Vì sao cải cách hành chính

Người dân làm thủ tục hành chính tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Gò Vấp [TP. HCM]. [Ảnh: sggp.org.vn]

Từ vị trí thứ 23 trong năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh bị tụt xuống vị trí 43 trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính [PAR INDEX] năm 2021.

Là một siêu đô thị nổi tiếng năng động, vậy tại sao thành phố lại bị tụt hạng và vấn đề cải cách hành chính được nhiều đại biểu thảo luận tại cuộc họp kinh tế-xã hội của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4/8.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính thành phố đang khảo sát, tìm nguyên nhân khiến chỉ số cải cách hành chính của thành phố bị tụt hạng.

Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ, các thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng thường phát sinh hồ sơ trễ hẹn, ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh từ người dân.

Một trong những nút thắt đại diện nhiều sở, ngành phản ánh đó là quy trình nội bộ giữa các sở ngành, quận, huyện còn chưa hiệu quả, “lòng vòng.”

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trên địa bàn hiện còn chậm và có nhiều bất cập.

Dù đã áp dụng quy trình cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ nhưng chất lượng tham gia góp ý khi được hỏi ý kiến giữa các Sở, ngành, đơn vị chưa cao.

"Chúng ta cứ nói cải cách thủ tục nhưng chất lượng tham gia ý kiến cũng cần phải nâng lên. Các sở, ngành muốn công việc chạy nhanh, bớt quay vòng thì khi đóng góp ý kiến, tham mưu cần rõ ràng, chất lượng hơn," ông Trần Quang Lâm nói.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện nay, các Sở, ngành, đơn vị hỏi ý kiến rất nhiều, Sở Công Thương cũng phải trả lời các sở khác. Việc này làm tiêu tốn nhiều thời gian.

Do đó, đại diện Sở Công Thương thành phố cho rằng, muốn giải quyết nhanh hồ sơ cần tăng trách nhiệm của các sở chuyên ngành; đồng thời đề xuất Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố cho chủ trương một lần rồi thực hiện.

[Chỉ số cải cách hành chính 2021: Hải Phòng giữ ngôi quán quân]

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, dù Sở được giao ngân sách nhưng chưa thể thực hiện công việc do chưa nhận góp ý từ những đơn vị khác. Do đó, từ lúc xin chủ trương đến triển khai phải mất nhiều tháng cho một phần việc trong khi thực tế có thể thực hiện nhanh hơn.

Trong khi đó, thành phố đang tập trung hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, việc giải quyết hồ sơ phải nhanh và kịp thời; đồng thời trong quy trình xử lý nội bộ phải chuẩn bị tương thích với chủ trương để đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Liên quan đến bất cập trong công tác cải cách hành chính, ông Phan Văn Mãi-Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, năng lực tiếp nhận, phối hợp xử lý các vấn đề đang là điểm vướng của địa phương.

Điểm nghẽn này cần được tháo gỡ để mọi phần việc chạy nhanh hơn, đầu tư công, đầu tư xã hội đạt hiệu quả hơn.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý, ngoài khối lượng công việc tăng sau dịch, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần xem lại tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn giải quyết công việc.

Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện và triển khai ứng dụng theo dõi việc xử lý phản ánh kiến nghị của người dân theo thời gian thực. Sau khi đi vào hoạt động, các sở, ngành đều phải tham gia ứng dụng này theo quy định chung.

Dù còn một số bất cập song công tác cải cách hành chính ở nhiều đơn vị đã ghi nhận tín hiệu tích cực.

Một trong những điểm sáng trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 7 tháng năm 2022 đó là thành phố đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tương tác giữa chính quyền với doanh nghiệp, người dân.

Thành phố đã phát triển Cổng thông tin 1022 trở thành công cụ điều hành, giám sát, có thể phân tích dữ liệu, xử lý phản ánh của người dân theo thời gian thực, có biểu đồ nhiệt, bản đồ số để đánh giá độ hài lòng của người dân ở từng khu vực, xã, phường.

Trong 7 tháng năm 2022, cổng thông tin này đã nhận trên 22.000 phản ánh, kiến nghị của người dân, tập trung vào lĩnh vực trật tự đô thị, tài nguyên môi trường…

Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển Cổng thông tin 1022 thêm chức năng chỉ đạo điều hành xử lý phản ánh kiến nghị người dân, dự kiến triển khai thử nghiệm từ ngày 8/8 đến hết ngày 30/8.

Bên cạnh đó, thành phố đang hoàn chỉnh bảng điều khiển kỹ thuật số [dashboard] về cổng thông tin đối ngoại giữa doanh nghiệp và chính quyền theo thời gian thực.

Dự kiến trong năm nay, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ hoàn thành cổng dịch vụ công của thành phố, kết nối cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống xác thực, định danh của Bộ Công an. Mục tiêu của chính quyền thành phố là 100% thủ tục hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh có thể thực hiện mức độ 3, 4.

Dự kiến vào tháng 10/2022, thành phố sẽ hoàn thành kết nối Cổng dịch vụ công thành phố và hệ thống xác thực, định danh theo Đề án 06. Theo đó, mỗi người dân, tổ chức chỉ dùng một tài khoản thống nhất để sử dụng dịch vụ từ Cổng dịch công trực tuyến của thành phố và Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ngoài ra, thời gian tới, thành phố dự kiến tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá nguyên nhân, hạn chế của các Chỉ số PCI, PAR Index, PAPI trên cơ sở kết quả năm 2021 và triển khai giải pháp khắc phục hạn chế trong năm 2022…/.

Hứa Chung [TTXVN/Vietnam+]

Thủ tục hành chính là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính Nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính Nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính Nhà nước theo quy định của pháp luật. Vậy tại sao phải cải cách thủ tục hành chính? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư 247 để biết thêm chi tiết nhé!

Cải cách thủ tục hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cải cách thủ tục hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia.

Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính bởi các lý do sau đây:

  • Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.
  • Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.
  • Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …
  • Cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
  • Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội…

Thủ tục hành chính có những đặc trưng sau:

  • Thủ tục hành chính tuy do nhiều cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện nhưng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này là chủ thể chủ yếu;
  • Thủ tục hành chính đo pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
  • Thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau;
  • Thủ tục hành chính gắn với công tác công văn, giấy tờ của Nhà nước.

Mời bạn xem thêm:

  • Cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính với người dân

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận độc thân; tạm ngừng kinh doanh; xin cấp phép bay flycam, giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục hành chính là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP có quy định: “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”.

Yêu cầu về nội dung trong quy định thủ tục hành chính bao gồm những gì?

Một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:– Tên thủ tục hành chính.– Trình tự thực hiện.– Cách thức thực hiện.– Thành phần, số lượng hồ sơ.– Thời hạn giải quyết.– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

– Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.

0 trên 5

Video liên quan

Chủ Đề