Út trọc quân đội là ai

"Khi tôi mua quyền thu phí này, nhiều người nói tôi là thằng ngu nhất vì giá khởi điểm nếu mua cao lắm chỉ 1.500 tỉ đồng. Mong HĐXX xem xét tội danh của tôi" - bị cáo Hệ nói.

Ngày 19/12, phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng [nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ từ tháng 8/2011 – 2/2016, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh] cùng 19 đồng phạm trong vụ sai phạm liên quan đến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương tiếp tục phần bào chữa của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo.

Trong vụ án này Đinh Ngọc Hệ [tức Út “trọc”, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng]  bị cáo buộc 2 tôi danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác nhằm trục lợi.

Ông Đinh La Thang và các bị cáo tại tòa

Phạm Văn Diệt [Phó giám đốc Công ty Yên Khánh] được xem là “trợ thủ” đắc lực của Đinh Ngọc Hệ. Tuy là Phó giám đốc nhưng muốn làm việc Vũ Thị Hoan [cháu gọi Hệ bằng cậu ruột, Giám đốc Công ty Yên Khánh] cũng phải báo cáo với Diệt, theo lởi khai của Hoan tại phần xét hỏi. Nhưng luật sư bào chữa cho Phạm Văn Diệt cho rằng Diệt phạm tội  thứ yếu vì sự điều tiết của chủ tài sản.

Tự bào chữa bị cáo Diệt cho biết, từ khi bị khởi tố tôi đã biết sai lầm mình hối hận, tôi chỉ làm công ăn lương. Hai mươi bị cáo liên quan thì vấn đề thu hồi tài sản là quan trọng, tôi thành khẩn khai tài sản của Hệ để thu hồi về cho nhà nước.

Luật sư đang bào chữa cho Đinh Ngọc Hệ

Bào chữa cho Đinh Ngọc Hệ có 5 luật sư, các luật sư đều cho rằng Hệ không lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 725 tỉ đồng cáo trạng cáo buộc Hệ chiếm đoạt không đúng Vì số tiền đó của Công ty Yên Khánh. Luật sư của Hệ cho rằng Công ty Yên Khánh lập ra nhờ cháu tức bị cáo Vũ Thị Hoan đứng tên, Hệ không biết nhân viên làm giả báo cáo tài chính. Trong khi đó Diệt khai làm giả báo cáo tài chính để trúng đấu giá chứ không có ý gì. Công ty Yên Khánh trúng đấu giá đúng với pháp luật.

Hệ không có ý thức chiếm đoạt 725 tỉ đồng. Việc bỏ ngoài số tiền này bên ngoài sổ sách hay không không quan trọng vì về bản chất số tiền 725 tỉ đồng của Yên Khánh, Hệ không thể chiếm đoạt tiền của mình.

Cáo trạng quy kết ông Hệ đã dùng chức vụ mình để tác động những người trong dự án BOT Việt Trì cho Công Licogi 13 trúng thầu là không chính xác.

Luật sư tiếp theo bào chữa cho ông Hệ, theo tôi 725 tỉ là khoản tiền trốn thuế mà thôi, Hệ chỉ có hành vi can thiệp vào phần mềm để trốn thuế chứ không thể nói là lừa đảo

Trước đó, Đinh Ngọc Hệ bị VKS đề nghị mức án tù chung thân về hai tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Qua phần bào chữa cho Đinh Ngọc Hệ, các luật sư đã đề nghị HĐXX trả hồ sơ vụ án để điều tra lại.

Trong phần tự bào chữa, bị cáo đã xin lỗi cơ quan tố tụng. Đinh Ngọc Hệ trình bày, tôi nói không đúng, tất cả tài sản không phải của tôi nhưng thực chất là của tôi. Tôi nói tài sản đó là của cháu tôi nhưng thực chất tôi nhờ cháu tôi đứng tên. Chủ trương mua quyền thu phí và bỏ giá quyền thu phí là tôi ra chủ trương đó cho anh Diệt. Nên khi bị khởi tố, làm việc với cơ quan tố tụng tôi đã không khai như thế vì có lý do của nó.

Năm 2017, tôi bị khởi tố, trước đó tôi bị Ủy ban Kiểm tra Quân ủy và Thanh tra của Bộ Quốc phòng  kiểm tra thanh tra về vụ án thứ nhất. Khi đó, anh Diệt nói rằng thôi để anh ấy điều hành, chỉ đạo để anh biết các việc giải trình với các cơ quan và cháu tôi cũng nhận các tài sản đó của cháu tôi. Nhưng đến khi xét xử tôi thấy nó không còn phù hợp, không đúng tôi xin thành thật xin lỗi các cơ quan tố tụng”…

Ngoài ra, bị cáo Đinh Ngọc Hệ, còn “biện minh” cáo buộc tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng người khác để trục lợi”. Đinh Ngọc Hệ cho khẳng định, trong các mối quan hệ Hệ không nhờ vả, trao đổi ông với ông Đinh La Thăng và tất cả các cá nhân, tổ chức Bộ GTVT, Tổng công ty Cửu Long…

“Khi tôi mua quyền thu phí này, nhiều người nói tôi là thằng ngu nhất vì giá khởi điểm nếu mua cao lắm chỉ 1.500 tỉ đồng. Chúng tôi mua và đã trả tiền đầy đủ rồi, thì tiền đó là tiền của công ty Yên Khánh chứ không phải tiền của bất kỳ của Nhà nước và Bộ GTVT hay công ty Cửu Long. Việc gian dối tôi không làm, không chỉ đạo”, Đinh Ngọc Hệ trình bày. Cuối cùng Đinh Ngọc Hệ mong  HĐXX xem xét lại tội danh.


Bùi Phan

Vụ án do Tòa án Quân sự Quân khu 7 xét xử, tại trụ sở Tòa án Quân sự thủ đô. Chủ tọa phiên tòa: Thượng tá Nguyễn Xuân Phong.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ [SN 1971, tức Út “trọc”, cựu thượng tá quân đội, Phó Tổng giám đốc công ty Thái Sơn] bị truy tố về các tội Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

Cùng bị đưa ra xét xử còn có các ông Trần Văn Lâm [SN 1077, Tổng giám đốc công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn], Bùi Văn Tiệp [SN 1957, nguyên Sư đoàn trưởng F367, Quân chủng Phòng không - Không quân], Trần Xuân Sơn [SN 1986, nguyên Giám đốc chi nhánh tại Bình Dương, công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn]. Các ông này bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngoài ra, còn có ông Phùng Danh Thắm [SN 1965, nguyên đại tá, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng] bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại tòa

Mạo danh doanh nghiệp Quân đội

Theo cáo trạng được công bố, Đinh Ngọc Hệ là người có vai trò khởi xướng và chỉ đạo các đồng phạm Trần Văn Lâm, Bùi Văn Tiệp, Trần Xuân Sơn thực hiện tội phạm. Biết Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng có chủ trương mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, khoảng tháng 7/2009, Đinh Ngọc Hệ lúc đó là Phó trưởng phòng kinh doanh Tổng Công ty Thái Sơn đã trao đổi với Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư để đề nghị Ban Tổng Giám đốc cho thành lập pháp nhân mới. Pháp nhân mới là doanh nghiệp cổ phần do Tổng Công ty Thái Sơn và một số cá nhân góp vốn thành lập, theo mô hình công ty mẹ - con.

Ngày 5/8/2009, Đại tá Phùng Danh Thắm [TGĐ Tổng Công ty Thái Sơn] đã ký quyết định về việc đầu tư góp vốn, ủy quyền cho Cung Đình Mạnh là người đại diện vốn của cổ đông, quản lý 30% cổ phần; Đinh Ngọc Hệ là người đại diện vốn của cổ đông, quản lý 21% cổ phần vốn điều lệ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho pháp nhân mới là Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn. Công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Thái Sơn góp 51% cổ phần, tương đương 10,2 tỷ đồng nhưng cho các cổ đông nợ, khi công ty cổ phần kinh doanh có lãi thì dùng lợi nhuận được chia để góp vốn. Hai người quen của Đinh Ngọc Hệ góp 49% cổ phần, tương đương 9,8 tỷ đồng.

Tháng 9/2011, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn đổi tên thành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng do Đinh Ngọc Hệ là Chủ tịch HĐQT. Từ tháng 3/2013 đến khi bị bắt, Đinh Ngọc Hệ là Tổng giám đốc công ty, người đại diện theo pháp luật.

Tháng 11/2012, Tổng Công ty Thái Sơn quyết định rút 31% vốn cổ phần, nhưng đến tháng 8/2013 mới ký được hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần cho bà Lê Thị Thảo [trú tại TP.HCM, người quen của Đinh Ngọc Hệ]. Tháng 10/2017, Tổng Công ty Thái Sơn chuyển nhượng 20% cổ phần còn lại cho ông Trần Hoài Nam [trú tại TP.HCM] thu được số tiền 1,2 tỷ đồng.

Mặc dù danh nghĩa là công ty con của Tổng Công ty Thái Sơn nhưng thực chất vốn kinh doanh của công ty con là của cá nhân; mọi hoạt động đều theo sự quản lý, điều hành trực tiếp của Đinh Ngọc Hệ. Khi Tổng công ty đã rút 31% vốn nhưng phía công ty con vẫn lấy danh nghĩa là doanh nghiệp Quân đội để hoạt động kinh doanh.

Tổng Công ty Thái Sơn không góp vốn, đến tháng 10/2017 khi chuyển nhượng hết vốn, Tổng Công ty Thái Sơn vẫn chưa góp vốn cổ đông. Việc chuyển nhượng vốn cho bà Thảo, ông Nam chỉ là thủ tục để phía Tổng Công ty rút vốn ảo ra khỏi công ty cổ phần.

Dùng bằng giả để lên Thượng tá

Theo tài liệu truy tố, khoảng năm 2000, Đinh Ngọc Hệ mua của một đối tượng không rõ lai lịch 01 bảng điểm và 01 Bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân giả có nội dung “loại hình đào tạo tại chức ngành Quản trị kinh doanh” với giá 2,5 triệu đồng.

Ngày 15/10/2003, Đinh Ngọc Hệ được điều động từ Cục Hậu cần, Quân khu 7 về nhận công tác tại Xí nghiệp Hải Âu – Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam. Ông Hệ đã kê khai và nộp cho cơ quan chính trị bản sao Bằng tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân và bảng điểm giả nói trên.

Căn cứ vào hồ sơ của ông Hệ, tháng 4/2005, Xí nghiệp Hải Âu đã đề nghị bổ nhiệm cho bị cáo này từ quân nhân chuyên nghiệp [QNCN] sang giữ chức sĩ quan. Tuy nhiên, do ông Hệ chưa học qua trường quân sự nên Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam không đồng ý. Tuy không được chuyển sang giữ chức sĩ quan nhưng bị cáo vẫn kê khai tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân trong hồ sơ đề nghị nâng lương từ tháng 8/2004 đến tháng 5/2005.

Tháng 8/2005, Đinh Ngọc Hệ chuyển công tác từ Xí nghiệp Hải Âu về Công ty ADCC thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân. Bị cáo tiếp tục kê khai Bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân giả trong lý lịch cá nhân để được chứng nhận, làm đơn đề nghị bổ nhiệm từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan và kê khai lý lịch xin vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công ty ADCC tiến hành xác minh và xác định bằng tốt nghiệp trên là giả nên đã không giải quyết chuyển sang sĩ quan và không làm thủ tục kết nạp Đảng cho Đinh Ngọc Hệ; đồng thời yêu cầu ông này xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp đại học, nhưng bị cáo không cung cấp với lý do thất lạc.

Tháng 11/2006, Đinh Ngọc Hệ có quyết định điều động từ Công ty ADCC về Nhà máy A41, Quân chủng Phòng không-Không quân nhận công tác. Khi chuyển đơn vị, Công ty ADCC đã bàn giao hồ sơ cá nhân cho ông Hệ để trực tiếp giao cho đơn vị mới. Được giữ hồ sơ, Đinh Ngọc Hệ đã rút bản sao Bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, bảng điểm và công văn trả lời của trường Đại học Kinh tế quốc dân ra khỏi hồ sơ.

Tháng 1/2008, bị cáo Hệ có quyết định diều động từ Nhà máy A41 về Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga công tác. Hai tháng sau, Đinh Ngọc Hệ có quyết định bổ nhiệm làm phó Phòng kinh doanh, Tổng Công ty Thái Sơn, Trung tâm nhiệt đới Việt Nam.

Tháng 12/2009, Tổng Công ty Thái Sơn có quyết định điều động Đinh Ngọc Hệ về Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn làm chủ tịch HĐQT; đến tháng 3/2011 thì trở thành chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc Phòng.

Trong thời gian công tác tại Tổng Công ty Thái Sơn, để làm thủ tục nâng lương, phiên quân hàm quân nhân chuyên nghiệp, kết nạp đảng viên, bổ nhiệm cán bộ, Đinh Ngọc Hệ tiếp tục sử dụng kê khai bằng tốt nghiệp giả.

Năm 2010, bị cáo được điều chỉnh lương, nâng loại ngạch lương và phiên quân hàm QNCN từ Trung cấp; bậc 8/10; hệ số 5,60; Thiếu tá [QNCN] lên lương Cao cấp nhóm 2; Bậc 8/12, Hệ sô 6,10; phiên quân hàm Trung tá [QNCN].

Hai năm sau, bị cáo được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ hồ sơ, lý lịch đảng viên thể hiện Đinh Ngọc Hệ đã tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngành quản trị kinh doanh.

Tháng 7/2015, bị cáo Hệ được cấp số hiệu cán bộ. Một tháng sau, Bộ Quốc phòng có quyết định phong quân hàm sĩ quan cấp Thượng tá cho Đinh Ngọc Hệ. Đến tháng 4/2016, bị cáo được bổ nhiệm giữ chức phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn.

Cáo trạng khẳng định quá trình công tác trong Quân đội, Đinh Ngọc Hệ đã nhiều lần sử dụng văn bằng và giấy tờ, tài liệu giả nêu trên để kê khai hồ sơ đảng viên, đề nghị nâng lương, bổ nhiệm, phiên, phong quân hàm.

Bị cáo Hệ biết rõ việc mua bằng đại học giả khi không tham gia các khóa đào tạo tại trường là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện để sử dụng vào mục đích kê khai hồ sơ trái quy định, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của các bị can trong vụ án này. Hành vi của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Video liên quan

Chủ Đề