Vị đại tướng đầu tiên trong quân đội nhân dân việt nam là ai?

[Bqp.vn] - Ngày 28/7, tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Trung tướng Nguyễn Bình [30/7/1908 - 30/7/2018]. Ông là một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có công lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tới dự có đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân khu 3, Quân khu 7, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và nhân dân địa phương.

Trung tướng Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Là người có trí tuệ và thông minh, từ năm 16 tuổi ông đã tham gia hoạt động cách mạng với bản lĩnh kiên cường, bất khuất. Năm 20 tuổi, gia nhập Quốc dân Đảng, bị địch bắt đày đi Côn Đảo. Khi trở về ông tham gia Việt Minh với nhiều đóng góp quan trọng, là Tư lệnh đệ tứ chiến khu Đông Triều. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông lãnh đạo giành chính quyền ở Quảng Yên và vùng duyên hải Bắc bộ.

Cuối năm 1945, ông được Bác Hồ cử làm Đặc phái viên quân sự tại Nam bộ rồi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Nam bộ, được toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự tại Nam bộ. Năm 1946 ông được kết nạp Đảng. Ngày 25/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Trung tướng cho Nguyễn Bình - Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1951 ông hy sinh tại Cam-pu-chia. Đến năm 2000 hài cốt của ông được chuyển về an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Trung tướng Nguyễn Bình là nhà quân sự tài ba, nổi bật là tinh thần quyết đoán, mưu trí, chớp thời cơ, dũng cảm, chủ động tấn công. Ông là một trong những người xây dựng căn cứ quân sự sớm nhất mang tên Trần Hưng Đạo ở Quảng Ninh và chỉ huy cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Quảng Yên. Là người chỉ huy giỏi, ông đã tổ chức nhiều trận đánh với chiến lược sáng tạo, linh hoạt; tiến công kết hợp địch vận, một nghệ thuật chỉ đạo tác chiến hiệu quả. Điển hình là các trận đánh trên vùng duyên hải Đồng bằng Bắc bộ, những trận thủy chiến đầu tiên để hình thành nên Hải quân Nhân dân Việt Nam sau này; trận Bần Yên Nhân - trận đánh du kích kiểu mẫu ở Đồng bằng Bắc bộ, là kinh nghiệm quý cho các giai đoạn chống thực dân Pháp, kể cả trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau này.

Với tư duy vượt trội và khả năng tập hợp quần chúng, là những yếu tố để Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn tướng Nguyễn Bình vào nơi tiền tiêu Nam Bộ ngay từ buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Tại đây, Trung tướng Nguyễn Bình được người dân Nam bộ ca ngợi như một huyền thoại, với tài năng thu phục, tập hợp các đảng phái tại Nam bộ thành lực lượng cách mạng mà không phải dùng bạo lực. Ông chỉ đạo hoạt động quân sự rất khoa học, có nhiều sáng tạo trong việc vận động gây dựng cơ sở ban đầu cho cách mạng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về công tác dân vận.

Để tưởng nhớ và ghi công vị tướng đã có nhiều đóng góp lớn cho đất nước, tại quê hương của ông ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ đã xây dựng Nhà lưu niệm Trung tướng Nguyễn Bình, bên cạnh di tích lịch sử quốc gia Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đây là những công trình văn hóa có ý nghĩa để giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về tấm gương cách mạng sáng ngời của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Trung tướng Nguyễn Bình cho các thế hệ sau, góp phần tô thắm trang sử vàng truyền thống văn hóa, cách mạng quê hương Hưng Yên.

Năm 1946, đang đi thị sát miền tây Khu 4 chống tàn quân Pháp từ Lào lăm le đánh xuống thì Lê Quốc Vọng [bí danh của thiếu tướng Lê Thiết Hùng khi đó] nhận được tin có điện của Hồ Chủ tịch gọi ông ra Hà Nội.

Trở ra thủ đô, ông mới biết Chính phủ quyết định tổ chức Đội Tiếp phòng quân để giám sát quân đội Pháp sẽ vào miền Bắc thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch theo nội dung Hiệp định sơ bộ 6.3.1946. Trong hồi ký Người học trò nhỏ của Bác Hồ, thiếu tướng Lê Thiết Hùng kể lại cuộc gặp này tại Bắc bộ phủ, Bác bảo: “Thường vụ và Bác đã cân nhắc kỹ. Việc này chỉ có chú làm được. Chú nhận đi!”. Và cũng chính ngày hôm ấy, Hồ Chủ tịch chọn tên mới cho ông là Lê Thiết Hùng với ý nghĩa trong “chất thép” có “chất hùng”.

Lúc này, đang cần một sĩ quan hàm tướng để chỉ huy Đội Tiếp phòng quân và tương xứng với sĩ quan Pháp khi làm việc trong khi vào thời điểm đó, phía ta chưa có ai được phong tướng. Vì thế, tuy chưa có sắc lệnh phong chính thức nhưng từ năm 1946, Lê Thiết Hùng đã mang hàm thiếu tướng, trở thành vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong các sắc lệnh về điều động công tác do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký năm 1947 đều ghi rõ là “Thiếu tướng Lê Thiết Hùng”.

Một ngày Hà Nội giao mùa, chúng tôi được bà Lê Mai Hương, người con duy nhất của thiếu tướng Lê Thiết Hùng tiếp chuyện. Từng ký ức về cha mẹ chầm chậm trở về trong nỗi nhớ của bà qua những kỷ vật gia đình. Thật lạ kỳ, sự xếp đặt của số mệnh khiến ông Lê Thiết Hùng luôn gắn với các sự kiện mang dấu ấn đầu tiên: Chính trị viên đội vũ trang đầu tiên - Đội du kích Pác Bó; Tổng thanh tra đầu tiên của quân đội; tư lệnh đầu tiên Bộ Tư lệnh Pháo binh…

Từ năm 1963, thiếu tướng Lê Thiết Hùng rời quân đội tham gia hoạt động ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước VNDCCH tại CHDCND Triều Tiên. Ít ai ngờ, một con người được tôi luyện trong môi trường quân sự khắc kỷ, khi làm hiệu trưởng đầu tiên của trường quân sự pháo binh, đã khiến học viên “xanh lè mắt” với từng động tác giáo cụ thuần thục, vậy mà sang làm ngoại giao đã có con mắt xanh để sau này chúng ta có một nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ tài năng.

Năm 1967, Nguyễn Tài Tuệ cùng hàng trăm sinh viên có mặt tại Bình Nhưỡng để nhập học tại Nhạc viện quốc gia Triều Tiên. Tuy nhiên, khi nhà trường xem xét lại hồ sơ, thấy Nguyễn Tài Tuệ không có bằng sơ cấp âm nhạc nên Bộ Giáo dục Triều Tiên cử người xuống gặp Đại sứ Lê Thiết Hùng, nêu thiếu sót trên và cho rằng Nguyễn Tài Tuệ không thể và không có đủ trình độ để vào học nhạc viện được.

Cho gọi Nguyễn Tài Tuệ đến đại sứ quán, Đại sứ Lê Thiết Hùng chăm chú nghe anh trình bày vắn tắt về quá trình phấn đấu cho đến khi được sang Nhạc viện quốc gia Triều Tiên du học. Cuối cùng, qua 3 lần tiến hành kiểm tra một cách chặt chẽ về tất cả các bộ môn cơ bản, Nguyễn Tài Tuệ đã được đặc cách vào thẳng đại học.

“Anh Lê Thiết Hùng kiến văn rộng rãi, am tường nhiều vấn đề âm nhạc nên giữa hai chúng tôi có nhiều điểm để gắn bó và dễ dàng giao lưu. Ở Bình Nhưỡng, anh Lê Thiết Hùng rất gắn bó với anh em lưu học sinh. Tiếc là khi tôi hoàn thành chương trình du học, trình bày thành công xuất sắc bài bảo vệ tốt nghiệp thì anh đã hoàn thành nhiệm vụ đại sứ, về nước năm 1970 và nhận nhiệm vụ mới”, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ chia sẻ.

Thiếu tướng Lê Thiết Hùng [1908 - 1986], tên thật là Lê Văn Nghiệm sinh tại xã Hưng Thông, H.Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông tốt nghiệp Trường Võ bị Hoàng Phố [Trung Quốc], từng tham gia quân đội Tưởng Giới Thạch và được phong quân hàm tới đại hiệu [tương đương đại tá]. Sau khi về nước, ông là một trong những cán bộ chủ chốt đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông đã trải qua nhiều vị trí công tác như Cục trưởng Cục Quân huấn, Hiệu trưởng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Phó trưởng ban Đối ngoại T.Ư Đảng... và được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Đợt phong quân hàm tướng đầu tiên

Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh chính thức phong quân hàm tướng đợt đầu tiên cho 10 quân nhân. Khi sự kiện này được công bố trên Đài tiếng nói Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên phương Tây: Vì sao một lúc phong nhiều tướng như vậy; Việc phong cấp này được tiến hành dựa theo những tiêu chuẩn nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời giản dị: Đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng; thắng trung tướng phong trung tướng; thắng đại tướng phong đại tướng. Cụ thể:

Sắc lệnh số 110/SL ngày 20.1.1948, phong cấp hàm đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ.

Sắc lệnh số 115/SL ngày 25.1.1948, phong cấp hàm trung tướng cho ông Nguyễn Bình - Khu trưởng Chiến khu 7 kiêm Ủy viên Quân sự Nam bộ.

Sắc lệnh 111/SL ngày 20.1.1948 phong cấp hàm thiếu tướng từ ngày 1.1.1948 cho các ông: Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia; Nguyễn Sơn - Khu trưởng Chiến khu 4; Chu Văn Tấn - Khu trưởng Chiến khu 1; ông Hoàng Sâm - Khu trưởng Chiến khu 2.

Sắc lệnh 112/SL ngày 20.1.1948 phong cấp hàm thiếu tướng từ ngày 1.1.1948 cho các ông: Trần Tử Bình - Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ; Văn Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Chính trị; Lê Hiến Mai - Chính trị ủy viên Chiến khu 2.

Sắc lệnh số 117/SL ngày 25.1.1948 phong ông Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng Quân giới cấp hàm thiếu tướng.

Trong lịch sử hình thành và phát triển, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có tổng cộng 16 Đại tướng, mới đây nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, được thăng quân hàm lên Đại tướng ngày 12/7/2021.

Vị Đại tướng đầu tiên và cũng là Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng năm 1948. Ảnh: TTXVN.

Năm 1959, đồng chí Nguyễn Chí Thanh trở thành Đại tướng thứ hai trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng giữ chức vụ cao nhất là Chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Văn Tiến Dũng được phong quân hàm Đại tướng vào năm 1974, chức vụ cao nhất mà đồng chí từng giữ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 1980 - 1987. Ảnh: TTXVN.

Năm 1980, đồng chí Hoàng Văn Thái được phong quân hàm Đại tướng, và là người thứ tư trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm cấp bậc này. Đồng chí Hoàng Văn Thái từng là Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội ta giai đoạn 1945 - 1953. Ảnh: TTXVN.

Đại tướng Chu Huy Mân sinh năm 1913, mất ngày 2006 được phong quân hàm Đại tướng năm 1982. Chức vụ cao nhất mà đồng chí từng giữ bao gồm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước [1981 - 1986]. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Lê Trọng Tấn được phong quân hàm Đại tướng năm 1984; đồng chí từng giữ các chức vụ Thứ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng [1980 - 1986]. Ảnh: TTXVN.

Cũng trong năm 1984, đồng chí Lê Đức Anh được phong quân hàm Đại tướng. Đại tướng Lê Đức Anh từng giữ các chức vụ Chủ tịch nước [1992 -1997] và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [1987 - 1991]. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Nguyễn Quyết được phong quân hàm Đại tướng năm 1990 và là Đại tướng thứ 8 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đồng chí từng giữ các chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Ảnh: TTXVN.

Cũng được phong quân hàm Đại tướng trong năm 1990 là đồng chí Đoàn Khuê. Tướng Đoàn Khuê từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 1991 - 1997. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Phạm Văn Trà được phong quân hàm Đại tướng năm 2003, chức vụ cao nhất mà đồng chí từng giữ là Bộ trưởng Bộ quốc phòng giai đoạn 1997 - 2006. Ảnh: TTXVN.

Năm 2007, đồng chí Lê Văn Dũng cùng đồng chí Phùng Quang Thanh được phong quân hàm Đại tướng. Đồng chí Lê Văn Dũng từng giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và Tổng tham mưu trưởng. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Phùng Quang Thanh từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ quốc phòng giai đoạn 2006 - 2016. Ảnh: TTXVN.

Năm 2015, các đồng chí Đỗ Bá Tỵ và Ngô Xuân Lịch cùng được phong quân hàm Đại tướng. Đồng chí Đỗ Bá Tỵ từng giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội và Tổng tham mưu trưởng. Ảnh: TTXVN.

Trong khi đó, các chức danh cao nhất của Đại tướng Ngô Xuân Lịch bao gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [2016 - 2021] và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị [2011 - 2016]. Ảnh: TTXVN.

Năm 2019, đồng chí Lương Cường được phong quân hàm Đại tướng và trở thành vị đại tướng thứ 15 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Mới đây nhất, vào ngày 12/7/2021, đồng chí Phan Văn Giang đã được phong quân hàm Đại tướng. Hiện, đồng chí Phan Văn Giang đang giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: TTXVN.

Trần Trân [Theo Kiến Thức]

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề