Xuất khẩu thô là gì

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu tho là những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khai khoáng. Chiến lược này chủ yếu được thực hiện ở các nước đang phát triển, trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế.

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng. Như khi cơ hội khai thác nông nghiệp nhiệt đới hay tài nguyên thiên nhiên xuất hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất sản phẩm nhiệt đới. Sự phát triển các thị trường sản phẩm sơ khai sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích lũy trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ công nhân lành nghề, dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế. Ví dụ, từ khi xuất khẩu dầu mỏ, ở Việt nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 10 nghìn lao động và nông nghiệp tăng mạnh, diện tích đất trông cây công nghiệp tăng hàng nghìn hecta mỗi năm, và cùng với việc mở rộng đất canh tác, một lượng lao động tương ứng đã được huy động.

Chiến lược xuất khẩu thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Ban đầu là sự phát triển công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chăn nuôi, trông cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu, đồng thời với những nhành này là sự phát triển chế biến, tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, cà phê, cao su… Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”, ví dụ như sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm, do đó đẩy mạnh sản xuất những ngành này. Tác động của “mối liên hệ ngược” đặc biệt có hiệu quả nhờ vào quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh trên thịt trường quốc tế. Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối quan hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối liên hệ nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng.

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa. Vấn đề này chúng ta đã phân tích khi nghiên cứu về vai trò của TNTN và biết rằng đối với hầu hết các nước quá trình tích lũy vốn lâu dài, gian khổ và đặc biệt khó khăn là quá trình tích lũy ban đầu. Quá trình này sẽ có những thuận lợi hơn đối với những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ có thể khai thác sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả là đối với những nước có nguồn dầu mỏ xuất khẩu với quy mô lớn. Đối với Việt Nam xuất khẩu thô thời gian qua cũng có những đóng góp đán kể chjo nguồn tích lũy của đất nước. Là một nước nghèo và thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, với nguồn thu hàng năm về ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế đã tạo ra nguồn vốn đáng kể để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghiệp.

Trở ngại đối với sự phát triển dựa vào chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

Một số nhà kinh tế và nhiều nhà lãnh đạo các nước đang phát triển cho rằng các mặt hàng xuất khẩu thô [trừ dầu mỏ] là không thể thực sự thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Các lý do chủ yếu được nêu ra như sau:

  • Trở ngại do cung – cầu sản phẩm thô không ổn định

- Cung sản phẩm thô không ổn định do các mặt hàng chưa qua chế biến hoặc sơ chế có nguồn gốc chủ tếu từ ngành công nghiệp và khai khoáng, đầy là những ngành mà điều kiện sản xuất cũng như kết quả của sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn về thời tiết, khí hậy. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi thì cung sản phẩm thô tăng nhanh và nược lại thì sản lượng giảm.

- Cầu sản phẩm thô biến động do hai nguyên nhân cơ bản: thứ nhất do xu hướng biến động về cầu sản phẩm thô được xác định trong quy luật tiêu dùng sản phẩm của Engel [đã đề cập ở chương II]. Quy luật này xác định xu hướng tiêu dùng lương thực thực phẩm cơ bản tăng chậm hơn mức tăng thu nhập. Ở các nước công nghiệp phát triển , mức tăng nhu cầu lương thực, thực phẩm chỉ xấp cỉ ½ mức tăng thu nhập. Quy luật này làm cho sản phẩm thô có xu hướng giảm.

Nguyên nhân thứ hai là do tác động của sự phát triển khoa học công nghệ: sự thay đổi công nghệ trong công nghiệp chế biến làm cho lượng tiêu hoa nguyên nhiên vật liệu có xu hướng giảm, mặt khác sự phát triển của khoa học công nghệ cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu nhân tạo, như cao su, nhựa, nilon, giả da…Những nguyên nhân này cũng dẫn đến xu hướng giảm nhu cầu về sản phẩm thô.

  • Trở ngại do giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ
  • Trở ngại do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động

Khi cung - cầu và giá cả sản phẩm thô biến động tất yếu dẫn đến mức thu nhập biến động. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của sự bất ổn định là do cung hàng xuất khẩu thô [vì sản lượng không ổn định nên các cơ sở nhập khẩu phải tìm cách chống lại sự mất ổn định này] nhưng sự biến động của cung lại ảnh hưởng đến thu nhập ít hơn sự biến động của cầu

Để mô tả sự tác động do biến động của cung - cầu sản phẩm nhô đến thu nhập do xuất khẩu sản phẩm thô đưa lại, cần đưa ra nhận xét về độ co dãn của sản phẩm này. Từ những đặc điểm đã phân tích ở trên có thể thấy rằng đối với các nước công nghiệp phát triển, nơi nhận đại bộ phận sản phẩm thô xuất khẩu, đô co giãn của cầu là thấp, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu. Ngược lại cung sản phẩm thô của các nước đang phát triển lại có độ co giãn cao

Giải pháp khắc phục trở ngại

  • Giải pháp "trật tự kinh tế quốc tế mới"

Nội dung: hình thành các tổ chức để có thể khống chế đại bộ phận lượng cung trên thị trường

Thực chất: ổn định D-S và tăng giá sản phẩm thô trên thị trường

  • Giải pháp "kho đệm dự trữ quốc tế"

Nội dung: hình thành quỹ chung giữa các nước XNK sản phẩm thô và một hệ thống kho hàng để ổn định D-S và tăng giá.

Cơ chế hoạt động: - Khi Giá TT tăng thì sẽ bán hàng của của kho dự trữ nhằm tạo cung giả để đẩy giá xuống

- Khi giá TT giảm thì sẽ mua vào nhằm tạo cầu giả để đẩy giá lên

Thực tế: Khi hàng hóa vào kho đệm vô hình dung đã khiến cho chi phí tăng lên và giá sẽ cao hơn

Công tác dự báo giá cả → khó khăn

Thể loại: Cần bổ sung

a. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.a2. Ưu điểm:- tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng.- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàolĩnh vực khai thác, chế biến các sản phẩm thô.- Tạo tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế.- Tạo công ăn việc làm.- Tạo điều kiện để phát triển mở rộng quy mô nềnkinh tế. a. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.a3. Nhược điểm:- Cung cầu sản phẩm thô không ổn định, và có xuhướng giảm.- Giá cả sản phẩm thô trên thị trường thế giới có xuhướng giảm so với hàng công nghệ phẩm.- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, không bền vữngvà lâu dài [ảnh hưởng mạnh tới môi trường.]- Lệ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài.- Cán cân thương mại thường rơi vào tình trạngthâm hụt kéo theo nợ nước ngoài khó trả. b. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu.b1. Nội dung:- Cơ sở lý luận:+ xác định số lượng và chủng loại hàng hoá phảinhập khẩu trong một năm.+ lập phương án để tổ chức sản xuất đáp ứng đại bộphận nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cho thịtrường nội địa.+ đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nước có thểlàm chủ được kỹ thuật sản xuất hoặc các nhà đầutư nước ngoài cung cấp công nghệ, vốn quản lýhướng vào việc cung cấp cho thị trường nội địa làchính. c. Chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu.b1. Nội dung:- Mục tiêu: nhằm nâng đỡ, xây dựng các ngành côngnghiệp chế biến trong nước phát triển, chống lại sựcạnh tranh của các nước khác.- Biện pháp thực hiện:+ Lập các hàng rào bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trongnước, thông qua các chính sách quản lý chặt chẽ đốivới hàng nhập khẩu, và các chính sách hỗ trợ đối vớisản xuất trong nước.+ Áp dụng một chính sách tỷ giá có sự quản lý chặt chẽcủa Nhà nước nhằm duy trì một mức tỷ giá cao quámức.

Xuất khẩu thô, nông sản Việt thiệt thòi

Hải Nhi

07:20 06/07/2021

Là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, song khâu chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam hiện còn tồn tại không ít bất cập. Việc chủ yếu xuất khẩu thô khiến nông sản Việt thua thiệt đủ đường.

Dù chịu ảnh hưởng nhiều từ đại dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng mạnh, đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020. Có thể thấy, trong 5 năm qua, xuất khẩu [XK] nông, lâm, thủy sản đã có bước tiến nhảy vọt từ 30,14 tỷ USD năm 2015 lên 41,25 tỷ USD năm 2020.

Là một trong những quốc gia XK nông sản hàng đầu thế giới, song khâu chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta hiện còn tồn tại nhiều hạn chế. Cả nước hiện có 7.500 doanh nghiệp [DN] chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với XK và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Ước tính mỗi năm, khả năng chế biến, sơ chế bảo quản khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản.

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản [Bộ NNPTNT] Nguyễn Quốc Toản, quá trình phát triển vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh, tổn thất sau thu hoạch còn cao. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng chưa phổ biến.

Như câu chuyện XK tôm của ông Phan Thanh Lộc - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Nam Food: Nước ta định hướng XK tôm đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2025, ước sản lượng đạt trên 1,1 triệu tấn. Hiện nay, chỉ mới 55%-65% của con tôm được sử dụng, 35%-45% còn lại thường bị bỏ đi, chỉ có một phần nhỏ được xử lý bằng phương pháp truyền thống giá trị thấp, ô nhiễm môi trường. Nếu 400.000-500.000 tấn phụ phẩm tôm được chế biến sâu thì giá trị không thua sản phẩm chính.

Hay cà phê là một trong những ngành hàng nông sản có sản lượng XK lớn đứng đầu thế giới song trị giá thu về chưa tương xứng tiềm năng. Cụ thể, cà phê Việt đã có mặt tại hơn 80 thị trường trên thế giới với tổng sản lượng XK hàng năm đạt khoảng 11,6 - 11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD. Nhưng thực tế trị giá XK cà phê của Việt Nam vẫn ở mức thấp do cà phê thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Theo thống kê, số DN hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản có trên 10.000 và phần lớn là DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ. Qua khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn, hầu hết công nghệ của các DN chuyên chế biến nông - lâm - thủy sản đã qua 3 - 4 thế hệ, 73% số nhà xưởng tạm bợ, chắp vá, chỉ 1%-5% sản phẩm làm ra đạt chất lượng quốc tế, 8%-15% số DN đăng ký chất lượng sản phẩm, 40% DN không có trình độ chuyên môn, tay nghề...

Vai trò đầu tư, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy sản không thể thiếu yếu tố DN. Tuy vậy, số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ DN đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản còn rất thấp và trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực chuyên môn thấp. Đây thực sự là nút thắt đối với XK nông nghiệp.

Bộ NNPTNT nhận định, thị trường thế giới 7,8 tỷ người với nhu cầu tiêu thụ nông, lâm, thủy sản rất lớn, sẽ còn nhiều dư địa để Việt Nam phát triển. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh bủa vây, nhiều khó khăn trong logistic như hiện nay, đẩy mạnh hơn nữa chế biến sâu các mặt hàng nông, thủy sản là giải pháp quan trọng giúp XK toàn ngành tăng chủ động, bứt phá.

Nói tới việc đẩy mạnh chế biến sâu các mặt hàng nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đưa ra so sánh: Hiện nông sản trong nước có 20-30% thông qua chế biến để XK. Trong khi đó, Đài Loan [Trung Quốc] gần 80% nông sản qua chế biến mới bán ra thị trường. Ngành nông nghiệp Việt Nam phải so sánh 2 con số đó để có phương hướng phát triển, tạo ra giá trị gia tăng, giải bài toán cung vượt cầu, giảm áp lực cho nông dân thường gặp cảnh được mùa rớt giá.

“Khả năng chế biến nông sản trong nước rất lớn. Vấn đề là Nhà nước và DN bắt tay kết nối mở rộng thị trường, cùng nghiên cứu khoa học công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở.

Hiện Việt Nam xếp thứ 17 về XK nông, lâm, thủy sản trên thế giới. Kim ngạch XK năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD chỉ chiếm 1,95% trị giá nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản toàn thế giới.

Chủ đề: thủy sản Nông sản Việt Xuất khẩu thô

Video liên quan

Chủ Đề