Bà chúa tài lộc ở đâu

ĐỀN BÀ CHÚA LỘC là một di tích cổ, được xây dựng cách nay khoảng 600 năm, toạ lạc trên một vùng non xanh nước biếc, ở một góc Ngã ba Khe Giao- chỗ gặp nhau của Tỉnh lộ 3 và Quốc lộ 15, thuộc thôn 1, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đền nằm ở vị trí rất thuận tiện về giao thông: từ trung tâm Thành phố Hà Tĩnh đi lên khoảng 12 km, từ Ngã ba Đồng Lộc đi tới thì khoảng 9 km.

Đền Bà Chúa Lộc [Đền Truông Bát] tại thung lũng của 8 ngọn núi

Hầu như ai cũng biết ông Hoàng Mười được thờ ở Đền Chợ Củi, Nghệ An. Ông Hoàng Mười được coi là Lê Khôi [được Vua Lê ban quốc tính], vị tướng tài, là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân.

Nhưng ít ai biết đến mẹ của ông. Đó là BÀ CHÚA LỘC - tên thật là Phạm Thị Thoả được thờ ở ĐỀN BÀ CHÚA LỘC [Lộc Hoa Công Chúa] còn gọi là Đền Truông Bát. Bà là một nữ tướng văn võ song toàn, có công lớn trong việc giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi bà mất, nhân dân vô cùng thương tiếc một nữ tướng anh hùng đã phò Lê giúp nước nên đã lập am miếu sau thành Đền thờ Bà.

Đền Bà Chúa Lộc

Sắp đến ngày húy kỵ bà [mồng 7 tháng tư âm lịch], cùng là ngày lễ Hội ở Đền Bà Chúa Lộc, xin mời mọi người đọc để biết về ĐỀN BÀ CHÚA LỘC và bà Phạm Thị Thoả.

LỊCH S ĐỀN CHÚA LỘC [ĐỀN TRUÔNG BÁT], THỜ BÀ PHẠM THỊ THỎA, MẪU THÂN QUAN HOÀNG MƯỜI

Đi qua ngã ba Đồng Lộc là đến đền Truông Bát, là nơi thờ Vương Nương Thánh Mẫu đệ nhị Thượng ngàn hay còn gọi là Lộc Hoa Công Chúa [Bà Chúa Lộc]. Tên thật bà là Phạm Thị Thoả, quê ở huyện Đỗ Gia nay thuộc phần đất của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

Bà có chồng tên là Nguyễn Duy Lạc quê ở thôn Xuân Am Mỏ Hạc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Bà sinh hạ được một người con trai đặt tên là Nguyễn Duy Khôi [Dân gian thường gọi ông Nguyễn Duy Khôi, được Vua ban quốc tính là Lê Khôi, là Ông Hoàng Thập hay Ông Hoàng Mười].

Chính điện của Đền

Bà Phạm Thị Thoả [Bà Chúa Lộc] sống vào thế kỉ XV, một giai đoạn lịch sử biến động của dân tộc Việt Nam: năm 1400 - Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh liền muợn cớ "Phù Trần diệt Hồ" kéo quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ, nhà Minh đặt nền đô hộ lên đất nước ta. Ở Lam Sơn - Thanh Hóa, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa.

Trước tình hình đó, bà Phạm Thị Thỏa đến vùng đất nay thuộc xã Ngọc Sơn chiêu mộ binh lính, khai khẩn đất hoang, tích lũy lương thực, rèn luyện binh khí chờ đợi thời cơ khởi nghĩa đánh quân Minh. Đến những năm 1425 - 1426 nghe theo kế của Nguyễn Chích, Lê Lợi tiến quân về hướng Nam lấy Nghệ Tĩnh nơi đất rộng người đông làm chỗ "lập cước chi địa" tạo đà tiến đánh thành Đông Quan giải phóng đất nước.

Ở Nghệ Tĩnh, nghĩa quân Lam Sơn cùng con trai của bà Phạm Thị Thỏa là Lê Khôi được nhân dân đùm bọc, che chở, đóng góp sức người sức của cho nghĩa quân trong đó có cả bà Phạm Thị Thỏa. Bà cầm quân tiến đánh giặc Minh ở miền Cửa Sót [nay thuộc xã Thạch Kim - Thạch Hà - Hà Tĩnh]. Trong lúc mải mê đánh giặc, bà hay hung tin con trai [Nguyễn Duy Khôi tức ông Hoàng Mười] tử trận do bị tướng giặc Minh Thái Phúc chém đứt đầu. Bà Phạm Thị Thỏa bối rối và đau xót vì người con trai duy nhất của mình đã tử trận [tại Lạch Quèn, nay thuộc huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An], tuy vậy bà vẫn không rời quân ngũ.

Thế giặc mạnh, bà Phạm Thị Thỏa cùng viên tướng của nhà Lê tên là Sử Hy Nhan chống cự không nổi đã lui quân về chiến hào tại vùng đất thuộc xã Ngọc Sơn, nơi có một cây cổ thụ rất lớn. Bà cùng nghĩa quân ẩn náu nơi đó để chờ viên tướng trẻ trong lúc thua trận thất lạc. Nhưng chờ mãi bà cũng không thấy Sử Hy Nhan đến nơi đã hẹn. Bỗng một hôm mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm có một ông Hổ lớn ba chân xuất hiện cõng bà chạy thẳng lên hướng núi Đồng Bụt [nay thuộc Truông Bát, Khe Giao] có hai hòn đá lớn ông Hổ đặt bà xuống đấy mà không ăn thịt bà. Ngược lại ông Hổ còn bắt người và thú rừng mang về cho bà ăn thịt, nhưng bà Phạm Thị Thỏa chỉ hái hoa quả ăn qua ngày. Bà trút hơi thở cuối cùng ở Rú Đọi.

Tượng bà Chúa Lộc [Phạm Thị Thỏa] trong Đền

Đến khi Thái tử Nguyên Long con trai của Vương phi thứ ba của Lê Lợi [bà Phạm Thị Ngọc Trần] lên ngôi vua, niên hiệu Lê Thái Tông. Thương xót bà Phạm Thị Thỏa, vua đã cùng đoàn tùy tùng và quân lính tìm đến vùng đất nơi bà tập hợp nghĩa quân có cây cổ thụ lớn [gọi là Miếu Đọi ngày nay]. Chờ đợi bà Phạm Thị Thỏa mãi không thấy, nhà Vua tiến vào rừng sâu dưới chân núi Đọi, nơi có hai phiến đá, thì tìm thấy thi thể của bà đã được mối làm mộ. Vua thấy vậy rất thương xót cho một người phụ nữ - một nữ tướng văn võ song toàn đã phò Lê giúp nước. Vua Lê Thái Tông đã lập miếu thờ bà và phong cho bà là Vương Nương Thánh Mẫu Lộc Hoa Công Chúa Thượng đẳng tối linh.

Lại có thơ kể rằng, sau này, khi vua Minh Mạng kinh lý qua đây bằng voi ngựa, quân thần khi đi đến Khe Giao đột nhiên trời tối sầm, mây đen vần vũ, voi ngựa không chịu đi thêm nữa. Vua nhìn lên phía trước mặt, cây cối um tùm rủ xuống ngôi miếu rêu phong, linh khí bay lên từ đấy. Nhà Vua và quân thần cảm thấy trong người ớn lạnh, vội buộc voi ngựa, vào miếu dâng hương tiến lễ vái lạy. Một lúc sau, mây tan, gió lặng, núi rừng trở lại phong quang, nhà Vua và quân thần mới đi lại được. Thấy sự kỳ lạ của ngôi miếu nơi "thâm sơn cùng cốc" về đến triều vua phong cho thần miếu là Vương Nương Thánh Mẫu - Cao Sơn Thần Nữ - Chế Thắng Mã Vàng Lê Mại Đại Vương - Thượng Thương - Thượng Đẳng tối linh thần. Rồi lại lập đền thờ nguy nga ngay trên nền Miếu thiêng và chỉ dụ các thần dân đến tế lễ.

Bằng xếp hạng Di tích lịch sử-VH cấp Quốc gia tại Chính điện

Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngôi đền thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa bị huỷ hoại và bỏ hoang. Mãi đến năm 2006, từ một cơ duyên đặc biệt đã đưa thầy Ngô Thanh Cẩn đến phục dựng tôn tạo lại. Đến tháng 2-2008, có hai đơn vị là công ty Cổ phần đầu tư Thành Công [Nghệ An], Công ty TNHH Xuân Hà [Hà Tĩnh] và đạo hữu đã công đức toàn bộ nguyên vật liệu, công sức để xây dựng lại ngôi đền khang trang như hiện nay.

Từ chỗ chỉ là một vùng rêu phong hoang lạnh, qua quá trình tôn tạo, đến nay Đền trở nên uy nghi hơn. Giữa thung lũng của 8 ngọn núi trùng trùng điệp điệp là Thượng điện, trung điện, hạ điện nguy nga đồ sộ với những tượng vàng, bàn vàng tôn nghiêm, lộng lẫy. Đường vào đã được đổ bê tông rộng rãi. Đền Bà Chúa Lộc - Truông Bát là kết tinh của vẻ đẹp tâm linh và nét đẹp của cảnh quan hùng vĩ.

Trong Đền cũng thờ Mẫu Đệ nhất [Liễu Hạnh], Mẫu Đệ tam [Thoải phủ] nên gọi là Đền thờ Tam phủ và 7 vị khác. Đây là nơi hội tụ của du khách thập phương không chỉ vì tín ngưỡng tâm linh mà còn để chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình.

Cứ hàng năm, đền Bà Chúa Lộc lại mở tiệc vào ngày húy kỵ của Chúa là mùng 7 tháng 4 âm lịch.

[Nguồn thông tin lấy từ Diễn đàn công đồng tứ phủ, các báo của Nghệ An, Hà Tĩnh và Tư liệu của Họ Phạm Việt Nam]

Phạm Thuý Lan

[sưu tầm và tổng hợp]

Đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương về đây xin lộc rơi lộc vãi.

Hàng năm có tới hàng ngàn lượt khách từ khắp nơi đổ về đây cầu xin phúc lộc tại Đền Bà Chúa...

Lễ hội Bà Chúa Kho hằng năm được tổ chức vào ngày 14/1 âm lịch.

Từ Hà Nội đến Đền Bà Chúa Kho khoảng 33km, du khách có thể lựa chọn phương tiện như:

Xe máy, ôtô tự lái: Bạn đi theo tuyến đường qua cầu Long Biên - cầu Đuống - thị xã Từ Sơn - là tới trung tâm thành phố Bắc Ninh [tuyến này chỉ khoảng 29km]. Nếu bạn đi theo tuyến quốc lộ 1A thì khoảng 35km.

Xe bus: Có thể lựa chọn tuyến 54 [Long Biên - Bắc Ninh] hoặc tuyến 203 [Giáp Bát - Bắc Ninh - Bắc Giang].

[Ảnh: Samiux]

Phủ Tây Hồ - Hà Nội

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Mỗi năm, dịp Tết đến xuân về, không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội đều đến đây thắp hương cầu phúc với hi vọng một năm may mắn và an lành.

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật truyền thuyết, là một trong bốn vị thánh bất tử theo tín ngưỡng của người Việt.

Chính hội của Phủ Tây Hồ diễn ra từ ngày 3 - 7/3 âm lịch.

[Ảnh: Lenlichdichoi]

Chùa Hương - Hà Nội

Chùa Hương nằm ở Mỹ Đức - Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 65 km. Hàng năm mỗi độ xuân về, nơi đây đón hàng triệu lượt khách thập phương đến để hành hương và lễ bái.

Đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương tích được coi là 3 điểm đến đẹp nhất cũng như linh thiêng nhất mà bạn nên ghé qua.

Khi đễ chùa Hương lễ bái bạn nên kết hợp các điểm với nhau tại thành một tuyến như sau: Đền trình - Chùa Thiên Trù - Động Tiên Sơn - Chùa Giải Oan - Đền Trần Song- Động Hương Tích - Chùa Hinh Bồng

Lễ hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng giêng và kéo dài đến tháng 3 âm lịch.

Từ trung tâm Hà Nội di chuyển đến chùa Hương như sau:

Xe máy: Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.

Xe bus: Bạn lựa chọn tuyến 211, 75, 78 để đến chùa Hương.

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000 đồng/người với vé thông thường, 90.000 đồng/người với vé thăm quan thắng cảnh.

[Ảnh: Dhuytu]

Đền ông Hoàng Mười - Nghệ An

Đền ông Hoàng Mười hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ tọa lạc ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trên vùng đắc địa "sơn thủy hữu tình.

Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền nổi tiếng ở Nghệ An thờ đạo Mẫu Tứ phủ, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười, được biết đến như một nhân vật quan trọng trong hệ thống thần điện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016.

Lễ hội khai điểm vào ngày rằm tháng 3 âm lịch.

Ngày chính hội là ngày 10/10 âm lịch.

Hướng dẫn đường đi đến đền ông Hoàng Mười:

Ô tô tự lái/ xe máy: Chạy xe thẳng theo QL1 đến chợ Vinh hỏi tiếp đường đi cầu Cửa Tiền hoặc đến Quán Hành, chạy thẳng tới cuối đường sẽ có biển chỉ dẫn vào đền ông Hoàng Mười.

Từ Hà Nội đến đền sẽ vào khoảng hơn 300km, với thời gian di chuyển chừng gần 6 tiếng đồng hồ tùy tốc độ di chuyển.

 

[Ảnh: Erinphan]

Chùa Bát Bửu Phật Đài - Sài Gòn

Chùa Bát Bửu Phật Đài, tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố gần 30km về phía Tây Nam. Người người lui tới ngôi Chùa Bát Bửu Phật Đài cầu an, cầu lộc và cầu tình duyên.

Chùa nằm trên một khu đất rộng trên 10 hecta, trước mặt là cánh đồng thơm mênh mông, hai bên có rừng bạch đàn bao bọc. Điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa chính là một kiến trúc hình bát giác cao 3m được gọi là Bát Bửu Phật Đài. Tọa vị trên Phật Đài là một pho tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên, với trọng lượng khoảng 4 tấn và chiều cao 7m.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Bát Bửu Phật Đài:

Xe máy/ ô tô: Từ TP.HCM, bạn đi theo đường Hồng Bàng hoặc đại lộ Võ Văn Kiệt để đến tỉnh lộ 10, tiếp tục đi thẳng trên tỉnh lộ 10, đến ngã 3 Lê Đình Chi - Trần Văn Giàu thì rẽ trái. Đến đây thì còn khoảng 2,5km nữa là đến chùa.

 

[Ảnh: Linh Sơn Phật Giáo]

Video liên quan

Chủ Đề