Vì sao phải chích ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60. Tuy nhiên, mầm mống gây bệnh là do virut HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người bệnh từ hàng chục năm trước đó. Do vậy, chích ngừa HPV ngay từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất để các chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người. Hiện có hơn 100 type HPV khác nhau, nhưng chỉ có một số ít virus có khả năng gây ung thư cao. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng ngược lại, có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. 

HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua giao hợp trung bình là 40%. Ở phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV trong 10 năm đầu tiên sau giao hợp là 25%, trong suốt cuộc đời có thể lên tới 80%. HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa. 

Vắc xin phòng HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số type HPV đặc biệt, cụ thể phòng 2 type 16,18 gây ung thư cổ tử cung và 2 type 6,11 gây sùi mào gà bộ phận sinh dục. Loại vắc xin này không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới.

Vắc xin HPV được chứng minh an toàn, hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng

2. Có mấy loại vắc xin HPV?

Hiện có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil [Mỹ] và Cervarix [Bỉ]. 2 loại vắc xin này đã được chấp thuận là an toàn và hiệu quả, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%. 

Các đặc tính của 2 loại vắc xin này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Loại vắc xin

Gardasil

Cervarix

Chủng phòng ngừa

4 loại HPV type 6, 11, 16 và 18

2 loại HPV type 16 và 18

Đối tượng tiêm ngừa

Nữ giới từ 9 – 26 tuổi

Nữ giới từ 10 – 25 tuổi

Công dụng

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung [ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung].

Cách dùng

  • Tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên của phía trên đùi, không được tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vắc xin được dùng nguyên dạng, đơn liều 0,5ml.
  • Lắc kỹ lọ trước khi tiêm, sau khi lắc vắc xin là dịch đục màu trắng.
  • Vắc xin cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi.

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin, cần tiêm đủ liều và đúng lịch. Trường hợp để muộn so với lịch tiêm nên tiêm mũi bổ sung tiếp theo, không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu, nhưng thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm không được quá 2 năm. 

3. Đối tượng NÊN và KHÔNG NÊN chích ngừa HPV

Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên chích ngừa HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì đây là thời điểm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể chích ngừa HPV.

Vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động, vẫn được khuyến khích tiêm ngừa khi đã quan hệ tình dục

Không nên tiêm vắc xin HPV nếu:

  • Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin.
  • Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Hãy điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin. 
  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Đang có thai hoặc đang cho con bú.
  • Đã nhiễm vi khuẩn HPV. 

Nếu chưa quan hệ tình dục, các chị em có thể chích ngừa HPV mà không cần làm thêm xét nghiệm. Nếu đã quan hệ, nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Tất cả các chị em phụ nữ nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

5. Tác dụng phụ thường gặp khi chích ngừa HPV

Loại vắc xin HPV đã được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây và rất an toàn. Thế nhưng, cũng như nhiều loại vắc xin khác, chích ngừa HPV cũng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như:

  • Đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Ngất xỉu

Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra, nên các chuyên gia y tế khuyến cáo các chị em không nên quá lo lắng.

Hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và tiêm ngừa sớm!

6. Nếu không tiêm vắc xin, khả năng lây nhiễm virus HPV cao không?

Nếu chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể bị nhiễm virus HPV nếu gặp phải các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ nhiều bạn tình
  • Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh
  • Có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc nhai thuốc lá, làm suy yếu hệ miễn dịch
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Dinh dưỡng kém, ăn uống không lành mạnh.

Bảng giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung tham khảo của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus :

Loại vắc xin

       Giá [VNĐ]       

Vắc-xin Gardasil [1 mũi]: Chưa bao gồm phí khám tư vấn     

1.900.000

Vắc-xin Gardasil [3 mũi]: Đã bao gồm phí khám tư vấn

6.000.000

CarePlus là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, là thành viên của Tập đoàn Singapore Medical Group [SMG] – nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore, với mạng lưới hơn 20 chuyên khoa và hơn 26 phòng khám. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú tại CarePlus luôn đạt chất lượng cao với đội ngũ y khoa giỏi cùng trang thiết bị tiên tiến.

Đặc biệt, dịch vụ tiêm ngừa ung thư cổ tử cung của CarePlus mang 3 ưu điểm nổi trội, được các chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn:

  • Khám trước khi tiêm ngừa: Bác sĩ khám sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm, hỏi về tiền sử sức khỏe, tình trạng dị ứng tiêm chủng, tư vấn cụ thể các loại vắc xin phù hợp với từng khách hàng.
  • Tiêm ngừa: Dùng đúng thuốc, đúng loại, đạt chất lượng, thực hiện đúng theo quy trình tiêm ngừa của Bộ Y tế.
  • Theo dõi sau tiêm ngừa: Theo dõi sau tiêm 30 phút tại khu vô trùng, sạch sẽ, cơ sở vật chất khang trang, giúp khách hàng an tâm, thoải mái.

Đăng ký Gói Tiêm vắc-xin HPV ngừa Ung thư Cổ tử cung TẠI ĐÂY

Để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ và những lưu ý khi chích ngừa HPV, vui lòng liên hệ Tổng đài Miễn cước Hotline: 1800 6116 [Nhấn phím 2] để được tư vấn và phục vụ chu đáo. 

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA SẢN PHỤ KHOA tại đây

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Tiêm vaccine HPV chưa được thử ở trẻ dưới 9 tuổi. Vì vậy vaccine không được cấp phép hoặc khuyến cáo cho bé gái dưới 9 tuổi.

2. Những lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

a. Độ an toàn và những phản ứng bất lợi sau khi tiêm

Các loại vaccine đều dễ dung nạp và không có lo lắng lớn về an toàn sức khỏe.

Trong các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, phản ứng thông thường từ các bé gái sau khi được tiêm là đau và sưng tại chỗ tiêm. Tình trạng này có thể kéo dài đến 2 ngày.

Ngoài ra có thể gặp một số phản ứng phụ khác như nhức đầu, sốt nhẹ, chóng mặt, nôn ói, đau nhẹ cơ và khớp.

Ngất cũng là phản ứng đã được ghi nhận sau khi tiêm vaccine HPV. Ngất thường thấy ở thanh thiếu niên sau khi đã trải qua nhiều thủ tục gây lo lắng và gây đau nhẹ. Vì nguyên nhân này bé gái nên được ngồi nghỉ và theo dõi trong vòng 15 phút sau khi tiêm vaccine HPV.

Sự kiện bất lợi sau tiêm nghiêm trọng là vô cùng hiếm. Sốc phản vệ có thể liên quan đến tiêm vaccine HPV và cảnh báo nên được ghi lại để tránh tiêm vaccine cho bé gái đã có phản ứng phản vệ với vaccine HPV và các vaccine khác có thành phần giống với vaccine HPV trước đó. Nếu chẩn đoán là sốc phản vệ, bé gái sẽ được chữa trị ngay lập tức.

b. Chống chỉ định với vaccine HPV

Vaccine HPV không nên được tiêm cho người đã bị sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi tiêm liều vaccine trước đó hoặc sau khi tiếp xúc với một trong những thành phần vaccine. Triệu chứng phản ứng phản vệ bao gồm: ngứa ngáy, nổi ban, nổi mề đay hoặc phồng rộp da, có thể khó thở, hạ huyết áp và lơ mơ. Nếu bất cứ triệu chứng nào xảy ra trong đợt tiêm trước, không nên tiêm thêm liều HPV tiếp theo và các vaccine khác có cùng thành phần.

√ Bé gái đang mắc bệnh lý nghiêm trọng có gây sốt không nên tiêm vaccine.

√ Vaccine HPV không được khuyến cáo sử dụng với phụ nữ đang mang thai. Nếu người nữ mang thai sau khi đã tiêm liều vaccine đầu tiên, các liều còn lại nên được hoãn cho đến sau thai kỳ.

√ Nếu không may vaccine HPV được tiêm cho người nữ đang mang thai thì không cần can thiệp gì. Cô ấy nên được theo dõi để xác định xem rằng vaccine không chứa virus sống và không có vấn đề sức khỏe ở mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Các liều vaccine còn lại nên được hoãn đến sau thai kỳ, lúc đó có thể hoàn tất lịch tiêm. Không cần phải bắt đầu lại lộ trình vaccine sau thai kỳ. HPV không gây thêm bất kỳ phản ứng bất lợi nào trên phụ nữ có thai. Nếu vaccine HPV đã được chích cho mẹ đang cho con bú, bạn hãy yên tâm vì đến nay vẫn chưa có vấn đề nghiêm trọng nào được báo cáo lại.

√ Vaccine HPV có gây ung thư? Vaccine HPV không làm gia tăng nguy cơ ung thư.

√ Vaccine HPV có gây bệnh tự kỷ? Mối liên hệ này được bác sĩ Andrew Wakefield đề cập đến năm 1998, sau đó giả thuyết này đã bị bác bỏ.

Bảng tóm tắt lộ trình chích ngừa ung thư cổ tử cung

Đối tượng được khuyến cáo nên tiêm HPV là bé gái tuổi từ 9-14, trước khi có hoạt động tình dục.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?

Vậy, nên chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu? Bạn có thể đến các trung tâm sau để được tư vấn và chích ngừa vaccine HPV.

Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội [Trước đây là Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội]

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa.

Điện thoại: [024] 3834 3537.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương [NIHE]

Địa chỉ:1, phố Yecxanh, quận Hai Bà Trưng.

Điện thoại: [024] 3971 6356.

Hệ thống tiêm chủng VNVC

VNVC Trường Chinh: 180 Trường Chinh, quận Đống Đa.

VNVC Icon 4 Cầu Giấy, 3 Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa [Cạnh Đại học Giao thông Vận tải].

Hotline: 1800 6595.

Website: //vnvc.vn/

Phòng tiêm chủng SAFPO

Chi nhánh 1: SAFPO Lò Đúc, 135 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh 2: SAFPO Lào Cai, 034 Tuệ Tĩnh, phường Kim Tân, TP. Lào Cai. Điện thoại: [020] 384 7043.

Chi nhánh 3: SAFPO Hải Dương, 18 Thanh Niên, TP. Hải Dương. Điện thoại: [0320] 383 0222.

Chi nhánh 4: SAFPO Hà Nam, đường Trường Trinh, TP. Phủ Lý. Điện thoại: [0351] 388 5115.

Website: //safpo.com/

Các Trung tâm Y tế Dự phòng quận/huyện tại Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: 929 Đê La Thành, Láng Thượng, quận Đống Đa.

Điện thoại: [024] 3834 3181.

Địa chỉ Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung tại TP. Hồ Chí Minh

Viện Pasteur

Địa chỉ: 167 Pasteur, phường 8, quận 3.

Điện thoại: [028] 3823 0352.

Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Điện thoại:[028] 5404 2829.

Bệnh viện Hùng Vương

Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.

Điện thoại: [0283] 855 8532.

Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5.

Điện thoại: [0283] 855 4269.

Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

Địa chỉ: 47 Nguyễn Huy Lượng, phường 7, quận Bình Thạnh.

Điện thoại: [0283] 843 3021.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh.

Điện thoại: [0283] 622 1166.

Các Trung tâm Y tế Dự phòng quận/huyện tại TP. HCM

Hệ thống tiêm chủng VNVC

VNVC Hoàng Văn Thụ: 198 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận.

VNVC Cantavil An Phú, tầng 1 TTTM Cantavil An Phú, 1 Song Hành, phường An Phú, quận 2.

VNVC Lê Đại Hành, tầng 2 TTTM, Cao ốc Bảo Gia, 184 Lê Đại Hành, phường 15, quận 11.

Hotline: 1800 6595.

Website: //vnvc.vn/

CÁC TỈNH THÀNH KHÁC

Trung tâm Y tế Dự phòng/Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện.

Các bệnh viện phụ sản và Trung tâm tiêm chủng.

Viện Pasteur tại Nha Trang và Đà Lạt.

Hệ thống tiêm chủng VNVC tại Đồng Nai và Bình Dương.

Video liên quan

Chủ Đề