Bản quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Các tác phẩm nghệ thuật dân gian là những giá trị văn hóa truyền thống cần được gìn giữ và phát triển. Tương tự như các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả khác, việc bảo hộ bản quyền tác phẩm nghệ thuật dân gian được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về các quy định này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

>>> Tham khảo thủ tục đăng ký bản quyền tác giả: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?

Bảo hộ bản quyền tác phẩm nghệ thuật dân gian.

Tác phẩm nghệ thuật dân gian là tác phẩm như thế nào?

Khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành có hướng dẫn rõ:

“Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

a] Truyện, thơ, câu đố;

b] Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c] Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

d] Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.”

Sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian

Đặc điểm nổi trội là tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được lưu giữ bằng trí nhớ của con người. Đây là cơ chế sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Có thể thấy, với cơ chế truyền miệng, tác phẩm nghệ thuật dân gian là tài sản chung của cộng đồng. Vì vậy, trong vấn đề sử dụng, khai thác các tác phẩm này bạn phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”

Cụ thể, cần hiểu chính xác rằng:

  • Sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
  • Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm nghệ thuật dân gian là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.

Bảo vệ bản quyền cho tác phẩm.

Bảo hộ bản quyền tác giả của tác phẩm nghệ thuật dân gian

Việc xác lập bảo hộ bản quyền tác giả của tác phẩm nghệ thuật dân gian được tiến hành theo cơ chế tự động. Với quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Tuy nhiên, với các tác phẩm Truyện, thơ, câu đố; Điệu hát, làn điệu âm nhạc; Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi sẽ được được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ. 

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Bảo hộ bản quyền tác phẩm nghệ thuật dân gian bao lâu? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

Hotline: 0904.752.808

Email: [email protected]

Em có thắc mắc là Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những đặc điểm khác biệt nào so với các loại hình tác phẩm khác hay không? Mong nhận được sự giải đáp từ Luật sư.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, NHƯ Ý LAW FIRM xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những điểm khác so với các loại hình tác phẩm khác như sau:

Thứ nhất: Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian chỉ được bảo hộ về quyền nhân thân. Theo Điều 23 Luật SHTT quy định về quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian.

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

a] Truyện, thơ, câu đố;

b] Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c] Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

d] Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

2.Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”

Điều khoản này chỉ quy định rằng “tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian”. Cho thấy Luật SHTT chỉ quy định về quyền nhân thân của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, quyền này chỉ tương ứng với một trong số 4 loại quyền nhân thân dành cho chủ sở hữu quyền tác giả một tác phẩm thông thường, được quy định tại khoản 2, điều 19 Luật sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản hoàn toàn không được đề cập. Điều này tạo ra sự khác biệt đối với việc bảo hộ các loại hình tác phẩm khác được quy định tại Điều 14 Luật SHTT, theo đó đối với các loại hình tác phẩm còn lại thì chúng vừa được bảo hộ quyền về nhân thân vừa được bảo hộ quyền về tài sản.

Thứ hai: Thời hạn bảo hộ của Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không được quy định so với các loại hình tác phẩm khác.

Luật sở hữu trí tuệ không có một quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Nếu như coi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là tác phẩm khuyết danh và có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi được công bố thì nó không đúng với đặc điểm của các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là luôn được làm mới sáng tạo, bổ sung tiếp tục của cộng đồng. Việc khó xác định tác giả của tác phẩm này rất khó khăn vì tính chất cộng đồng của nó. Cho nên tác phẩm văn học nghệ thuật nên được bảo hộ vô thời hạn.

Đối với các loại hình tác phẩm khác: Thời hạn bảo hộ được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật SHTT:

“1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1,2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a, Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình, đối với tácphẩm khuyếtdanh khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này.

b. Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

c. Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24giờ ngày ,31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả”.

Trên đây là thông tin NHU Y LAW FIRM tư vấn về vấn đề của bạn thắc mắc. Trường hợp cần hỗ trợ chi tiết về vấn đề trên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn. Rất mong bài viết sẽ giúp ích cho nhu cầu của quý khách trong thời gian tới.

NHU Y LAW FIRM chuyên tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin doanh nghiệp, tư vấn khởi nghiệp. Nếu như đâu đó trong bạn đang nung nấu một ý tưởng kinh doanh, muốn thành lập một doanh nghiệp phù hợp nhất với ý tưởng đó, bạn cần một nhà tư vấn chuyên nghiệp, đảm bảo và nhanh chóng và hãy liên hệ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn vào bất cứ thời điểm nào.

_HL_

Video liên quan

Chủ Đề