Tại sao phải sử dụng Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ của Google được sử dụng phổ biến và hiệu quả bậc nhất trong Digital Marketing hiện nay. Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics ra sao? Hãy khám phá cùng chúng tôi ngay trong bài viết dưới đây để có được câu trả lời và dễ dàng áp dụng trên thực tế.

Google Analytics là gì? Tìm hiểu tất cả vấn đề xoay quanh Google Analytics

Google Analytics là gì?

Google Analytics là một công cụ phân tích trang web hiệu quả và cần thiết đối với doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp. Theo đó, Google Analytics sẽ cho phép bạn theo dõi một loạt dữ liệu liên quan đến hiệu suất trang web, lưu lượng truy cập và thậm chí cả hành vi của người dùng. Google Analytics cũng là một công cụ miễn phí có khả năng thay đổi hoàn toàn chiến lược tiếp thị trực tuyến của bạn.

Là công cụ hiệu quả nhưng cách sử dụng Google Analytics không hề phức tạp. Việc quan trọng nhất là bạn cần có tài khoản Google cá nhân hoặc doanh nghiệp tùy thuộc mục đích, nhu cầu sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số lớp học Marketing Online để tìm hiểu kỹ hơn về Google Analytics.

Google Analytics là gì?

Ứng dụng của Google Analytics

Thiết lập tài khoản và các đặc tính

Để thiết lập tài khoản Google Analytics, đầu tiên bạn phải truy cập vào địa chỉ //accounts.google.com và tạo một tài khoản Google [hoặc bạn có thể sử dụng một tài khoản mà bạn đã có]. Sau khi có tài khoản, bạn bắt đầu sử dụng tài khoản đó để thiết lập tài khoản Google Analytics của bạn tại địa chỉ google.com/analytics bằng việc Click vào mục “Bắt đầu Miễn phí”. Kế đến, bạn sẽ được yêu cầu nhập một số thông tin cơ bản cho trang web của mình. Các thông tin này hoàn toàn được Google bảo mật nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng. Tuy vậy, đừng bao giờ chủ quan, lơ là và để lộ thông tin tài khoản của mình ra ngoài để tránh việc bị kẻ xấu lợi dụng. Hãy đặt Password thật khó nhớ và lựa chọn từ 2 lớp bảo mật trở lên.

Hướng dẫn sử dụng Google Analytics

Cài đặt mã theo dõi của bạn

Sau khi hoàn thành thiết lập tài khoản, việc tiếp theo bạn cần thực hiện là cài đặt mã theo dõi. Mã theo dõi – JavaScript là một loại mã sử dụng để cài đặt trên mỗi trang trang web cần theo dõi và phân tích bởi Google Analytics. Để bắt đầu cài đặt mã theo dõi, bạn cần truy cập cấu hình cài đặt của mình để chia sẻ dữ liệu. Hoàn tất việc điền thông tin, bạn tiếp tục nhấp vào nút có nhãn “Nhận ID theo dõi” để nhận mã JavaScript.

Thiết lập mục tiêu

Để có thể thiết lập mục tiêu trên Google Analytics, bạn cần có tài khoản Analytics Google. Sau khi có tài khoản, bạn đăng nhập tài khoản và điều hướng đến mục tiêu của mình bằng cách chọn mục Quản trị. Lựa chọn xong quản trị, bạn tiếp tục thiết lập bằng cách lựa chọn chế độ xem. Tại đây, bạn có thể xem được các mục tiêu đã tạo trước đó của mình. Bạn cũng có thể xóa các mục tiêu này hoặc tạo mục tiêu mới bằng cách Click biểu tượng hình dấu “+”. Các mục tiêu tối đa của Google Analytics là 20 nên nếu bạn muốn thiết lập mục tiêu mới khi đã full thì buộc phải xóa các mục tiêu cũ trước đó.

Thiết lập tìm kiếm trang

Tương tự như thiết lập mục tiêu, để thiết lập tìm kiếm trang, việc đầu tiên bạn cần làm là đăng nhập tài khoản Google Analytics và lựa chọn “Quản trị”. Kế đến, bạn lựa chọn chế độ xem, Click mục thiết lập tìm kiếm trang và nhấn “On”. Cuối cùng bạn nhấn “Save” để hoàn tất việc cài đặt. Hoàn thành xong các bước kể trên là bạn đã thiết lập xong tìm kiếm trang trong Google Analytics. 

Thêm các tài khoản và thuộc tính bổ sung

Thêm các tài khoản, thuộc tính bổ sung của Google Analytics cho phép bạn tạo và theo dõi các báo cáo tùy chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể. Nó cho phép bạn tạo bao nhiêu báo cáo như bạn muốn, tất cả đều có thể dễ dàng truy cập thông qua tab khác nhau. Để tạo báo cáo tùy chỉnh, tất cả những gì bạn phải làm là chọn số liệu bạn muốn theo dõi, Google Analytics sẽ hiện đầy đủ các thông số đã được phân tích kỹ lưỡng.

👉👉👉 Xem thêm: Ahrefs là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Ahrefs trong SEO

Các tính năng báo cáo tiêu chuẩn

Để theo dõi và nghiên cứu các báo cáo tiêu chuẩn, bạn cần truy cập tài khoản Google Analytics. Bạn có thể theo dõi Website của mình hoặc điều hướng sang Website của tài khoản khác. Dưới đây là một số tính năng báo cáo tiêu chuẩn của Google Analytics phổ biến:

Traffic reporting

Ở cấp độ cơ bản nhất, Google Analytics là giống như một báo cáo lưu lượng truy cập. Dịch vụ này sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người đang truy cập trang web của bạn mỗi ngày. Bạn cũng có thể theo dõi các xu hướng theo thời gian với tính năng Real-time Reports, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định tiếp thị trực tuyến của bạn.

Conversion tracking

Khi bạn đã xác định các điểm chuyển đổi trên trang web của mình [chẳng hạn như gửi biểu mẫu liên hệ, bán thương mại điện tử hoặc cuộc gọi điện thoại], bạn có thể thiết lập chúng để theo dõi trong Google Analytics. Nhờ vậy, bạn có thể theo dõi chuyển đổi, nguồn lưu lượng truy cập và các thông số quan trọng khác.

Keyword referrals

Bạn đã bao giờ tự hỏi những gì mọi người sử dụng từ khóa gì để có thể thấy Website của bạn chưa? Với Google Analytics, bạn sẽ có thể xem những từ khóa mà mọi người đã sử dụng để tìm thấy bạn, việc làm này sẽ hỗ trợ và giúp các chiến dịch SEO diễn ra hiệu quả hơn.

Third party referrals

Với Third party referrals, bạn có thể xem những trang web của bên thứ ba đã gửi cho bạn lưu lượng truy cập cụ thể. Điều này rất hữu ích, bởi vì bạn sẽ có thể xem những trang nào đáng để dành nhiều thời gian hơn, cũng như liệu có bất kỳ trang web mới nào đã bắt đầu liên kết với của bạn hay không.

Custom dashboards

Google Analytics cung cấp cho bạn khả năng tạo trang tổng quan bán tùy chỉnh cho phân tích của bạn. Nếu thấy lưu lượng truy cập web, chuyển đổi và giới thiệu từ khóa là quan trọng nhất đối với bạn, bạn có thể thêm chúng vào trang tổng quan trong tài khoản của mình. Trang tổng quan của bạn là màn hình đầu tiên bạn nhìn thấy khi đăng nhập vào hồ sơ trang web của mình và nó có thể được xuất sang định dạng PDF và CSV để dễ dàng chia sẻ báo cáo của bạn.

👉👉👉 Tìm hiểu thêm về: Khóa học SEO chuyên sâu – Trung tâm đào tạo SEO FPT Skillking

Các loại báo cáo Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ phân tích và đánh giá chuẩn xác bậc nhất hiện nay về hiệu quả của chiến dịch Marketing Online. Theo đó, các báo cáo của Google Analytics cũng được phân chia chi tiết bao gồm:

  • Real-time Reports [Báo cáo thời gian thực] – Cung cấp thông tin hữu ích về số lượng người xem đang hoạt động, cũng như các trang hoạt động nhiều nhất hoặc các từ khóa hàng đầu đang được tìm kiếm tất cả trong thời gian thực.
  • Audience Reports [Báo cáo người dùng] – Những báo cáo này cung cấp cho bạn dữ liệu liên quan đến khách truy cập trang web của bạn. Bạn có thể xem số lượng phiên trên trang web của mình trong một khoảng thời gian nhất định, cũng như quốc gia, thành phố, ngôn ngữ và thậm chí cả trình duyệt hoặc hệ điều hành mà họ đang sử dụng.
  • Acquisition Reports [Báo cáo chuyển đổi] – Những báo cáo này cho bạn biết phương tiện mà khách truy cập trang web của bạn truy cập vào trang web của bạn [cho dù lưu lượng truy cập là trực tiếp, không phải trả tiền, giới thiệu hay từ phương tiện truyền thông xã hội].
  • Behavior Reports [Báo cáo hành vi] – Với những báo cáo này, bạn sẽ có thể xem các cách khác nhau mà khách truy cập tương tác với trang web của bạn. Điều này giúp bạn xác định nội dung nào của bạn đang hoạt động tốt.
  • Conversions Reports [Báo cáo chuyển đổi] – Báo cáo này hiển thị cho bạn các hành động được thực hiện bởi khách truy cập trang web của bạn trước khi chuyển đổi ngoài tổng số chuyển đổi đã xảy ra trên trang web của bạn. Thông qua những báo cáo này, bạn có thể biết chính xác số người đã mua hàng trên Website của mình.

Chuyển đổi

Với Google Analytics, bạn có thể dễ dàng theo dõi chuyển đổi trong cả tìm kiếm của khách hàng. Tức là từ các trang Web vệ tinh, Social Media bên ngoài vào Website chính thức. Không những vậy, bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi cả chuyển đổi trong hành vi của khách hàng thông qua quyết định đặt mua hàng thanh toán,…

Shortcuts và Emails

Shortcuts – Phím tắt sẽ cho phép bạn truy cập nhanh vào các báo cáo được sử dụng nhiều nhất, điều này rất tốt để tiết kiệm thời gian. Với email trong Google Analytics, bạn có thể gửi thư cho cả người trong và ngoài doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, với những người ngoài doanh nghiệp, bạn cần thường xuyên kiểm tra Scheduled Emails để không bỏ lỡ thông tin quan trọng. 

👉👉👉Tìm hiểu thêm: Dịch vụ SEO là gì? Làm thế nào để sử dụng hình thức này có hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải đáp thắc mắc về Google Analytics

Giải đáp thắc mắc về Google Analytics

Google Analytics có mất phí không?

Sử dụng Google Analytics là hoàn toàn miễn phí đối với các tài khoản người dùng cá nhân. Ngược lại, người dùng là doanh nghiệp sẽ phải trả phí cho các tài khoản Google Business.

👉👉👉Tìm hiểu thêm về: TOP 5+ Khóa học Digital Marketing miễn phí

Sử dụng Google Analytics có thể chia sẻ thông tin không?

Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng truy cập, chia sẻ thông tin trong Google Analytics bằng cách thêm email của những người bạn muốn chia sẻ thông tin. Cùng với đó, bạn cũng có thể giới hạn quyền của họ để bảo mật thông tin quan trọng.

Làm thế nào khi không thể tìm kiếm từ khóa trên Google Analytics?

Khi bạn tìm kiếm và không thể thấy các từ khóa để phân tích trên Google Analytics thì đây không phải lỗi quá nghiêm trọng. Bản chất của việc này chỉ là bảo vệ an toàn thông tin cho người dùng. Theo đó, nếu bạn Search một từ khóa mà nhận được cảnh báo “Not provided” thì có nghĩa là các từ khóa này được Google ẩn đi để bảo vệ người dùng. Vì vậy, để xem được các từ khóa này, bạn cần sử dụng các công cụ trả phí để khám phá.

Hy vọng các thông tin chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu tường tận Analytics là gì? Google Analytics là gì? Và có thể biết cách sử dụng cơ bản của công cụ này. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể truy cập Website FPT Skillking để lại câu hỏi để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề