Ví dụ về tính phổ biến, trong tự nhiên

Câu 2: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là một trong 2 nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó khẳng định giữa các SVHT trong thếgiới luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sự vận động phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu và nắm vữngnguyên lí về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa to lớn trong xem xét cải tạo các sự vật hiện tượng trong hoạt động thực tiễn.*Quan điểm các nhà siêu hình:+ các SVHT trong thế giới cô lập tách rời, không liên hệ với nhau.+ Nếu thừa nhận thì liên hệ hời hợt bên ngoài.+ Không chuyền hóa lẫn nhau, cái nọ đặt bên cạnh cái kia.-> Ph.Ăng Ghen nhận xét: Họ chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng.* Quan điểm CNDV biện chứng- k/n MLH : Là 1 Phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động, ràng buộc, quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, cácmặt trong 1 sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau.VD: - Điện tích âm và điện tích dương trong 1 nguyên tử- Trong XH: Mối liên hệ giữa con người với con người, cá nhân với cá nhân,cá nhân với tập thể, cá nhân với gia đình,với bạn bè..- Trong 1 quốc gia: mối liên hệ kinh tế – Chính trị – văn hóa, an ninh quốc phòng…- k/n mối liên hệ phổ biến: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính phổ biến của mối liên hệ, của các sự vật hiện tượng trong thếgiới và các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng trong thế giới.Mối liên hệ phổ biến nhất là liên hệ giữa các mặt đối lập,mối liên hệ giữa lượng và chất, mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng.- Nguyên lí: Các sự vật hiện tượng trong thế giới và các yếu tố trong cùng 1sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ điều này là khác quan .-Cơ sở của MLH: Các sự vật hiện tượng chịu sự quy định của các quy luật khách quan của thế giới vật chất.* Tính khách quan của MLH: Mọi SVHT trong thế giới là tồn tại khách quan do vậy mối liên hệ của các sự vật hiện tượngcũng tồn tại khách quan.- Bất cứ sự vật nào cũng tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc với sự vật khác, không có cái gì ra đời từ cái hư vô, tất cả đều cónguồn gốc của nó.- Các SVHT dù phong phú bao nhiêu cũng đều chỉ là những dạng vật chất của một thế giới duy nhất, thống nhất thế giới vậtchất; cho nên chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau.- Các SVHT trong thế giới chỉ biểu hiện tự tồn tại của mình thông qua vận động và tác động lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật củaSVHT chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt trong bản thân chúng, hay của chúng với SVHT khác.- Các mối liên hệ, quan hệ thay đổi khi SVHT thay đổi và ngược lại…mối quan hệ cụ thể có thể mất đi, nhưng sự quan hệ, liênhệ với thế giới thì không thể mất đi.Ví dụ: trong tự nhiên: sự tác động, liên hệ lẫn nhau giữa thế giới hữu cơ, vô cơ, giữa động vật và thực vật, cơ thể với môitrường. Trong xã hội: liên hệ, tác động giữa kinh tế-chính trị, văn hóa, giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa người vớingười. Trong tư duy: giữa các phạm trù-khái niệm, giữa biết và chưa biết.Vd: MLH giữa hấp thụ và bài tiết trong cơ thể con người* Tính phổ biến của MLH: Bất kỳ SVHT nào ở không gian thời gian nào đều có mối liên hệ với SVHT khác. Ngay trong cùngmột SVHT bất kỳ 1 thành phần nào, bộ phậ nào, yếu tố nào đều có mối liên hệ- Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoàimối liên hệ.- Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức nhưng đều là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến, chung nhất. Những hình thứcliên hệ riêng lẻ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu, phép biện chứng chỉ nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến,những mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.+ Trong tự nhiên: Mối liên hệ giữa động vật- thực vật-> cân bằng hệ sinh thái+ Trong xã hội : Mối liên hệ giữa giai cấp với giai cấp. con người với con người [con người là tổng hòa các mỗi quan hệ]+ Trong tư duy: MLH giữa cái biết – cái chưa biếtMLH nhận thức cao – nhận thức thấpMLH giữa khái niệm, phạm trù, định luật* Tính đa dạng và phong phú muôn vẻ của MLH:Bắt nguồn từ tính phong phú muôn vẻ của thế giới vật chất. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng các sự vật hiện tượngvô cùng đa dạng, phong phú.- Có những mối liên hệ tác động đến nhiều lĩnh vực rộng lớn của thế giới [MLH: bản chất-hiện tượng, mối liên hệ cái chungcái riêng, nội dung-hình thức]- Có mối liên hệ chỉ diễn ra trong một lĩnh vực, một sự vật cụ thể [ví dụ đồng hóa, dị hóa chỉ diễn ra trong lĩnh vực sinh học].Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp: ví dụ người với người trong quan hệ sản xuất vật chất [trực tiếp], sản xuất-tiêudùng phải trải qua lưu thông phân phối [gián tiếp].- Tính phong phú muôn vẻ có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: Mối liên hệ bên trong và mối liên hệbên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu; mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất; mối liên hệ tất nhiên vàmối liên hệ ngẫu nhiên; mối liên hệ cơ bản và không cơ bản, Có mối liên hệ quyết định sự tồn tại phát triển của sự vật, có mối liênhệ chỉ chịu ảnh hưởng đến sự phát triển. Sự phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối và không được tuyệt đối hóa bất cứ dạngliên hệ nào.* Ý nghĩa PPL:- Trong nhận thức và cải tạo sự vật đòi hỏi chủ thể phải có quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể nghĩa là phải vạch ra tất cảcác mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng đó.+ Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi phân tích sự vật, hiện tượng phải tính toán đến các điều kiện không gian, thời gian; phảixem xét đầy đủ các mối quan hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác; phải nghiên cứu cả quá khứ, hiện tại và tương lai của nó.Mặc dù không làm được đầy đủ hoàn toàn như vậy, nhưng phương pháp đó tránh cho chúng ta những sai lầm đáng tiếc trong nhậnthức và trong thực tiễn.+ Quán triệt quan điểm toàn diện nhưng phải xác định được vai trò, vị trí, tính chất của từng mối quan hệ cụ thể. Song, xem xéttoàn diện không phải xem xét một cách bình quân, ngang bằng mọi mối liên hệ mà phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mốiliên hệ; phải phân biệt cái bên trong, tất yếu, cơ bản, chủ yếu với cái bên ngoài, ngẫu nhiên không cơ bản, thứ yếu. Có như thế chúngta mới nắm được thực chất sự vật cần nghiên cứu. Tuy nhiên, để nhận thức được bản chất của sự vật, cần xem xét có trọng tâm,trọng điểm.- Trong nhận thức và cải tạo thực tiễn, cần chống quan điểm phiến diện, một chiều, áp đặt chủ quan. Xem xét toàn diện nhưngcần có trọng tâm trọng điểm.- Vận dụng quan điểm toàn diện trong lĩnh vực quân sự trong khi xem xét, đánh giá tình hình địch ta, yếu tố liên quan, khảnăng giành thắng lợi.+ Khi nhận xét, đánh giá con người phải toàn diện, đặc biệt là thông qua các mối quan hệ, sự tác động của các mối quan hệ.+ Trong giáo dục, quản lý, chỉ huy bộ đội cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, kết hợp nhiều nội dung, biện pháp khácnhau

Mối liên hệ phổ biến là điểm xuất phát của phép biện chứng duy vật. Quan điểm về mối liên hệ phổ biến và quan điểm về sự phát triển là đặc điểm chung của phép biện chứng duy vật.

Thế giới thống nhất với vật chất. Thế giới vật chất có mối liên hệ phổ biến. Đồng thời mối liên hệ phổ biến của sự vật tạo nên sự vận động, biến đổi và phát triển của sự vật.

Hai mặt thống nhất và đối lập bên trong sự vật tạo thành mâu thuẫn. Bản thân các mối liên hệ cố hữu, bản chất và tất yếu của sự vật là quy luật.

1, Định nghĩa về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ phổ biến là chỉ mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật và giữa các nhân tố trong sự vật.

2, Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến

[1], Mối liên hệ phổ biến phải có tính phổ biến

Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.

[2], Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan

Nó là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.

[3], Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng

Từ các khía cạnh khác nhau, mối liên hệ phổ biến có thể được chia thành mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp. Mối liên hệ phổ biến bản chất và mối liên hệ phổ biến hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.

Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên. Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài. Quan hệ nhân quả, mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận. Những mối liên hệ phổ biến khác nhau có tác dụng khác nhau đến sự tồn tại và phát triển của sự vật.

[4], Mối liên hệ phổ biến có tính cụ thể và tính điều kiện

Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

3, Nguyên lý và yêu cầu phương pháp luận của các mối liên hệ phổ biến

[1], Nguyên lý

Mối liên hệ phổ biến là chỉ sự ảnh hưởng lẫn nhau và sự kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật và các yếu tố bên trong sự vật. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể hữu cơ với những mối liên hệ phổ biến. Mọi thứ đều nằm trong những mối liên hệ phổ biến. Những sự vật cô lập không thể tồn tại được. Mối liên hệ giữa các sự vật là phổ biến và khách quan, nhưng cũng vừa cụ thể và có điều kiện.

>> Ví dụ về sự Mâu thuẫn trong tự nhiên [Khái niệm và quy luật về mâu thuẫn]

[2], Yêu cầu phương pháp luận

Chúng ta phải kiên trì, học cách quan sát và giải quyết các vấn đề bằng quan điểm của mối liên hệ phổ biến.

1, Tấn công Ngụy Quốc cứu Triệu Quốc. Cứu Triệu Quốc không trực tiếp phái quân cứu trợ. Mà thông qua cách tấn công Ngụy Quốc khiến Ngụy Quốc phải rút quân khỏ Triệu Quốc. Chứng tỏ giữa lợi ích của Ngụy Quốc và sự an nguy của Triệu Quốc có mối liên hệ phổ biến với nhau. Cũng giống như “môi hở răng lạnh vậy”.

2, Ví dụ, khi bạn muốn trồng một cái cây. Bạn phải có hạt giống và đất. Bạn phải tưới nước cho nó mỗi ngày. Đồng thời phải cho nó quang hợp, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Chỉ có như vậy thì hạt mới nảy mầm. Nếu như không có những điều kiện kết, hạt giống sẽ không bao giờ nảy mầm. Có thể thấy rằng giữa hạt giống và môi trường xung quanh có mối liên hệ nhất định.

3, Cá không thể sống thiếu nước.

Cửa thành cháy, vạ đến cá dưới ao. [theo tích cửa thành cháy, người ta lấy nước ở hào bên thành cứu hoả, làm cho cá chết vì hết nước]. Chó chết, bọ chó chết theo.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

4, Trong cuộc sống kinh tế, giữa giá cả, giá trị và mối quan hệ cung cầu có mối liên hệ phổ biến. Sai một li đi một dặm.

5, Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi.

Khi giải đề lý, hóa, chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán. Khi học các kiến thức về môn xã hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy lô gíc của các môn tự nhiên.

6, Nhân tế bào, chất tế bào, màng tế bào liên kết với nhau tạo thành tế bào hữu cơ.

7, Thực vật, nước và không khí có mối liên hệ phổ biến. Nước và không khí là điều kiện sinh tồn của thực vật. Thực vật có tác dụng làm sạch đối với nước và không khí.

8, Bên trong thế giới tự nhiên có mối liên hệ lẫn nhau. Bên trong xã hội nhân loại có mối liên hệ lẫn nhau. Bên trong ý thức của con người cũng có mối liên hệ lẫn nhau.

Thế giới tự nhiên và xã hội nhân loại có mối liên hệ lẫn nhau. Thế giới khách quan và ý thức của con người có mối liên hệ lẫn nhau. Từ đó hình thành nên một tổng thể thế giới thống nhất.

Xem thêm:

> Dạy học Kỹ năng giải quyết vấn đề [ Phương pháp sâu trong Cách giải quyết vấn đề]

> Phương pháp tư duy giải quyết vấn đề và những ví dụ [người thông minh giải quyết và tư duy thế nào]

> Phương pháp kỹ năng giải quyết vấn đề [ trong công việc, nghiên cứu học tập và cuộc sống]

> Người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào [Cách giải quyết vấn đề có quy trình và phương pháp khoa học]

> [Phân tích sâu] Phương pháp kỹ năng giải quyết vấn đề bằng bản chất và tư duy quy luật

> Lý do Lương mở dự án HIEUTHEM

Video liên quan

Chủ Đề