Bài 15: vật liệu cơ khí - Câu trang SGK Công nghệ

- Tính chất: Ởnhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện. Gia công nhiệt được nhiều lần. Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao.

Câu 1 trang 76 SGK Công nghệ 11

Hãy nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

Trả lời:

- Các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí:Độ bền, độ dẻo, độ cứng.

a. Độ bền:

- ĐN: biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu.

- Ý nghĩa: Là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu.

- Giới hạn bền kéo: Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu [bk].

- Giới hạn bền nén: Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu [bn].

b. Độ dẻo:

- ĐN: Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của vật liệu.

- Ý nghĩa: Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.

c. Độ cứng:

- ĐN: Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của lực.

- Đơn vị đo độ cứng:

+ Brinen [HB]:

+ Rocven [HRC]:

+ Vicker [HV]

Câu 2 trang 76 SGK Công nghệ 11

Nêu tính chất và công dụng của vật liệu hữu cơ pôlime dùng trong ngành cơ khí.

Trả lời:

- Tính chất: Ởnhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo, không dẫn điện. Gia công nhiệt được nhiều lần. Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao.

- Công dụng: Dùng chế tạo bánh răng cho các thiết bị kéo sợi.

Câu 3 trang 76 SGK Công nghệ 11

Nêu tính chất và công dụng của vật liệu compôzit dùng trong ngành cơ khí.

Trả lời:

- Tính chất: Sau khi gia công nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở nhiệt độ cao, không tan trong dung môi, không dẫn điện, cứng, bền.

- Công dụng: Dùng để chế tạo các tấm lắp cầu dao điện, kết hợp với sợi thuỷ tinh để chế tạo vật liệu compôzit.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề