Bàn về đọc sách chia làm mấy phần

Xin chào các em! Vậy là học kì cuối cùng của chương trình THCS đã bắt đầu! Soạn Văn chúc các em học tập thật tốt để đạt được kết quả cao trong những kì thi quan trọng sắp tới của mình nhé! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Bàn về đọc sách. Đây là văn bản mở đầu chương trình Ngữ văn 9 Tập 2. Các em cùng tham khảo nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Chu Quang Tiềm [1897 – 1986]: nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Bàn về đọc sách là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau. Tác phẩm được in trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách.

* Bố cục: Văn bản Bàn về đọc sách có thể được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu => “thế giới mới” : Tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
  • Phần 2: tiếp => “tự tiêu hao lực lượng” : Những khó khăn, nguy hại trong việc đọc sách.
  • Phần 3: còn lại : Bàn về phương pháp đọc sách hiệu quả.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và các phương pháp đọc sách hiệu quả.

* Các luận điểm đã có ở phần Bố cục trên.

Câu 2:

* Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống của con người nói riêng và xã hội nói chung. Cụ thể là: sách giúp chúng ta ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, thành tựu, sách chính là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật.

* Ý nghĩa của việc đọc sách: Sách là con đường quan trọng của học vấn, sự chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn và phát triển thế giới mới.

Câu 3:

* Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, trước tiên chúng ta cần biết chọn lựa sách mà đọc vì sách nhiều cũng có những nguy hại nhất định của nó.

  • Sách nhiều khiến cho người ta đọc một cách tràn lan, không chuyên sâu, không nghiền ngẫm kĩ nội dung của sách.
  • Sách nhiều khiến cho chúng ta khó lựa chọn, dễ bị lạc hướng và dẫn đến lãng phí thời gian.

* Theo tác giả, cách lựa chọn sách là:

  • Không nên tham đọc nhiều, đọc tràn lan mà phải đọc kĩ những cuốn sách thực sự có giá trị.
  • Nên đọc kĩ những loại sách, những tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, không nên đọc lệch.
  • Khi đọc chuyên sâu thì không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình

Câu 4:

Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách:

  • Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy ngẫm, đặc biệt là với những cuốn sách có giá trị.
  • Không nên đọc một cách tràn lan, không tham đọc nhiều, quyển nào cũng đọc, mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Chúng ta có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

=> Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi và dễ hiểu.

Câu 5:

Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Điều này được tạo nên từ những yếu tố là:

  • Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên
  • Cách viết giàu hình ảnh ví von, thú vị.
  • Từ nội dung cho đến cách trình bày đều thấu tình đạt lí; những ý kiến, những nhận xét đưa ra đều xác đáng, có lí lẽ chặt chẽ, vừa sinh động lại vừa dễ hiểu.

Vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm:

  • Chu Quang Tiềm [1897-1986] là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
  • Ông là một danh nhân lớn, có học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng.

Tác phẩm

Xuất xứ

  • Bài “Bàn về đọc sách” in trong công trình “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” Bắc Kinh, 1995.
  • "Bàn về đọc sách" đã được Trần Đình Sử dịch ra tiếng Việt.

Thể loại

Nghị luận xã hội

Vấn đề nghị luận

Cách đọc sách

Bố cục

Ba luận điểm chính ứng với ba phần của văn bản:

  • Luận điểm 1 [từ đầu đến "phát hiện thế giới mới"]: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
  • Luận điểm 2 [tiếp theo đến "tự tiêu hao lực lượng"]: Những nguy hại dễ gặp của tình hình đọc sách hiện nay
  • Luận điểm 3 [còn lại]: Phương pháp đọc sách

NỘI DUNG [edit]

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

           - Ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được.

           - Đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại

           - Là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được

  • Ý nghĩa của việc đọc sách

           - Là con đường để nâng cao học vấn

           - Tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống và cuộc đi xa tiếp tục khám phá thế giới

Tóm lại: Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn, chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc bước vào đời.

2. Những khó khăn, nguy hại của việc đọc sách hiện nay

Hiện nay, sách nhiều nhưng đọc sách không phải chuyện dễ vì hai nguy cơ sau:

  • Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, chỉ đọc "liếc qua", "đọng lại" thì rất ít.

           - So sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay: đọc ít mà kĩ, nghiền ngẫm còn hơn đọc nhiều mà rối.

           - So sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ.

  • Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng, khó lựa chọn đúng sách thực sự cần đọc, dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc vào những cuốn sách không có ích.

           - So sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.

Tóm lạiPhải biết lựa chọn những cuốn sách thật sự có giá trị, cần thiết và có ích để đọc.

3. Phương pháp chọn sách và đọc sách

           - Chọn sách phù hợp với chuyên môn, sách có giá trị

           - Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng

           - Nên hướng vào hai loại: kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu

           - Kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu; vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm

                   + Không tham đọc nhiều, phải chọn cho tinh, chỉ đọc những quyển thật sự có giá trị, cần thiết.

                   + Vừa đọc vừa trầm ngâm suy ngẫm, tưởng tượng, suy luận đến mức tri thức trong sách "thấm vào xương tủy", biến thành của riêng mình, làm động lực, nền tảng cho tư duy sáng tạo của chính mình.

           - Kết hợp giữa đọc sách thường thức với sách chuyên môn

                   + Để trau dồi học vấn chuyên môn, phải lựa chọn và đọc kĩ một số cuốn quan trọng: Mỗi môn phải chọn từ 3-5 cuốn đọc thật kĩ.

                   + Kiến thức phổ thông cũng rất quan trọng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận". Vì thế, "không biết thông thì không có thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn".

           - Đọc sách phải có kế hoạch, hệ thống: không đọc tràn lan theo hứng thú cá nhân; trước phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc.

Tóm lại: Phải biết kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu; đọc và suy ngẫm; đọc có kế hoạch và hệ thống.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
  • Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả lớn có uy tín đã làm tăng sức thuyết phục của văn bản.
  • Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị, dí dỏm: "Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận...", "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như  cưỡi ngựa qua chợ...", đọc ít "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát...".

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề