Các vương quốc phong kiến Đông Nam á được hình thành như thế nào

Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á [từ thế kỉ VII đến thế kỉ X] lịch sử 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

Phần mở đầu

Trong quá trình phát triển, các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á đã dàn tạo lập được những cơ sở đưa đến sự ra đời của các vương quốc phong kiến đầu tiên. Những nền tảng kinh tế đã được tạo dựng vững chắc như thế nào để tạo ra bước phát triển mới cho Đông Nam Á trong giai đoạn thịnh vượng sau này?

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến

Quan sát lược đồ hình 1 [tr.53] và thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Hướng dẫn trả lời Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á [từ thế kỉ VII đến thế kỉ X] lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

Từ thế kỉ VII đến thế kỷ X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt như:

+ Các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miền [ở lưu vực sông l-ra-oa-đi];

+ Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn,

+ Vương quốc Chân Lạp của nguời Khơ-me [ở lưu vực sông Mê Nam];

+ Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai [trên đảo Xu-ma-tra];

+ Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a [trên đảo Gia-va].

2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

1/ Khai thác các tư liệu trên và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của các vương quốc Sr V-giay-a và Ma-ta-ram?

2/ Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Hướng dẫn trả lời Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á [từ thế kỉ VII đến thế kỉ X] lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi các sản phẩm gia vị của các vương quốc Sri-Vi-giay-a và Ma-ta-ram. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,…

2/ Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

  • Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.
  • Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa [như Chăm-pa, Chân Lạp], ở lưu Vực sông Chao Phray-a [Thái Lan], lưu vực sông l-ra-oa-di [Mi-an-ma ngày nay]….
  • Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram [In-đô-nê-xi-a ngày nay]. Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.
  • Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm [Chăm-pa], Pa-lem-bang [Sri Vigiay-a],.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.

Phần luyện tập  và vận dụng 

1/ Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?

2/ Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

3/ Có một câu chuyện thú vị như sau: Vào thế kỉ X, 1 pound nghệ tây [khoảng 4 lạng] có giá ngang với 1 con ngựa, 1 pound gừng có giá ngang 1 con bò. Từ câu chuyện trên cùng thông tin trong bài học, hãy viết một đoạn văn ngắn [từ 3- 5 câu] mô tả sự hấp dẫn của nguồn gia vị ở các vương quốc Đông Nam Á đối với thương nhân nước ngoài.

4/ Hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet về một thương cảng Đông Nam Á thời có đại và một thương cảng Đông Nam Á hiện nay. Qua đó, em ở thu hoạch được điều gì?

Hướng dẫn trả lời Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á [từ thế kỉ VII đến thế kỉ X] lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Những lợi thế giúp các vương quốc phong kiến Đông Nam Á phát triển kinh tế:

  •  Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước
  • Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối thuận tiện cho nhu cầu trao đổi sản phẩm, vì thế việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị – hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp => Giao thương phát triển
  • Vị trí đó cũng giúp dẩy nhanh quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa với các nước và khu vực xung quanh.=> đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước
  • Đã sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ- me đã tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật [nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc] => phát triển văn hóa

2/ Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động đến sự phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực: Giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm, giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao và mở rộng.

3/ Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, khu vực ĐNA đã được ban tặng nhiều sản vật phong phú, trong đó gia vị là “món quà” được các nước phương Tây cực kì ưa chuộng. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,… Những gia vị này mang lại mùi vị riêng biệt, đặc trưng không thể nhầm lẫn với các món ăn phương Tây. Cho đến ngày nay, các sản phẩm này vẫn được xuất khẩu nhiều và mang lại nguồn thu không nhỏ cho các quốc gia ĐNA. 

4/ 

  • Thương cảng cổ đại: Đại Chiêm

Thuộc Hội An, là một cảng-thị đã được thiết lập từ thời tiền sử để điều hành một hệ thống thương mại xa bờ hoặc giao lưu quốc tế cũng như một hệ thống trao đổi ven sông của cư dân nội địa ở miền trung du và thượng du.

Dựa trên các cứ vật khảo cổ học rất phong phú tìm thấy trong văn hóa Sa Huỳnh ở vùng Hội An và lưu vực sông Thu Bồn với các di tích tiêu biểu như Lai Nghi, Gò Dừa, Hoàn Châu, v.v… có niên đại từ thế kỷ thứ 2 trước CN đến thế kỷ thứ 2 CN, chúng ta biết rằng nền kinh tế-xã hội của vùng này đã phát triển rất cao. Tưởng cũng nên lưu ý rằng lưu vực sông Thu Bồn là nơi tập trung dày đặc nhất các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam, và các di chỉ Sa Huỳnh trong khu vực này không chỉ được phát hiện ở miền hạ lưu ven biển, mà còn ở sâu trong đất liền hoặc ở miền núi dọc theo thượng lưu các con sông lớn. Hệ thống di tích tiền-sơ sử này đã khẳng định Hội An là một trong những cảng-thị được hình thành sớm nhất ở vùng Đông Nam Á

  • Cảng Singapore – Singapore

Cảng Singapore là một trong 10 cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, gồm các cơ sở hạ tầng bến cảng và khu vực nước cảng thực hiện chức năng xử lý thương mại hàng hải tại cảng của Singapore. Hiện nay cảng này là cảng bận rộn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý, cảng cũng trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng container trên thế giới như cảng container của thế giới bận rộn nhất, một nửa nguồn cung cấp dầu thô hàng năm của thế giới, và là cảng trung chuyển của thế giới bận rộn nhất.

=> Qua đó cho ta thấy sự quan trọng của các cảng thương mại, không những thời cổ đại mà cả hiện đại và tương lai. 

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải kết nối tri thức lớp 6, lịch sử 6 sách KNTTCS, giải lịch sử 6 sách mới, bài 12 sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á [từ thế kỉ VII đến thế kỉ X] sách KNTTCS, sách kết nối tri thức nxb giáo dục

[Visited 1.013 times, 1 visits today]

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời:

Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

– Điều kiện tự nhiên: thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước.

    • Khu vực khá rộng, có những đồng bằng rộng lớn thuận lợi trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi đàn gia súc.

    • Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước.

– Điều kiện kinh tế: Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt… Sự phát triển các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á còn gắn liền với tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

⇒ Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công Nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển.

Trả lời:

Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á bao gồm:

– Ở Việt Nam: Đại Việt, Chăm-pa.

– Ở Mi-an-ma: Quốc gia Pa-gan.

– Ở In-đô-nê-xia-a: Vương triều Mô-giô-pa-hit.

– Ở Cam-pu-chia: Thời kì Ăng-co.

– Ở Thái Lan: Vương quốc Su-khô-thay.

– Ở Lào: Vương quốc Lan Xang.

Trả lời:

    Thuận lợi:

– Khu vực khá rộng, có những đồng bằng rộng lớn thuận lợi trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi đàn gia súc. Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước.

– Vị trí địa lý: Đông Nam Á nằm ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc, thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa.

– Tài nguyên thiên nhiên : phong phú, đa dạng.

⇒ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại.

    Khó khăn:

– Địa hình bị chia cắt mạnh, khó khăn cho giao thông đường bộ.

– Thiên tai, bão lũ thường xuyên sảy ra.

– Đây là khu vực phân tán do nhiều đảo, bán đảo nhỏ, kinh tế không đồng đều.

Trả lời:

Thế kỉ X-XVIII là thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, được biểu hiện qua các lĩnh vực như sau:

– Chính trị: Hình thành và phát triển thịnh đạt của một loạt các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á.

    • Ở In-đô-nê-xi-a, hình thành Vương triều Mô-giô-pa-hit.

    • Phong kiến Đại Việt đạt đến đỉnh cao dưới thời Lý, Trần, Lê sơ.

    • Vương quốc Cam-pu-chia với thời kì Ăng-co huy hoàng.

    • Quốc gia Pa-gan mạnh lên, thống nhất Mi-an-ma.

    • Ở lưu vực sông Mê Nam, hình thành Vương quốc Su-khô-thay.

    • Vương quốc Lan Xang được thành lập ở vùng trung du sông Mê Công,

– Kinh tế: Phát triển thịnh vượng, hình thành những vùng kinh tế quan trọng có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công và nhất là những sản vật thiên nhiên. Nhiều lái buôn các nước trên thế giới đã đến buôn bán ở Đông Nam Á.

– Văn hóa: Thời kì văn hóa dân tộc cũng dần dần được hình thành, xây dựng được một nền văn hóa riêng của đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người.

Trả lời:

Thời gian Nội dung
Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X Hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á.
Thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Nửa sau thế kỉ XVIII Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái.
Giữa thế kỉ XIX Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

Video liên quan

Chủ Đề