Cách làm các món ăn từ củ sắn

Củ sắn, cà rốt giòn giòn thấm đều gia vị hòa quyện cùng hương thơm từ hành lá thật hấp dẫn phải không nào.

Để món ăn thêm đậm đà, bạn có thể chuẩn bị thêm chén nước tương để chấm, ăn kèm với cơm nhé!

Đây chắc chắn sẽ là một món ăn thơm ngon, thanh đạm, giúp đổi vị cho những bữa cơm chay hay khi đã ngán những món ăn nhiều dầu mỡ. Chúc bạn vào bếp thực hiện thành công!

Bánh khoai mì nướng là một món ăn dân dã và quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt. Món bánh có cốt bánh dẻo mềm, bùi ngọt, beo béo vị nước cốt nên cực kỳ thơm ngon.

Khoai mì sẽ được bào vụn, trộn cùng các nguyên liệu cơ bản như bột năng, đậu xanh, nước cốt dừa và trứng gà, sau đó đem đi nướng đến khi mặt bánh chín vàng. Hãy thử tham khảo ngay cách làm chi tiết dưới đây nhé!

2. Bánh khoai mì mít hấp

Bánh khoai mì mít hấp được biến tấu từ bánh khoai mì truyền thống. Bên cạnh sự dẻo mềm của khoai mì, béo ngậy từ nước cốt dừa, món bánh này lại có thêm một hương thơm và mùi vị đặc trưng từ mít chín. Nghe tưởng chừng 2 nguyên liệu này khó có thể kết hợp nhưng thực tế lại tạo nên một món bánh vô cùng thơm ngon, hấp dẫn đấy!

3. Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì chắc hẳn là món bánh rất quen thuộc đối với tuổi thơ của nhiều người. Sở dĩ được gọi là bánh tằm vì những sợi bánh có hình dáng thon dài và được phủ lớp vụn dừa khá giống với con tằm.

Món bánh có vẻ ngoài bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau từ xanh lá, trắng, tím đến hồng. Khi ăn bạn sẽ trộn đều bánh cùng 1 ít hỗn hợp đường muối mè trắng để tăng thêm hương vị. Từng sợi bánh dẻo dai, bùi bùi từ dừa vụn kèm theo vị beo béo từ nước cốt dừa, mặn ngọt và thơm nhẹ mùi mè rang sẽ khiến bạn thích mê!

4. Bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện

Không cần đến lò nướng, giờ đây bạn vẫn có thể tham khảo thêm cách làm món bánh khoai mì nướng dẻo ngọt chỉ với chiếc nồi cơm điện. Với hướng dẫn chi tiết sau đây, Điện máy XANH tin rằng bạn sẽ thực hiện thành công món bánh này cho cả nhà cùng thưởng thức!

5. Bánh khoai mì chiên giòn

Bánh khoai mì chiên giòn được lấy cảm hứng từ món bánh rế - một loại bánh được làm từ khoai lang bào sợi chiên giòn, sau đó áo đều với nước đường nấu chảy.

Với phiên bản khoai mì này, bạn vẫn sẽ thấy được độ vàng óng ánh đẹp mắt bên ngoài từng chiếc bánh, chút vị ngọt hậu chua nhẹ từ đường. Thế nhưng, vị bùi bùi, beo béo nhẹ từ khoai mì lại đem đến sự đặc biệt hơn cho món bánh ăn vặt này, đảm bảo bạn sẽ cực kỳ thích!

6. Bánh khoai mì chuối

Bánh khoai mì nướng dẻo bùi hấp dẫn nay lại càng ngon miệng hơn khi được kết hợp với nguyên liệu chuối xiêm. Món bánh khi hoàn thành thơm nức mũi mùi bơ, cốt bánh thì dẻo dai hòa quyện cùng vị ngọt thanh từ chuối và vị bùi béo đặc trưng của khoai mì. Hãy tham khảo ngay công thức đơn giản dưới đây để thực hiện cho cả nhà món bánh thơm ngon, bổ dưỡng này nhé!

7. Bánh khoai mì hấp nước cốt dừa

Khoai mì hấp cốt dừa là món ăn cực kỳ phổ biến và quen thuộc đối với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Từng miếng khoai mì dẻo mềm, bùi bùi kết hợp cùng nước cốt dừa béo ngọt và mằn mặn nhẹ từ muối mè rang, cực kỳ thơm ngon.

Món bánh hiện tại không còn được nhiều người bán nữa, vậy nên tự làm tại nhà vẫn là phương án tuyệt vời nhất, vừa chất lượng lại vừa rẻ tiền!

8. Bánh cay khoai mì

Chắc hẳn không ai lạ gì với món bánh cay dân dã, thơm ngon được bán tại rất nhiều gánh hàng rong trên phố. Ăn thì nhiều những lại ít người biết được món bánh này được làm từ khoai mì.

Đầu tiên, khoai mì sẽ được bào vụn, trộn đều cùng các gia vị, hành lá, bột ớt hoặc ớt tươi. Sau đó, bánh được nắn thành viên nhỏ và chiên với dầu ăn đến khi vàng giòn. Những chiếc bánh nhỏ xinh, bùi béo, cay cay này chắc chắn sẽ khiến người ăn không thể nào cưỡng lại được!

9. Bánh chuối chiên khoai mì

Nếu đã quá quen thuộc với món bánh chuối chiên truyền thống, tại sao bạn không nếm thử qua bánh chuối chiên khoai mì. Món bánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa vỏ giòn rụm, bùi béo được làm từ khoai mì cùng nhân chuối chín ngọt thơm bên trong. Tham khảo ngay cách làm đơn giản sau và chiêu đãi cả nhà bạn nhé!

10. Bánh da lợn khoai mì

Khác hẳn với bánh da lợn truyền thống, phiên bản bánh lần này lại được kết hợp thêm cùng nguyên liệu khoai mì nên hương vị vô cùng đặc biệt. Bên cạnh sự mềm dai từ lớp bột, bạn còn cảm nhận thêm được sự bùi béo, deo dẻo từ khoai mì bào, béo ngậy vị nước cốt dừa. Nghe thôi đã thấy hấp dẫn rồi, ngại gì mà không trổ tài để nếm thử hương vị hấp dẫn của món bánh này!

11. Bánh khoai mì nướng chảo

Không cần bếp than, bạn vẫn có thể thực hiện món khoai mì nướng dẻo mềm, thơm ngon chỉ với một chiếc chảo chống dính. Món bánh sau khi hoàn thành vẫn giữ được hương vị truyền thống, lớp vỏ bên ngoài giòn nhẹ đi kèm bên trong là vị ngọt của khoai mì, đậu xanh và dừa, ăn một miếng là nhớ ngay!

12. Bánh ít khoai mì

Bánh ít làm từ khoai mì, nghe khá lạ nhưng mùi vị lại vô cùng thơm ngon không kém gì so với phiên bản được làm bằng bột nếp. Món bánh có lớp vỏ dẻo mềm nhưng không nhão, kết hợp cùng nhân dừa đậu phộng béo bùi, ngọt dịu ăn hoài mà không có cảm giác ngán.

13. Bánh ú khoai mì

Lại thêm một biến tấu mới cho món bánh ú truyền thống khi kết hợp cùng nguyên liệu khoai mì. Lớp vỏ dẻo mềm thường thấy từ gạo nếp nay được quyện cùng khoai mì cắt khúc bùi dẻo, vừa ngon lại nhai vô cùng miệng. Đặc biệt hơn hết, món bánh còn có nhân khoai môn dừa ngọt béo, bùi bùi nên tạo nên một hương vị cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.

Xem thêm:

Hy vọng với thông tin từ bài viết trên có thể giúp bạn có thêm được nhiều sự lựa chọn với các món bánh được làm từ khoai mì. Điện máy XANH hẹn gặp lại bạn trong các chuyên mục khác nhé!

Biên tập bởi Đoàn Trâm Anh • 19/04/2021

Củ sắn là loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta củ sắn còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như làm xôi sắn hay chè sắn, sắn luộc…là món ăn thân quen dân dã được rất nhiều người Việt yêu thích.

1. Thơm giòn bánh củ sắn nướng than

Đối với món ăn này thì chiếc bánh được nướng chín vàng ươm có có mùi thơm hấp dẫn, khi thành phẩm thì ăn kèm với chúng là nước cốt dừa béo ngậy cho bạn thích thú hơn khi thưởng thức món sắn nướng này.

Nguyên liệu dùng để làm sắn nướng than bao gôm những:

– 450g củ sắn

– 150g đậu xanh đã cà vỏ

– 85g đường cát trắng

– 1 thìa sữa đặc

– 200ml nước cốt dừa đã pha sẵn

– hành lá

– 1 chén canh bột năng

– 2 thìa canh đường

– 1/4 thìa muối

Đậu xanh bạn đem rửa sạch và hấp chín, sau đó thì xay cho thật nhuyễn. Sắn bỏ vỏ ngoài và rửa sạch, ngâm chúng trong nước lạnh khoảng vài giờ đồng hồ thì rửa lại một lần nữa thì đem sắn hấp chín.

Khi sắn đã chín thì bạn đem xay tán nhuyễn chúng ra, cho đậu xanh cùng với sữa đặc và bột năng, nước cốt dừa vào trộn đều và để một lúc cho bộ được nghỉ ngơi.

Sau đó bạn chia bột mì thành từng phần nhỏ và vo tròn, ép dẹp rồi cho lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Lưu ý trong quá trình nướng thì bạn nên trở liên tục các mặt cho chúng để bánh không bị cháy sẽ mất ngon.

Tiếp theo công đoạn cũng vô cùng quan trọng đó là nước cốt dừa dùng kèm với bánh nướng.

– sử dụng khoảng 150ml nước cốt dừa cùng với 150 ml nước lọc và 2 thìa canh đường,1/4 thìa cà phê muối rồi khuấy đều, đun cho hỗn hợp này sôi lên thì cho vào một thìa năng bột năng cùng với ít nước lạnh cho đến khi nước sốt này sột sệt lại là được.

– Bánh nướng sau khi đã nướng xong thì cho chúng lên bếp và cho thêm chút nước cốt dừa bên cạnh và thưởng thức rất ngon đấy nhé.

2. Xôi đỗ xanh và sắn

Nếu bạn muốn cải thiện món ăn sáng cho mình trở nên phong phú và đa dạng hơn thì hãy chế biến cho mình món xôi đỗ xanh cùng với sắn vừa dễ chế biến nhanh cho buổi sáng lại rất ngon miệng.

Nguyên liệu:

– 1 bát con gạo nếp

– 1 củ sắn

– 1/2 bát con đỗ xanh đã được sát vỏ

– gia vị: muối, đường và dầu ăn

– dừa bào sợi

– vừng rang

Bước 1: gạo nếp bạn cho đãi nhiều lần với nước cho chúng thật sạch và ngâm gạo vào âu nước lạnh có pha thêm một chút nước muối để qua đêm là được.

Bước 2: Sắn sau khi mua về thì tách vỏ và dùng dao bổ làm đôi, ngâm sắn trong nước qua đêm để cho sắn ra hết nhựa đắng. Sáng hôm sau bạn hãy rửa lại với nước và cắt nhỏ và bỏ đi phần xơ ở giữa tâm.

Bước 3: đậu xanh bạn cũng đãi qua với nước nhiều lần để cho thật sạch và để ráo nước.

Bước 4:  gạo nếp ngâm xong thì bạn đổ ra cho ráo nước và trộn cùng với bột gọa nếp và sắn đỗ xanh vào cùng với nhau, cho thêm vào một thìa nhỏ muối và dùng tay xốc đều lên.

Bước 5: Tiếp theo bạn cho gạo vào chõ gấp và thường xuyên dùng đũa xới đều, cùng với hai thìa canh cát trắng, tiếp tục đun cho đến khi gạo nếp và sắn chín mềm thì rưới vào chõ hấp xôi một ít dầu ăn đun khoảng thêm 3 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 6: khi thưởng thức bạn múc xôi ra đĩa và bên trên thêm cùi dừa đã bào vào thêm vừng rang đã trộn lẫn muối và đường lại với nhau.

3. chè sắn

Nguyên liệu:

– 2 củ sắn vừa ăn

– Đường mật

– 1 nhánh gừng nhỏ

– Muối

– 1 thìa canh bột sắn dây

– Dừa thái sợi

Cách làm chè sắn:

Bước 1: Củ sắn thì bạn hãy lựa chọn củ thẳng không bị uốn vẹo thì không bị xơ, sau đó thì bóc vỏ và ngâm vào chậu nước muối pha loãng để từ 6 đến 7 tiếng hoặc để qua đêm cũng được cho nhựa sắn chảy ra ngoài.

Bước 2: Cho củ sắn vào nồi và đổ nước sao cho ngập với mặt sắn, đun sôi và luộc cho sắn chín đều.

Bước 3: sau khi sắn đã chín thì bạn hãy thái sắn thành những miếng vừa ăn

Bước 4: bắc nồi lên bếp cho đường cùng với một ít gừng thái sợi để cho đường tan chảy ra thì cho sắn vào đun cùng, đun với lửa nhỏ để nước đường ngấm vào sắn, độ ngọt tùy thuộc vào từng khẩu vị của gia đình.

Bước5: Tiếp theo bạn hòa bột sắn dây với một ít nước lọc để cho sắn dây tan ra thì dưới từ từ nước sắn dây này vào nồi chè cho đến khi thấy nước chè sánh lại thì tắt bếp.

Bước 6: Cuối cùng múc sắn ra và rắc trên miệng bát ít cùi dừa nạo sợ và nếu muốn có vị béo hơn thì hãy cho ít nước cốt dừa vào rồi thưởng thức nhé.

Video liên quan

Chủ Đề