Vì sao Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng

Câu hỏi

Nhận biết

Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?


A.

Côt chặt nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp

B.

Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hậu quả do nền công nghiệp Pháp sản xuất

C.

Biến Việt Nam thành căn cứ chính trị, quân sự của Pháp

D.

Vì Việt Nam không có thế mạnh phát triển công nghiệp nặng

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

Tại sao Pháp không phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa?

Tại sao pháp không phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa

29/10/2021 2,433

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng vì đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận

Cao Mỹ Linh [Tổng hợp]

Việc thực dân Pháp xâm lược nước ta và biến nước ta thành thuộc địa của chúng đã làm cho những người dân Việt Nam phải sống trong cảnh nghèo đói lầm than. Vậy tại sao, khi đã chiếm được Việt Nam làm thuộc địa thì thực dân Pháp lại không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng? Để trả lời câu hỏi đó, mời các bạn trả lời câu hỏi sau cùng Top lời giải nhé!

Câu hỏi: Vì sao thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng?

A. Pháp không đủ điều kiện khoa học kỹ thuật

B. Pháp đã đầu tư hết vốn vào các ngành khác

C. Đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận

D. Nước ta thiếu những quặng kim loại để phục vụ phát triển công nghiệp nặng

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận

Thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng vì đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận.

Giải thích của giáo viên Top lời giải về lý do chọn đáp án C:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạng tiến độ khai thác. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng vì đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận. Nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tự chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp

=> Pháp cần hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng ở Việt Nam để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp

Câu hỏi bổ sung kiến thức về thực dân Pháp khai thác thuộc địa ở Việt Nam

Câu 1: Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời:

Vì tuy Pháp là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Câu 2: Dựa vào lược đồ [Hình 27, SGK, trang 56] để trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?

Trả lời:

Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu vào hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.

- Trong nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh đầu tư vào việc cướp đất để lập đồn điền [1927 - 1928 đầu tư 600 triệu phrăng] mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15 000 lên tới 120 000 hécta năm 1930. Tính đến 1929, các chủ đồn điền Pháp chiếm tới,2 triệu ha đất đai, bằng 1/4 đất canh tác ở Việt Nam. Pháp cướp đất của nông dân, biến nông dân mất đất phải làm công cho Pháp ở các đồn điền.

+ Chúng thành lập các công ty lớn: Công ty cao su đất đỏ, công ty cây trồng nhiệt đới, Công ti Misơlanh. Sản lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh.

Trong công nghiệp:

+ Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới: Công ti than Đồng Đăng - Hạ Long. Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Đông Triều, Tuyên Quang. Sản lượng khai thác than tăng gấp 3 lần.

+ Ngoài khai thác than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm... ở Cao Bằng, mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng. Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn.

Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục nào?

Trả lời:

- Về chính trị:

+ Pháp thực hiện các chính sách "chia để trị", chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau. Chia rẽ giữa các dân tộc đa số và thiểu số, chia rẽ tôn giáo.

+ Triệt để lợi dụng bộ máy của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn để củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của chúng.

- Về văn hóa, giáo dục: chúng triệt để thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học, xuất bản các sách báo công khai để tuyên truyền cho chính sách khai hóa của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với bọn thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp chỉ chú trọng việc khai thác mỏ, trước hết là các mỏ than. Ngoài ra, các cơ sở khai thác thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác. Ngoài ra, thực dân Pháp không chú trọng phát triển công nghiệp nặng, vì nếu tập trung phát triển ngành này ở Việt Nam, kinh tế Việt Nam sẽ trở nên tự chủ và giảm dần sự phụ thuộc vào Pháp.

=> Pháp cần hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng ở Việt Nam để cột chặt nên kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề