Bài 46: thực hành: sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi an-đet - sbt - Câu trang Sách bài tập (SBT) Địa lí

Quan sát hình 35.1 - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ [tr.l 10 SGK] và kết hợp với vốn hiểu biết, hãy mô tả hệ thống núi An-đét theo gợi ý cụ thể dưới đây :

Câu 1 trang 102 Sách bài tập [SBT] Địa lí 7

Quan sát hình 35.1 - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ [tr.l 10 SGK] và kết hợp với vốn hiểu biết, hãy mô tả hệ thống núi An-đét theo gợi ý cụ thể dưới đây :

- Hệ thống núi An-đét nằm ở ven biển phía ... lục địa

- Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng từ ... xuống ... vớinhiều đỉnh núi cao.

- Sườn ... của dãy An-đét hướng ra Thái Bình Dương, vùng biển này códòng hải lưu ... chảy qua

- Dãy An-đét thuộc Pê-ru, nằm ở vòng đai khí hậu ...

Trả lời :

- Hệ thống núi An-đét nằm ở ven biển phía tây lục địa Nam Mĩ

- Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng từ Bắc xuống Nam vớinhiều đỉnh núi cao.

- Sườn tây của dãy An-đét hướng ra Thái Bình Dương, vùng biển này códòng hải lưu lạnh chảy qua

- Dãy An-đét thuộc Pê-ru, nằm ở vòng đai khí hậu nhiệt đới

Câu 2 trang 102 Sách bài tập [SBT] Địa lí 7

Quan sát hình 46.1 và 46.2, tr. 139 SGK :

a] Hãy kể tên các đai thực vật từ thấp lên cao ở hai sườn tây và đông của dãy An-đét.

- Sườn tây : từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: ...

- Sườn đông :từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: ...

b] Hãy giải thích sự thay đổi của các đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi

Trả lời :

a] Các đai thực vật từ thấp lên cao ở hai sườn tây và đông của dãy An-đét :

- Sườn tây : từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: Thực vật nửa hoang mạc, cây bụi xương rồng, đồng cỏ cây bụi, đồng cỏ núi cao, băng tuyết

- Sườn đông :từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.

b] giải thích sự thay đổi của các đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi :

- Sường đông mưa nhiều hơn sườn tây.

- Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào.

- Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn.

Câu 3 trang 103 Sách bài tập [SBT] Địa lí 7

ở chân núi An-đét cho đến độ cao 1000m, ở sườn núi phía đông là rừng nhiệt đới, ở sườn núi phía tây là thực vật nửa hoang mạc.

a] Em hãy cho biết loại khí hậu của từng thảm thực vật trên

b] Vì sao lại có sự khác nhau về các đai thực vật ở sườn đông và sườn tâydãy núi An-đét như vậy ?

Trả lời :

a]

ở chân núi An-đét cho đến độ cao 1000m, ở sườn núi phía đông là rừng nhiệt đới là khí hậu nhiệt đới

ở sườn núi phía tây là thực vật nửa hoang mạc là khí hậu xích đạo

b]

- Sường đông mưa nhiều hơn sườn tây

- Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh

- Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề