và giữa các

trường nhỏ trong một trường lớn. Nếu so sánh các trường cùng một tên gọi

trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa.

Nếu tạm gọi một trường nhỏ [hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ]

là một miền của trường, thì thấy, các miền thuộc các ngôn ngữ rất khác

nhau. Có những miền trống - tức không có từ ngữ - ở ngôn ngữ này nhưng



10



không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao trong ngôn ngữ này

nhưng lại thấp trong ngôn ngữ kia.

Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, cho nên, từ có thể nằm trong nhiều trường

biểu vật khác nhau, hệ quả là các trường nghĩa biểu vật có thể giao thoa,

thẩm thấu. Xét trường biểu vật về người và trường biểu vật về động vật, ta

sẽ thấy rất rõ điều này. Trường nghĩa người sẽ gồm các từ: đầu, tóc, mắt, cổ,

bụng, tay, chân, mũi, miệng, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, xương,

thịt, lông, ăn, uống, đi, chạy, nhảy, khóc, cười, nói, hát, hét, ngủ, nằm, to, nhỏ

Trường nghĩa động vật sẽ gồm các từ: đầu, đuôi, sừng, gạc, cổ, bụng, mắt,

chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, máu, xương, thịt, lông, ăn,

uống, đi, chạy, nhảy, hót, hí, ngủ, nằm, to, nhỏ  Hầu hết các từ nằm trong

trường động vật đều nằm trong trường người, ví dụ các từ: đầu, cổ, bụng,

mắt, chân, mũi, mồm, răng, lưỡi, ruột, dạ dày, da, ăn, uống, đi, chạy, nhảy

Ta nói trường người và trường động vật giao thoa, thẩm thấu vào nhau. Mức

độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ chung giữa các trường

với nhau.

Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường nghĩa biểu vật không giống

nhau. Có những từ điển hình cho trường được gọi là các từ hướng tâm, có

những từ không điển hình cho trường được gọi là các từ hướng biên. Từ

hướng tâm gắn rất chặt với trường làm thành cái lõi trung tâm quy định những

đặc trưng ngữ nghĩa của trường. Từ hướng biên gắn bó lỏng lẻo hơn và mỗi

lúc một đi xa khỏi lõi, liên hệ với trường mờ nhạt đi. Ở ví dụ về trường người

và trường động vật trên, các từ hướng tâm là các từ chỉ có ở trường này mà

không có ở trường kia, từ hướng tâm của trường người như khóc, cười, buồn,

hát, từ hướng tâm của động vật là các từ hí, hót, đuôi Từ hướng biên của

chúng là những từ xuất hiện ở cả hai trường như đầu, chân, mắt, mũi, ruột,

da, dạ, dày, xương, máu, chạy, nằm, uống, ăn, đi,



11



1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm

Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc

biểu niệm. Chẳng hạn, trường nghĩa biểu niệm [vật thể nhân tạo] [thay thế

hoặc tăng cường công tác lao động] [bằng tay]: dao, cưa, búa, đục, khoan,

lưới, nơm, dao, kiếm

Cũng như các trường nghĩa biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể

phân chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ và cũng có những miền với

những mật độ khác nhau.

Từ có nhiều nghĩa biểu niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều trường

nghĩa biểu niệm khác nhau. Vì thế, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các

trường nghĩa biểu niệm cũng có thể giao thoa, thẩm thấu vào nhau và cũng có

lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ ở những lớp kế cận trung tâm,

những từ ở lớp ngoại vi.

1.3.3. Trường nghĩa tuyến tính

Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp từ có thể kết hợp với một từ gốc để

tạo ra các chuỗi tuyến tính [cụm từ, câu] chấp nhận được trong ngôn ngữ.

Chẳng hạn, trường nghĩa tuyến tính của từ tay là búp măng, mềm, ấm,

lạnhnắm, cầm, khoác

Để xác lập trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi

tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính [cụm

từ, câu] chấp nhận được trong ngôn ngữ.

Ví dụ : Trường nghĩa ngang của từ chạy

- Chạy 100m, chạy 200m, chạy tiếp sức[môn thi]

- Chăm chỉ, lười biếng[mức độ luyện tập]

- Nhanh, chậm[ tốc độ chạy]

Các từ trong trường nghĩa ngang thường kết hợp theo chuẩn mực ngữ

nghĩa phổ biến của một ngôn ngữ chung. Thực tế chúng là những từ có cùng



12



một trường biểu vật đi với nhau sao cho nét nghĩa biểu vật của chúng phải

phù hợp với nhau. Các từ trong cùng một trường ngang là sự cụ thể hóa các

nét nghĩa trong nghĩa biểu vật của từ.

Cùng với các trường nghĩa dọc [trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa

biểu niệm], các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ

và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những

đặc điểm hoạt động của từ.

1.3.4. Trường nghĩa liên tưởng

Các sự vật, hoạt động tính chất...được phản ánh trong nhận thức của con

người theo những mối quan hệ nhất định. Các sự vật, hiện tượng... có quan hệ

liên tưởng với nhau là các sự vật, hiện tượng mà từ một sự vật, hiện

tượng...này người ta nghĩ đến các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính

chất...khác.

Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự

vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất...có quan hệ liên tưởng với nhau. Chẳng

hạn, trường nghĩa liên tưởng của từ trắng gồm các đơn vị từ vựng: trong

trắng, tinh khiết, không màu, không mùi, không vị, hoa mơ, tuyết, áo dài, bác

sỹ, y tá, đầu hàng, vở, sách, phấn, tóc, bánh,....

Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hoá, cố định bằng từ

các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.

Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong

trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có

quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song,

trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện

đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng

nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc,

tính thời đại và tính cá nhân.



13



1.4. Sự dịch chuyển trƣờng nghĩa

1.4.1. Khái niệm sự chuyển trường nghĩa

Sự chuyển trường nghĩa là hiện tượng một từ ngữ thuộc một trường ý

niệm này được chuyển sang dùng cho các sự vật thuộc một trường ý niệm

khác [9, 68]

Do nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng và phức tạp của con người, từ

[đơn hoặc phức] lúc mới xuất hiện chỉ có một nghĩa biểu vật nhưng sau khi

được sử dụng một thời gian nó có thêm nhiều nghĩa biểu vật mới. Đó là sự

chuyển biến ý nghĩa biểu vật của từ. Khi nghĩa biểu vật của từ thay đổi thì

nghĩa biểu niệm của từ cũng có nhiều khả năng thay đổi. Từ đó, nghĩa biểu

thái của từ cũng có thể thay đổi theo.

Sự chuyển nghĩa trên của từ chính là cơ sở của sự chuyển trường nghĩa

của từ. Không phải bất cứ hiện tượng chuyển nghĩa nào cũng dẫn đến sự

chuyển trường nghĩa của từ, nhưng có thể khẳng định rằng, sự chuyển trường

nghĩa bắt đầu từ sự chuyển nghĩa của từ. Bởi vì, từ chuyển nghĩa - nội dung

biểu thị của từ thay đổi - thì từ cũng chuyển sang trường nghĩa mới tương ứng

với nội dung biểu thị mới của nó.

Chẳng hạn từ lá [ một bộ phận của cây, thường có bề mặt mỏng, thường

có màu xanh, ở trên cành cây] là từ có nhiều nghĩa, mỗi lần chuyển biến ý

nghĩa, từ lại chuyển sang một trường nghĩa khác.

1. Bộ phận của cơ thể con người [lá gan, lá phổi, lá mỡ]

Từ thuộc trường con người hoặc trường động vật

2. Là một vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày[lá thư, lá đơn, lá phiếu]

Từ thuộc trường phương tiện hành chính

3. Là một vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày [lá cờ, lá buồm, lá

chiếu]

Từ thuộc trường đồ vật



14



4. Tình cảm con người [lá lành, lá rách,]

Từ thuộc trường tư tưởng

5. Phương tiện chiến đấu [lá chắn]

Từ thuộc trường quân sự

Khi các từ ngữ chuyển từ trường nghĩa này sang trường nghĩa khác,

chúng mang theo những đặc điểm vốn có của nó ở trường nghĩa ban đầu.

1.4.2. Các phương thức chuyển trường nghĩa

Như đã trình bày ở trên, hiện tượng chuyển trường nghĩa bắt đầu từ sự

chuyển nghĩa của từ. Bởi thế, phương thức chuyển trường nghĩa cũng chính là

phương thức chuyển nghĩa của từ.

Hai phương thức chuyển trường [chuyển nghĩa] phổ biến của từ trong tất

cả ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán dụ. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu, ẩn

dụ và hoán dụ được hiểu như sau:

Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn

là tên gọi của x [tức x là ý nghĩa biểu vật chính của A]. Phương thức ẩn dụ là

phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y [để biểu thị y], nếu như x và y

giống nhau. Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y [để

biểu thị y], nếu như x và y đi đôi với nhau trong thực tế.

Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên, tức x và y, không có

liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau. Sự

chuyển tên gọi diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức của con người về sự giống

nhau giữa chúng. Trái lại, trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với

nhau giữa x và y là có thật, không tuỳ thuộc vào nhận thức của con người.

Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ.

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, ẩn dụ và hoán dụ được chia thành nhiều

tiểu loại nhỏ:



15



*Các loại ẩn dụ:

Dựa vào tính cụ thể/ trừu tượng của x và y, ẩn dụ được chia thành ẩn dụ cụ

thể - cụ thể [x và y đều cụ thể, ví dụ: chân núi, chân bàn, cổ chai]; ẩn dụ cụ thể trừu tượng [x cụ thể còn y trừu tượng, ví dụ: suy nghĩ già, trình độ lùn]

Dựa vào các nét nghĩa phạm trù, ẩn dụ được chia thành:

Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự

vật, hiện tượng. Ví dụ: răng người  răng lược, răng bừa, râu người  râu bắp.

Ẩn dụ vị trí: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện

tượng. Ví dụ: gốc cây  gốc vấn đề, đầu người  đầu làng

Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện

giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: cắt giấy  cắt hộ khẩu, vặn ốc  vặn nhau.

Ẩn dụ chức năng: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các

sự vật, hiện tượng. Ví dụ: cửa nhà  cửa sông, cửa rừng.

Ẩn dụ kết quả [ẩn dụ chuyển đổi cảm giác]: Ẩn dụ dựa trên sự giống

nhau về kết quả tác động của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: chanh chua

giọng nói chua, căn phòng sáng sủa  tương lai sáng sủa.

*Các loại hoán dụ:

Hoán dụ dựa vào quan hệ bộ phận  toàn thể. Ví dụ: nhà có năm miệng

ăn [dùng từ miệng chỉ bộ phận để gọi người  toàn thể], đêm biểu diễn [dùng

từ đêm chỉ toàn bộ để chỉ một phần của đêm, thường vào buổi tối].

Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa. Ví dụ: uống năm

chai [dùng từ chai để chỉ cái đựng trong chai  rượu, bia, nước], cả làng

tỉnh dậy giữa đêm khuya [dùng từ làng để chỉ những người trong làng]

Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa sự vật, hiện tượng, hoạt động với các

đặc điểm của chúng. Các đặc điểm có thể là: màu sắc  sự vật [hai đen  dùng

đen để chỉ cà phê], vị - sự vật [có chút cay cay  dùng cay để chỉ rượu], nhãn

mác  sự vật [hai Sài Gòn  dùng Sài Gòn để chỉ bia], chất liệu  sự vật



16



[mua cái gương  gương là chất liệu của dụng cụ dùng để soi], âm thanh

hành động [bịch, bốp  bịch là âm thanh của hành động ngã, bốp là âm thanh

của hành động đấm]

1.4.3. Tác dụng của sự chuyển trường nghĩa

Tác dụng đầu tiên của hiện tượng chuyển trường nghĩa đối với ngôn ngữ

là làm giàu vốn từ vựng. Khi một từ chuyển trường nó biến thành từ đa nghĩa,

từ vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm cũ nhưng lại mang một nội dung mới

hay nghĩa mới, nội dung mới này luôn có quan hệ tương sinh với nội dung cũ

[nghĩa cũ, nghĩa gốc] của từ. Từ càng chuyển qua nhiều trường nghĩa thì càng

mang nhiều nghĩa mới - nội dung biểu đạt của nó càng phong phú. Chẳng

hạn, từ tóc vốn thuộc về trường con người, biểu hiện sợi lông mọc trên đầu

người; khi chuyển qua trường sự vật nó biểu hiện dây kim loại [vônfram]

trong bóng đèn tròn [tóc bóng đèn]; khi chuyển qua trường thực vật, nó biểu

hiện bộ phận của cây như cành, lá [Rặng liễu đìu hiu đúng chịu tang/ Tóc

buồn buông xuống lệ ngàn hàng  Xuân Diệu; Quê hương tôi có con sông

xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre  Tế Hanh].

Sự chuyển trường nghĩa của từ không chỉ có tác dụng làm giàu cho vốn

từ vựng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người mà còn góp phần làm tăng

khả năng diễn đạt, tăng sức biểu cảm của ngôn từ.

Khi từ chuyển trường nghĩa, ngoài những giá trị biểu đạt mới xuất hiện

ở trường nghĩa mới, từ còn giữ được những ấn tượng ngữ nghĩa vốn có ở

trường nghĩa cũ. Đặc tính này làm cho giá trị biểu đạt của từ càng phong phú.

2.Tổng quan về vùng đất Tây nguyên

2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Tây Nguyên là một trong 8 vùng địa lí  kinh tế của nước ta, thuộc

Trường Sơn Nam của dãy Trường Sơn, kéo dài từ 1100 đến 1500 vĩ bắc và



17



1070 đến 1090 kinh đông; có chiều bắc  nam dài trên 450km và chiều đông

tây khoảng 150km.

Từ năm 2004, Đắk Nông tách khỏi Đắk Lắk thành một tỉnh riêng, Tây

Nguyên do vậy có 5 tỉnh, tính từ bắc vào nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk

Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với diện tích trên 54.400km2 chiếm 16,5%

diện tích cả nước, mật độ dân số trung bình 93 người/km2. Giáp với Tây

Nguyên, phía bắc là tỉnh Quảng Nam, phía đông là tỉnh Quảng Ngãi, Bình

Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; phía nam là hai tỉnh

Đồng Nai và Bình Phước; phía Tây là hai nước bạn Lào và Campuchia. Trong

5 tỉnh Tây Nguyên chỉ có Kom Tum là có đường biên giới với cả hai nước

trên; hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ giáp với Campuchia; còn Lâm Đồng

hoàn toàn là một tỉnh nội địa không có đường biên giới quốc tế.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Địa hình

Như chúng ta đã biết, đặc thù của Tây Nguyên như là một sơn nguyên,

có hàng rào núi non ở phía đông, nếu nhìn từ phía biển vào, có cảm giác như

những bức tường dựng đứng, nhưng nếu nhìn từ phía tây, tức là phía sông Mê

Kông, thì không phải vậy, mà là một mái dốc thoai thoải rất dài như chiếc đai

chỗ dày, chỗ mỏng. Dẫu sao, địa hình Tây Nguyên nói chung có vách gần

như dựng đứng về phía đông và thoải dần về phía tây, đường gồ hình cánh

cung, phần lồi quay về hướng đông ôm lấy các cao nguyên và đồng bằng phía

tây tạo nên ranh giới tự nhiên về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây

Trường Sơn. Có các dạng địa hình sau đây:

- Địa hình đồi núi

- Địa hình đồng bằng

- Địa hình trũng giữa núi



18



Chủ Đề