Xây dựng kế hoạch đón tiếp đoàn khách nước ngoài

 Đón tiếp khách nước ngoài


1. Thái độ đón tiếp: 

Để cho việc đón tiếp đạt kết quả tốt, tức là đạt mục đích yêu cầu đón tiếp của ta, đáp ứng yêu cầu của khách, công tác lễ tân cần được tiến hành thật chu đáo, đúng luật pháp và tập quán quốc tế, phù hợp với từng loại đối tượng theo phương châm chung: hữu nghị, trọng thị, chu đáo, an toàn. 

2. Công việc chuẩn bị: Thông thường quy trình đón tiếp bao gồm các bước sau:


2.1 Nắm thông tin chính xác về đoàn khách: để có được thông tin đầy đủ và chính xác về các mặt như: tính chất đoàn, mục đích chuyến thăm, cấp bậc trưởng đoàn, thành phần đoàn, thời gian và địa điểm đến, những điều cần chú ý trong giao tiếp ứng xử…


2.2 Lập đề án/kế hoạch cho từng hoạt động: 
a. Xác định mục đích, yêu cầu đón tiếp, mức độ và thành phần đón tiếp như: ai đón tại nơi khách đến [sân bay, sân ga, bến cảng, địa giới]… [thông thường, cơ quan đón cử lãnh đạo thấp hơn một hoặc hai cấp so với trưởng đoàn phía bạn đón]; ai đón tiếp tại trụ sở làm việc/khách sạn [thông thường lãnh đạo ngang cấp với trưởng đoàn bạn]. 
b. Xây dựng kế hoạch đón tiếp càng cụ thể càng tốt 
+ Chuẩn bị vật chất: ăn ở, đi lại, hội đàm, tham quan, giải trí, chiêu đãi, tặng phẩm… 
+ Kế hoạch đón tiếp tại sân bay, tại địa giới, sân ga, bến cảng… [có tặng hoa không? Khi nào, ở đâu, tặng ai, ai tặng, chuẩn bị bao nhiêu xe ô tô, xếp khách ngồi xe thứ mấy, ngồi với ai, có phiên dịch trong xe không?]; 
+ Dự kiến chương trình hoạt động; 
+ Liên hệ các cơ quan chức năng [sân bay, công an, báo chí, y tế] để phối hợp kế hoạch về lễ tân; 
+ Phân công thực hiện và kiểm tra đôn đốc;                                                                                                                                                          

2.3 Một số lưu ý: 
Khi chủ nhà đón tại nhà khách/khách sạn: sau khi bắt tay chào hỏi, tặng hoa xong thì mời khách vào phòng khách ít phút. Tại phòng khách, chủ nhà chủ động thăm hỏi sức khỏe, chúc mừng chuyến thăm, giới thiệu những người có mặt, thông báo sơ bộ chương trình chuyến thăm rồi mời khách về phòng nghỉ. Tâm lý chung của khách là muốn được nghỉ ngơi, thay trang phục sau chặng đường dài. 
Về phòng tiếp khách: Phải thoáng khí, sáng sủa, sạch sẽ, trang trí lịch sự. Phòng tiếp khách nên để ghế kiểu salon; phòng hội đàm/làm việc thì kê bàn kiểu hội đàm. Trong phòng tiếp khách, nên bố trí để chủ và khách ngồi hướng ra phía cửa chính [khách ngồi bên tay phải chủ nhà, kiểu 1+]. Trong phòng làm việc/hội đàm thì bố trí hai đoàn ngồi đối diện nhau. Trường hợp đông người có thể bố trí hàng ghế phía sau. Trên bàn làm việc/hội đàm, trứơc mặt mỗi người nên có bảng tên [có ghi tên và chức danh], giấy trắng, bút, nước suối… 

Quy trình này hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, cá nhân nắm vững quy định, trách nhiệm, tiếp nhận thông tin lập kế hoạch và đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến làm việc, công tác tại nhà trường một cách chặt chẽ, đúng quy trình, đúng pháp luật.

QUY TRÌNH ĐÓN TIẾP VÀ TIỄN

CÁC ĐOÀN KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN LÀM VIỆC VỚI NHÀ TRƯỜNG

[Ban hành kèm theo Quyết định số: 90/QĐ-ĐHHĐ ngày 25 tháng 1 năm 2011 của

Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức]

 

1. Mục đích:

Quy trình này hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, cá nhân nắm vững quy định, trách nhiệm, tiếp nhận thông tin lập kế hoạch và đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến làm việc, công tác tại nhà trường một cách chặt chẽ, đúng quy trình, đúng pháp luật.

2. Phạm vi áp dụng

Quy trình này được áp dụng cho tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trường Đại học Hồng Đức trong việc đón tiếp và tiễn các đoàn khách quốc tế tới làm việc và công tác với Nhà trường.

3. Danh sách phân phối tài liệu

- Ban Giám hiệu

- Các đơn vị

- Thư ký ISO 

II. ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT:

- ĐHHĐ:                    Đại học Hồng Đức

- P. HTQT:                 Hợp tác Quốc tế

- BGH:                       Ban Giám hiệu

4. TÀI LIỆU LIÊN QUAN[ NỘI BỘ VÀ BÊN NGOÀI]

- Điều khoản 7.5.1 tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

- Nghị định 21/2001/ND-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông tư liên tịch Bộ Công an-Bộ Ngoại giao 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/1/2002 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 21/2001/ND-CP.

- Nghị định 165/2004/ND-CP ngày 16/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Giáo dục về quản lý Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định 82/2001/ND-CP ngày 6/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài.

- Quyết định số 68/QĐ-ĐHHĐ, ngày 09/02/2006 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức về việc ban hành quy định về Hợp tác quốc tế trong trường ĐH Hồng Đức.

5.      NỘI DUNG:

TT

Nội dung thực hiện và chuẩn chất lượng

Người chịu

trách nhiệm

Hồ sơ liên quan

1

Chuẩn bị hồ sơ đón, tiếp khách:

- Tiếp nhận [từ BGH hoặc trực tiếp] và xử lý yêu cầu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước về việc tiếp khách quốc tế tại trường ĐHHĐ.

- Tiếp nhận công văn [thông báo hoặc xin phép] của đoàn khách về việc đến làm việc tại trường

- Trao đổi thông tin với đoàn khách về: thành phần, mục đích, nội dung thời gian, hộ chiếu, visa, lý lịch cá nhân của khách [bằng văn bản].

- Xin chủ trương đón tiếp khách của BGH.

- Chuyển văn bản và các hồ sơ có liên quan tới P. HTQT làm công văn báo cáo [hoặc xin phép] UBND tỉnh [sở Ngoại vụ] và công an địa phương.

- Được sự đồng ý của BGH, UBND, Công an

Trưởng phòng HTQT

- CB được phân công

Văn bản đề nghị

- Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài

2

Lập kế hoạch :

Cập nhật các thông tin cần thiết về khách quốc tế để báo cáo BGH và các Ban, Ngành theo yêu cầu.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đón tiếp đoàn và phục vụ buổi làm việc [như xe ô tô, chỗ ăn ở...]

- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn để xây dựng kế hoạch làm việc tổng thể trình BGH phê duyệt

- Kế hoạch đón và tiếp khách được phê duyệt.

- - Trưởng phòng HTQT

- - Cán bộ được phân công

- - Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan

Kế hoạch đón và tiếp khách

3

Tổ chức thực hiện:

-     Đấu mối lại với khách thống nhất về kế hoạch làm việc tổng thể.

-     Phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức đón tiếp, làm việc và tiến khách theo kế hoạch.

-     Ghi biên bản làm việc, báo cáo kết quả.

- - Ban Giám hiệu

- - Trưởng phòng HTQT

- - Cán bộ được phân công.

- - Thủ trưởng các đơn vị/ cá nhân liên quan.

Biên bản làm việc

4

Kết thúc, lưu hồ sơ :

Sau khi kết thúc ký kết, tất cả các hồ sơ liên quan đến quá trình đón tiếp và tiễn khách được lưu giữ theo quy định.

Cán bộ được

phân công

Các hồ sơ liên quan

6. BIỂU MẪU/ HỐ SƠ THỰC HIỆN:

TT

Tên biểu mẫu

Nơi lưu

Thời gian lưu

01

Đề nghị đón tiếp và làm việc với khách quốc tế tại đơn vị

- P. HTQT

- Đơn vị chuyên môn

2 năm

02

Kế hoạch đón tiếp khách

- P. HTQT

- Đơn vị chuyên môn

2 năm

03

Báo cáo UBND tỉnh, Công an tỉnh về việc đón, tiếp khách quốc tế

- P. HTQT

- Đơn vị chuyên môn

2 năm

04

Biên bản làm việc với khách quốc tế

- P. HTQT

- Đơn vị chuyên môn

2 năm

05

Phiếu khai báo tạm trú cho người nươc ngoài

- P. HTQT

- Đơn vị chuyên môn

2 năm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề