Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về nhà ngay

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Nhà ảo thuật trang 40 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?

Bài đọc

Nhà ảo thuật

1. Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền.

2. Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lý, nhà ảo thuật. Các em giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Biết hai chị em thích xem ảo thuật, chú Lý bảo các em chờ một lát. Nhưng chị em Xô-phi đã về nhà ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

3. Thế rồi không biết hỏi thăm ai, buổi tối hôm ấy, chú Lý tìm tới nhà. Lúc đó, mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Bước vào nhà, chú nói :

- Tôi đến để cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan.

4. Mẹ mời chú Lý uống trà. Chú nhận lời. Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn, cả nhà cứ chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô-phi lấy một cái bánh , đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng.

Hai chị em thán phục nhìn chú Lý. Đúng là một nhà ảo thuật đại tài.

Theo BLAI-TƠN

[Lương Hùng dịch]

- Ảo thuật : nghệ thuật dùng sự khéo léo tạo ra nhiều biến hóa khiến người xem tưởng có phép lạ.

Tình cờ : bất ngờ, không biết trước, không định trước.

Chứng kiến : chính mình trông thấy.

Thán phục : đánh giá cao tài năng của người khác.

Đại tài : rất tài.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao trang 61 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 2. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao?"

Câu 1

Đoạn thơ dưới đây tả các sự vật và con vật nào ? Cách gọi và tả chúng có gì hay ?

Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.

                                              TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em hãy tìm những sự vật được gọi tên và có hoạt động, suy nghĩ, tính cách giống con người.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn thơ này tả : lúa, tre, cò, gió và mặt trời. 

- Tác giả đã dùng phép nhân hoá làm để gọi và tả sự vật để khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn: 

+ Gọi: chị lúa, cậu tre, cô gió, bác mặt trời

+ Tả: Chị lúa [phất phơ bím tóc]; cậu tre [bá vai nhau thì thầm đứng học]; đàn cò [khiêng nắng qua sông]; cô gió [chăn mây trên đồng]; bác mặt trời [đạp xe qua núi].

Câu 2

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao ?":

a] Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b] Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là người phi ngựa giỏi nhất.

c] Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Phương pháp giải:

Bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? nêu lên nguyên nhân của sự việc.

Lời giải chi tiết:

a] Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b] Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là người phi ngựa giỏi nhất.

c] Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

3. Đặt dấu phẩy trong câu

a. Vì mải chơi Tuấn đã quên làm bài tập môn Tiếng Việt.

b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.

c. Bạn Hoa được khen vì có thành tích học tập tốt. 


a. Vì mải chơi, Tuấn đã quên làm bài tập môn Tiếng Việt.

b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c. Bạn Hoa được khen vì có thành tích học tập tốt. 


1 Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B . Luyện từ và câu – Tuần 26 Trang 35 Vở bài tập [VBT] Tiếng Việt 3 tập 2 – Luyện từ và câu – Tuần 26 – Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 2

 Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B :

 1. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A :

2. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A :

               A                                                              B

Tên một số lễ hội

M : lễ hội đền Hùng,……………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Tên một số hội

M : hội bơi trải,…………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………

Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội

M : đua thuyền,……………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………..

[3] Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :

a] Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khâp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.

b] Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.

c] Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.

Quảng cáo

d] Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

TRẢ LỜI:

1. Tìm và ghi vào cột B các từ ngữ theo yêu cầu ở cột A :

2. tìm và ghi vào cột Bcacs từ theo yêu cầu của cột A 

             A                                                              B

Tên một số lễ hội

M : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Cầu mùa [dân tộc Khơ mú], lễ hội Chử Đổng Tử, lễ hội Dinh Cớ,…

Tên một số hội

M : hội bơi trải, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền, hội đền Và, hội đua ghe Ngo [dân tộc Khơ me], hội vật…

Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội

M : đua thuyền, đua voi, thi nấu cơm, đấu vật, chọi trâu, múa hát, kéo co, ném còn, đánh đu…

[3] Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :

a] Vì thương dân, Chử Đổng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

b] Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c] Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

d] Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề