Bị quai bị bao lâu thì quan hệ được

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai khi cơ thể nhiễm virus mumps làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Virus gây bệnh quai bị lây lan rất nhanh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh quai bị có thể để lại những biến chứng về sinh sản như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Vậy bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai? Mang thai sau khi mắc quai bị có ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Bệnh quai bị thường tự khỏi trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không được chăm sóc bài bản theo thủ tục y tế sẽ dễ bị các biến chứng nghiêm trọng. Viêm buồng trứng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị. Chiếm tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, có khả năng dẫn đến vô sinh.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, bệnh quai bị chỉ mắc một lần duy nhất trong đời mỗi người. Sau khi bị nhiễm quai bị, trong cơ thể đó sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Các kháng thể này được duy trì ở nồng độ thấp nhưng có tác dụng bảo vệ, có khả năng miễn dịch suốt đời. Do đó, những người đã từng mắc bệnh quai bị, sau này có thể yên tâm là sẽ không bị lại lần nữa.

Dựa vào những thông tin trên có thể cho thấy rằng việc mang thai sau khi mắc quai bị hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hoàn toàn có thể mang thai ngay sau khi đã điều trị khỏi bệnh quai bị khi không gặp phải bất kì biến chứng nào về sinh sản. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai?

Xem thêm: Mang thai mắc quai bị, nguy hiểm thế nào?

Mang thai sau khi mắc quai bị hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi

Tuy nhiên, nếu mắc bệnh quai bị trong khi mang thai thì sẽ gây ra những rủi ro đặc biệt nghiêm trọng:

  • Phụ nữ đang mang thai mắc phải bệnh quai bị có nguy cơ cao bị sưng, viêm ở buồng trứng cũng như ở các bộ phận khác nhau của vú. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng cũng dễ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì sốt và đau đầu hành hạ.
  • Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, quai bị có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng não hoặc bị mất thính lực đáng kể.
  • Bà bầu bị quai bị trong 12 tuần đầu của thai kỳ được xem là làm tăng nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, không có mối liên hệ giữa quai bị và dị tật bẩm sinh ở trẻ vì bệnh hiếm khi xâm nhập vào em bé ngay cả khi vi khuẩn đã hiện diện trong nhau thai.

Để tránh những rủi ro trên thì phụ nữ cần tiêm phòng quai bị trước khi mang thai và tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện của bệnh.

Xem thêm: Chích ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai bao lâu?

Một trong những vắc-xin phòng bệnh quai bị tốt nhất thị trường hiện nay là Vắc-xin MMR của Mỹ do công ty Merck Sharp and Dohme sản xuất tại Mỹ còn được gọi là vắc-xin MMR II, là một loại vắc-xin sống, giảm độc lực, được tiêm dưới da, giúp phòng ngừa 3 bệnh: Sởi - Quai bị - Rubella cho trẻ từ 1 tuổi trở lên hoặc người lớn người lớn chưa được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cơ bản hoặc chưa từng tiêm phòng.

Vắc-xin MMR của Mỹ phòng ngừa quai bị

Do là vắc-xin nên vắc xin MMR của Mỹ cũng có khả năng gây ra một số phản ứng sau tiêm như phản ứng phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa phản ứng sau khi tiêm vắc-xin thì cần đến các cơ sở y tế tiêm chủng uy tín để kịp thời xử lý khi có tình huống bất thường xảy ra.

vắc-xin MMR II, là một loại vắc-xin sống giảm độc lực nên phụ nữ cần cần tiêm vắc-xin quai bị [sởi - quai bị - rubella] trước mang thai 3 tháng để có thể phòng bệnh một cách hiệu quả nhằm tránh những rủi ro mắc bệnh khi đang mang thai. Tiêm phòng quai bị trước khi mang thai sẽ giúp cho bạn có một thai kỳ an tâm và khỏe mạnh.

Hiện bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang có vắc xin MMR II & Diluent Inj 0.5ml của MSD [Mỹ] với những ưu điểm vượt trội khi tiêm vắc xin tại Vinmec bao gồm:

  • Trẻ sau khi tiêm chủng sẽ được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Trẻ sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng. Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Hệ thống y tế Vinmec luôn theo sát người bệnh trước, trong và sau tiêm chủng

  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Khách hàng sẽ nhận được tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Phụ nữ cần cần tiêm vắc-xin quai bị [sởi - quai bị - rubella] trước mang thai 3 tháng để có thể phòng bệnh một cách hiệu quả nhằm tránh những rủi ro mắc bệnh khi đang mang thai. Tiêm phòng quai bị trước khi mang thai sẽ giúp cho bạn có một thai kỳ an tâm và khỏe mạnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Danh sách các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin

XEM THÊM:

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có nhiều trường hợp người lớn mắc bệnh. Nhưng rất nhiều người thắc mắc liệu có nên quan hệ khi bị quai bị hay không? Liệu quan hệ tình dục có làm lây nhiễm bệnh quai bị không?

Bị quai bị có nên quan hệ?

Bệnh quai bị hay còn gọi là trá tai, viêm tuyến mang tai,…là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến, nhất là khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang xuân.

Vấn đề có nên quan hệ khi bị quai bị được khá đông cặp đôi quan tâm. Bệnh quai bị là bệnh gây ra do virus và lây nhiễm qua đường hô hấp, virus quai bị có rất nhiều trong nước bọt của bệnh nhân. Việc quan hệ tình dục trong thời kì mắc bệnh quai bị liên quan đến biến chứng của bệnh. Tuy nhiên việc quan hệ tình dục sẽ khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, dẫn đến sức đề kháng kém đi và bệnh lâu khỏi hơn.

Bị bệnh quai bị có nên quan hệ tình dục không?

Hơn nữa việc quan hệ tình dục trong giai đoạn bệnh cũng khiến người bệnh đau đớn và cuộc “yêu” không hề trọn vẹn.

Ngoài ra thì việc dịch tiết của bệnh nhân có chứa rất nhiều virus gây bệnh, để đảm bảo sức khỏe cho người thân thì bệnh nhân quai bị nên kiêng quan hệ tình dục trong thời kì mắc bệnh. Bệnh nhân có thể quan hệ trở lại sau khoảng 10 ngày kể từ khi khỏi bệnh và không có dấu hiệu biến chứng viêm tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn.

Đặc biệt, không chỉ cần kiêng quan hệ, bệnh nhân cũng nên kiêng thủ dâm để đảm bảo sức khỏe và tránh gây tổn thương cho tinh hoàn trong trường hợp bị sưng tinh hoàn.

Nếu mắc bệnh quai bị mà không được chữa trị hoặc không chú ý thực hiện kiêng khem rất có thể dẫn tới các biến chứng. Trong các biến chứng của quai bị thì nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn đối với nam và viêm buồng trứng đối với nữ. Việc kiêng quan hệ khi mắc bệnh sẽ đảm bảo an toàn cho cả hai bên và giúp người bệnh không tốn thêm thời gian hồi phục.

>>> Bà bầu bị quai bị có nguy hiểm không

Liệu có an toàn khi quan hệ trong thời gian mắc bệnh quai bị?

Quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý bình thường, nhưng bị quai bị có nên quan hệ? Và nếu quan hệ trong thời gian mắc quai bị thì có nguy hiểm gì không?

Các bác sĩ chuyên về các bệnh truyền nhiễm luôn khẳng định rằng việc kiêng quan hệ khi người bệnh mắc quai bị là cần thiết. Nếu bệnh nhân có quan hệ trong khi mắc bệnh có thể dẫn đến những hệ lụy sau:

 

Nếu quan hệ trong thời gian mắc quai bị thì có nguy hiểm gì không?

  • Bệnh lâu khỏi hơn, quan hệ tình dục là hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng vì thế quan hệ trong thời gian này khiến bệnh nhân mệt mỏi và tốn nhiều thời gian để lành bệnh hơn.
  • Lây nhiễm bệnh cho đối tác, điều này là rất dễ sảy ra nếu đối tác [vợ hoặc chồng] chưa được tiêm phòng vaccine hoặc đã tiêm phòng nhưng sức đề kháng yếu.
  • Gây ra đau đớn, cuộc “yêu” cần rất nhiều yếu tố mới có thể khiến cả 2 thăng hoa. Nếu người bệnh quai bị quan hệ tình dục có thể sẽ gây ra tình trạng đau đớn do khô rát ở nữ hoặc đau tinh hoàn ở nam.
  • Có thể dẫn tới biến chứng, điều này hoàn toàn có thể sảy ra nếu bệnh nhân nam bị sưng tinh hoàn nhưng vẫn quan hệ tình dục.

Câu hỏi có nên quan hệ khi bị quai bị được rất nhiều cặp đôi quan tâm, nhất là những cặp đôi mới cưới hoặc ít được gặp nhau. Tuy nhiên việc kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mắc quai bị là rất cần thiết để giúp bệnh nhân nhanh khỏi và tránh lây nhiễm cho người khác. Hãy luôn cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và người bạn đời của mình.

>>> Bị quai bị có được uống kháng sinh không

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bài Trước

Các sản phẩm từ nhựa bạn có nên tái sử dụng chúng?

Bài Sau

Chăm sóc trẻ 2, 3 tuổi bị quai bị

Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề