Tuyến đầu nghĩa là gì

Sức trẻ nơi tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19: * Bài 1: Hành trang quý giá để trưởng thành Thành phố Hồ Chí Minh [TTXVN 30/12] Phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích của tuổi trẻ, trong thời gian Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công tác ứng phó với đợt bùng phát thứ 4 của dịch COVID-19, lực lượng đoàn viên, thanh niên thành phố đã triển khai nhiều hoạt động tình nguyện chống dịch để hỗ trợ, chia sẻ công việc với các tuyến thực hiện nhiệm vụ. Hàng nghìn đoàn viên, thanh niên tình nguyện đã không ngại khó khăn, có mặt ở khắp các “mặt trận” chống dịch, cùng chung tay giúp Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Nhìn lại quá tình tham gia trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của lực lượng đoàn viên, thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện hai bài viết ghi nhận những dấu ấn, đóng góp của lực lượng thanh niên tình nguyện trong các hoạt động phòng, chống dịch COVID-1.

        Bài 1:  Hành trang quý giá để trưởng thành

 Suốt gần 7 tháng cùng Thành phố chiến đấu với đại dịch COVID-19, nhiều câu chuyện, nghĩa cử đẹp của các thanh niên tình nguyện đã được ghi nhận và lan tỏa như một minh chứng cho tinh thần xung kích, can đảm và tấm lòng nhân ái, chia sẻ của tuổi trẻ thành phố mang tên Bác.          * Nhật ký chống dịch của các "chiến sỹ" trẻ          Khi thấy đại dịch bùng phát nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, từ tháng 6/2021, em Trần Lê Trung Nghĩa [sinh năm 2004, học sinh lớp 12T Trường Trung học Phổ thông Gia Định], hiện là Bí thư Chi đoàn Khu phố 4, phường Phước Long A, thành phố Thủ Đức đã chủ động đăng ký hỗ trợ tình nguyện trong công tác chống dịch tại địa phương. Nhiệm vụ của Nghĩa là tham gia đội hình tuyên truyền của Đoàn phường; hỗ trợ vận chuyển gạo, hàng hóa, rau củ; phát túi an sinh và quà trợ cấp đến người dân có hoàn cảnh khó khăn; tham gia đi chợ hộ người dân; hỗ trợ lấy mẫu toàn dân và nhập liệu; trực chốt vùng xanh… Dù ở bất cứ công việc nào, Nghĩa cũng luôn xung phong đi đầu, tích cực tham gia, không nề hà khó khăn. Đảm đương rất nhiều công việc, nhưng khi nhận thấy sự thiếu hụt nhân lực tại các khu cách ly do số ca nhiễm tăng nhanh, Trung Nghĩa đã đăng ký tham gia hỗ trợ tại Khu cách ly Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu, Nghĩa cùng các tình nguyện viên khác phụ trách việc giao cơm, nước uống và đồ dùng sinh hoạt của người nhà gửi cho người cách ly. Sau đó, khi khu cách ly được chuyển công năng sang cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng, em lại tiếp tục hỗ trợ vận chuyển oxy, chuyển bệnh; bảo trì, sửa chữa các trang thiết bị điện, nước tại đây... Nghĩa cho biết, hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với F0, phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm khiến em và gia đình khá lo lắng. Chứng kiến sự vất vả của người bệnh, em đã trấn an bố mẹ và tự động viên mình phải luôn cố gắng để hỗ trợ được nhiều bệnh nhân nhất có thể. Bên cạnh đó, Nghĩa phải sắp xếp, phân chia hợp lý thời gian tham gia tình nguyện và giờ học online để không ảnh hưởng đến kết quả học tập; có những lúc, em phải học ngay tại khu cách ly. Với sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm, Trung Nghĩa luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hơn 1.500 ca F1 cách ly tập trung, hơn 1.000 bệnh nhân là F0 không có triệu chứng được em hỗ trợ tích cực trong thời gian cách ly, điều trị bệnh. “Hơn 4 tháng tham gia phòng, chống dịch tại địa phương đã giúp em càng thấm thía, thấu hiểu sự vất vả của các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Từ đó, tạo động lực cho bản thân thêm quyết tâm, nỗ lực, sống có ý nghĩa, trách nhiệm hơn với gia đình, cộng đồng để góp sức cùng cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh”, Nghĩa tâm sự. Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thí điểm cho học sinh khối 9 và 12 học tập trung trở lại. Trung Nghĩa tạm gác lại nhiệm vụ chống dịch, cùng các bạn trở lại trường. Tuy nhiên, Nghĩa cho biết, em luôn sẵn sàng tham gia tình nguyện bất cứ khi nào thành phố cần sự hỗ trợ. “Em cảm thấy rất hạnh phúc khi bản thân có thể góp sức nhỏ để sớm đưa thành phố trở lại cuộc sống yên bình. Mỗi ngày tham gia phòng, chống dịch sẽ là những trang nhật ký ý nghĩa và là hành trang quý giá cho sự trưởng thành của em trong tương lai”, Nghĩa nói. Câu chuyện cả gia đình hai thế hệ cùng đi chống dịch của em Nguyễn Phước Toàn [19 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh] đã tạo ấn tượng sâu sắc với nhiều người dân trên địa bàn huyện. Bố của Toàn là bác sĩ Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức tại Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn, ông tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay từ những ngày đầu đại dịch bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn và mẹ cùng tham gia nhóm nguyện viên chống dịch ở xã Tân Hiệp [huyện Hóc Môn], phụ trách hỗ trợ nhập liệu, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19, hỗ trợ các điểm tiêm vaccine cũng như tham gia phân phát nhu yếu phẩm đến những con hẻm bị phong tỏa, những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. Phước Toàn cho biết, khi chứng kiến sự vất vả của bố và các y, bác sĩ trong bệnh viện, là một đoàn viên, em thấy mình phải có trách nhiệm góp sức trẻ hỗ trợ thành phố chống dịch. Được mẹ ủng hộ và cùng đồng hành, mỗi ngày, dù phải liên tục mặc đồ bảo hộ nhiều giờ, tính chất công việc đôi khi áp lực, phải làm từ sáng đến chiều, có những khi đến tối muộn nhưng em chưa bao giờ muốn dừng lại. Theo Phước Toàn, trong những ngày chống dịch, khó khăn lớn nhất với em không phải là áp lực công việc mà là các thành viên trong gia đình phải tạm xa nhau. “Gần 7 tháng chống dịch, bố em chỉ về thăm nhà được hai lần. Em trai của em còn nhỏ nên phải nhờ bà ngoại chăm sóc. Mỗi ngày cả nhà chỉ có thể tranh thủ gọi điện thoại vào tối khuya để hỏi thăm nhau. Rất nhớ nhưng mọi người đều động viên nhau tập trung cho nhiệm vụ, hẹn một ngày hết dịch cả gia đình lại đoàn viên”, Toàn chia sẻ.  Cứ như vậy, từng thành viên trong gia đình em Nguyễn Phước Toàn đều cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. Đến nay, khi đại dịch đã phần nào được kiểm soát, các bệnh viện điều trị được giảm tải, gia đình Toàn đã được sum họp, trở lại cuộc sống bình thường. Toàn cho biết, gia đình em vẫn sẽ sẵn sàng tham gia chống dịch khi thành phố kêu gọi.         * Những tấm lòng trắc ẩn Gần 7 tháng tham gia phòng, chống dịch COVID-19, Bí thư Đoàn phường An Khánh, thành phố Thủ Đức Trần Thị Yến Thanh cùng các bạn đoàn viên chỉ ngủ chưa đầy 5 giờ mỗi ngày. Ngay khi thành phố Thủ Đức có những ca mắc COVID-19 đầu tiên, một số khu chung cư trên địa bàn phường An Khánh được thành phố chỉ định sử dụng để làm bệnh viện dã chiến, các đoàn viên, thanh niên của phường đã xung kích thực hiện, từ việc khuân vác giường, sắp xếp vật dụng, dọn dẹp xung quanh để sẵn sàng đón bệnh nhân đến cách ly điều trị. Khi làm nhiệm vụ, các bạn đoàn viên đều phải thực hiện “3 tại chỗ”, tạm xa gia đình để “trực chiến” ngay tại các điểm cách ly, phong toả của phường. “Các tình nguyện viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, có bạn chỉ mới 18, đôi mươi nhưng đều có tính kỷ luật rất tốt, luôn trong tâm thế sẵn sàng thực hiện công việc khi có hiệu lệnh. Tôi nhớ những ngày đầu tham gia, số lượng tình nguyện viên chưa nhiều nên mỗi bạn phải làm công việc của 3 – 4 người. Có những bạn phải vừa khuân vác lương thực thực phẩm được vận chuyển đến, chia theo khẩu phần rồi lại tất bật đến từng ngõ, hẻm để giao đến từng hộ dân. Công việc không ngơi tay từ sáng đến tối nhưng các thành viên đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, Yến Thanh cho biết. Không chỉ có sức trẻ, các bạn tình nguyện viên còn là những người giàu lòng trắc ẩn. Yến Thanh nhớ lại, khoảng thời gian Tết Trung Thu đến gần, trong lúc tham gia các hoạt động tình nguyện tại các điểm cách ly, khu phong tỏa, thấy được sự tiếc nuối của các em nhỏ trong khu phong toả, cách ly khi không thể vui Trung Thu, các bạn tình nguyện viên đã đề xuất sẽ hoá trang thành chị Hằng, chú Cuội để mang quà trao tặng các em. Ý tưởng này được lãnh đạo phường ủng hộ, nhiều tổ chức, cá nhân đã góp sức, góp quà để tặng các em nhỏ.  Vậy là, trong hai tuần trước khi đến Tết Trung Thu, thay vì nghỉ ngơi sau một ngày thực hiện nhiệm vụ, các tình nguyện viên lại dành thời gian buổi tối để chia hơn 1000 suất quà gồm lồng đèn, bánh, kẹo... để trao đến tay các em thiếu nhi tại các khu phong tỏa, cách ly trên địa bàn. “Tại các khu cách ly, tập trung, người tặng quà mặc đồ bảo hộ, ai cũng đeo khẩu trang nhưng niềm vui của các em qua những tiếng reo hò, những ánh mắt trong veo, trở thành hình ảnh không thể quên trong lòng mỗi tình nguyện viên”, Yến Thanh nhớ lại. Hiện Thành phố đã dần kiểm soát được dịch bệnh, Yến Thanh và một số bạn đoàn viên trong các Đội tình nguyện vẫn tiếp tục “3 tại chỗ” để đảm bảo các công việc hỗ trợ điểm tiêm vaccine; hỗ trợ các gia đình có F0 phải thực hiện cách ly tại nhà… Theo Yến Thanh, chống dịch đã khó, giữ được thành quả còn khó hơn. Hiện nay, nhiều người bắt đầu có tâm lý chủ quan vì đã được tiêm vaccine đầy đủ. Vì vậy, các tình nguyện viên vẫn phải tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng dịch của cộng đồng. Tự hào là công dân thành phố mang tên Bác, khắc sâu lời dạy của Bác Hồ kính yêu, trên từng chặng đường phát triển của Thành phố, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tích cực, tham gia vào những công việc khó khăn, chung vai gánh vác trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thành phố thân yêu. Đặc biệt, trong hành trình đẩy lùi dịch COVID-19, rất nhiều những tấm gương thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tiếp tục xung kích, đi đầu; nêu cao bản lĩnh, nhiệt huyết của tuổi trẻ, giúp Thành phố vượt qua khó khăn để bước vào một năm mới đầy hy vọng, hứng khởi./.[Còn tiếp] Hồng Giang

Bài 2: Nhiều mô hình, cách làm hay [ TTXVN 30/12]

Video liên quan

Chủ Đề