Vịt nhà sống được bao nhiêu năm

Cách nuôi vịt con đúng kỹ thuật, tỉ lệ sống sót cao

Vịt con mới nở sức đề kháng yếu, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt thấp… Bà con cần biết cách nuôi vịt con từ 1 – 30 ngày tuổi để tăng tỉ lệ sống sót, giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại, mang đến hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là còn là giai đoạn úm vịt con, gột vịt đến khi vịt ăn thóc một cách thành thạo. Bài viết dưới đây, may3a.com sẽ cung cấp cho bà con cách nuôi vịt con nhanh lớn, khỏe mạnh, mời bà con cùng theo dõi.

Chọn giống vịt

Tùy thuộc vào nhu cầu nuôi, bà con có thể chọn giống vịt con chuyên hướng thịt, vịt siêu trứng hoặc giống vịt kiêm dụng.

  • Vịt hướng thịt có một số giống cho năng suất cao như: vịt CV super M/M2/M2 cải tiến, vịt Szarxvas, vịt Bắc Kinh, giống vịt Nông nghiệp 1 – 2…
  • Giống vịt con nuôi hướng trứng như: vịt cỏ, vịt Khaki Campbell, vị CV200 siêu trứng…
  • Giống vịt kiêm dụng: vịt bầu, vịt Kỳ Lừa Lạng Sơn, vịt cỏ, vịt anh đào, vịt bạch tuyết…

Chọn giống vịt

Yêu cầu khi chọn vịt con mới nở:

– Chọn những con vịt con nhanh nhẹn khỏe mạnh, mắt tinh nhanh, bụng mềm, lông có màu đặc trưng của giống, lông bông và xốp.

– Loại bỏ những con yếu ớt, bị bệnh khô chân, khoèo chân, hở rốn, bết lông, bụng cứng.

Nếu chọn vịt nuôi sinh sản thì trước khi đưa vào úm, bà con cần phân loại vịt đực – vịt cái sau đó nuôi ghép với tỉ lệ: 1 trống – 5 mái.

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi vịt con

Trong cách chăm sóc vịt con mới nở không bị chết, vịt lớn nhanh, công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Vịt con nở nở thân nhiệt còn rất yếu, thân nhiệt thấp, hệ tiêu hóa và các bộ phận khác của cơ thể chưa phát triển toàn diện, chưa có khả năng tự vệ, tìm kiếm thức ăn… chính vì vậy cần tiến hành đúng cách úm vịt con, tạo môi trường lý tưởng nhất cho vịt phát triển khỏe mạnh.

– Chuẩn bị chuồng nuôi:

Chuồng nuôi vịt con cần tách riêng với chuồng nuôi vịt trưởng thành [nếu có].Bà con có thể làm hộp úm vịt con hoặc làm lồng úm công nghiệp.

Hộp úm vịt con:

  • Sử dụng hộp bìa cát-tông hoặc hộp nhựa có tính cách nhiệt tốt.
  • Dùng dăm bào hoặc khăn để lót bên dưới đáy hộp.
  • Bố trí đèn sưởi ấm cho vịt con.
  • Sử dụng bóng đèn 100W đặt phía trên hộp, đảm bảo bóng đèn ở độ cao thích hợp không quá gần hay quá xa đàn vịt con nếu không sẽ khiến chúng bị bỏng.

Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ tầm vài chục con vịt con. Nếu nuôi theo hướng công nghiệp cần làm chuồng úm vịt con.

Chuồng úm vịt con theo hướng công nghiệp:

Xây chuồng theo kiểu chuồng mở bằng gạch và bê tông cốt thép. Kích thước chiều rộng 6m, dài 12m có thể nuôi được khoảng từ 1.500 – 2.000 con trong 2 tuần đầu tiên.

Tường phía ngoài chỉ nên cao 1m, còn phần trên sử dụng lưới B40 để quây tạo sự thông thoáng. Mùa lạnh nên sử dụng bạt quây xung quanh chuồng.

Chuồng úm vịt con

Chiều cao từ nền đến trần nhà tối thiểu 3,5m. Nền được láng bê tông hoặc lát gạch đỏ. Mái lợp bằng tôn hoặc ngói xi măng nhưng cần đảm bảo an toàn, thoáng mát.

Bên trong chuồng đặt lồng úm vịt con. Kích thước khoảng 2 x 1 x 0,5m. Vật liệu làm lồng úm có thể là tre, gỗ hoặc lưới sắt có mắt lưới từ 1cm2 trở lên.

Trong chuồng và lồng úm cần rải lớp lót độn chuồng bằng mùn cưa, vỏ trấu… để giữ ẩm, đảm bảo lồng khô thoáng, không bị ẩm ướt. Chất độn cần được phơi khô, khử trùng bằng formol và thuốc tím với liều lượng lần lượt: 36g – 18g hòa với 100 lít nước.

Ngoài ra bà con cần bố trí máng ăn, máng uống thuận tiện cho đàn vịt con.Ngoài lồng úm, nên thiết kế sân chơi cho vịt con bằng với kích thước chuồng. Trong sân đổ cát, độ dốc 1% để không đọng nước.

Trước khi thả chất độn chuồng và vịt con, người nuôi nên rửa sạch nền, tường, tẩy trùng bằng vôi bột hoặc xông formol, thuốc tím. Đồng thời dọn dẹp xung quanh chuồng, đề phòng chim chóc, rắn, chuột…

Nồng độ khí động trong chuồng nuôi vịt con phải thấp dưới mức quy định, nếu không tỉ lệ chết rất cao:

Khí độc Nồng độ trong không khí chuồng nuôi
H2S > Xem thêm: Kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt

Vệ sinh phòng bệnh

Các yếu tố tác động đến tình trạng sức khỏe và khả năng mắc bệnh của đàn vịt con:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Thời gian vận chuyển quá lâu
  • Do mật độ nuôi nhốt chật chội
  • Dinh dưỡng trong thức ăn chưa đảm bảo
  • Nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm, bẩn
  • Chuồng trại ẩm ướt cũng tạo điều kiện cho ký sinh trùng, các loại nấm độc tấn công, gây bệnh khiến cho sức đề kháng của vịt con yếu dần đi, suy dinh dưỡng, mắc bệnh.

Chính vì vậy, công tác vệ sinh phòng bệnh cần được tiến hành thường xuyên đảm bảo môi trường sống an toàn nhất cho đàn vịt con.

  • Cần đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Có khu vực xử lý phân và chất thải.
  • Nên thu gom, thay chất độn chuồng thường xuyên nếu bị ướt để nền luôn khô thoáng tránh mắc bệnh.
  • Hạn chế vật lạ và người lạ ra vào khu vực chuồng nuôi.
  • Phát quang khu vực xung quanh, tránh để mầm bệnh, ký sinh trùng trú ngụ.Vào mùa nồm ẩm, bà con cần đặc biệt quan tâm xử lý các loại côn trùng, ruồi muỗi trong lồng nuôi, tránh để chúng mang bệnh truyền nhiễm cho vịt con.
  • Ngoài ra, mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ máng ăn máng uống, sát trùng dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc hoặc đem phơi nắng.
  • Sau mỗi lần nuôi úm vịt con, người nuôi cần thu gom hết chất độn , phân vịt, quét dọn, cọ rửa, sát trùng bằng thuốc, để chuồng trống từ 7 – 15 ngày mới nên nuôi lứa mới.

Cách nuôi vịt con đúng kỹ thuật ở trên đây sẽ giúp bà con úm vịt nhan lớn, tỉ lệ sống sót đến 95%. Chúc bà con thành công!

Video liên quan

Chủ Đề