Cách làm thơ 6 chữ

Thơ lục bát là gì, cách gieo vần thơ lục bát

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 có đề cập đến luật thơ, sự hình thành luật thơ và một số thể thơ tiêu biểu. Trong đó có thể thơ lục bát. Vậy thể thơ lục bát là gì, cách gieo vần thế nào và cách làm một bài thơ lục bát ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dafulbrightteachers.org cung cấp bên dưới.

Tìm hiểuthơ lục bát

Thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là thể loại thơ nằm trong thể loại thơ dân tộc của Việt Nam.

Thơ lục bát là thể loại thơ dân gian gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.

Nguồn gốc thơ lục bát

Thơ lục bát có nguồn gốc từ rất lâu. Cho tới ngày nay nó vẫn được kế thừa và phát huy, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nguồn văn học dân gian của dân tộc. Ở Việt Nam, thơ lục bát tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng ta thường được nghe những bài ca dao, dân ca, những bài đồng dao thấm đượm tình cảm và nồng nàn hồn quê con người. Thơ lục bát vì vậy mà trở thành thể loại đặc trưng trong những sáng tác của người dân quê.

Người dân lao động làm việc vất vả, để quên đi mệt nhọc họ trở thành những nhà sáng tác thơ. Thể thơ trong các sáng tác của họ thường là lục bát. Vì vậy nó chân chất, giản dị, diễn tả đúng tâm trạng và các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn người dân lao động. Thể loại thơ của dân tộc này còn có nguồn gốc từ những câu ru hời của bà, của mẹ nồng nàn tình cảm thương yêu; những bài đồng dao đi vào lòng người.

Cấu trúc thơ lục bát

– Số tiếng trong bài thơ lục bát: mỗi cặp lục bát gồm có 2 dòng [lục: 6; bát: 8]. Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế. Số câu trong bài không giới hạn.

– Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi [trừ 2,4,6], nhịp 2/2/2 tạo sự hài hòa, nhịp nhàng cho các cặp lục bát trong bài.

– Hài thanh:

+ Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

Ví dụ:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “năm – cõi – ta”; câu bát là B – T – B – B “tài – mệnh – là – nhau”

+ Thơ lục bát có sự chặt chẽ về cách phối thanh: tiếng thứ 4 bắt buộc là trắc, các tiếng 2,6,8 phải là bằng. Trong đó trong câu bát tiếng thứ 6 và 8 cùng là bằng nhưng phải khác dấu, nghĩa là tiếng thứ 6 là dấu huyền thì tiếng thứ 8 phải không có dấu hoặc ngược lại.

Ví dụ:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy đau đớn lòng”

[Trích Kiều thăm mộ Đạm Tiên – Nguyễn Du]

Các từ “qua – cuộc – dâu/ điều – thấy – đau – lòng” tuân thủ luật B – T – B

Ta thấy câu bát tiếng 6 và 8 đều là vần bằng nhưng có sự ngược nhau: tiếng 6 thanh bằng, tiếng 8 thanh huyền.

Xem thêm >>>Thơ Lục Bát là gì

Cách gieo vần thơ lục bát

Thơ 6 – 8 cũng có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

+ Vần bằng: là các vần có thanh huyền và thanh ngang [không dấu]

Ví dụ: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

“Trang – da” là vần bằng các tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

+ Vần trắc: là các vần có các dấu còn lại: sắc, hỏi, nặng, ngã

Ví dụ: “Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi”

“Nhện – quện” là vần trắc.

+ Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

Ví dụ: “Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

[Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du]

“Quanh – ngang” là vần chân cuối các câu lục và bát.

+ Vần yêu: là vần ở cuối câu lục hiệp với tiếng thứ 6 câu lục.

Ví dụ: “Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội đạp thanh”

“Ba – là” gọi là vần yêu hiệp ở tiếng thứ 6 của 2 dòng.

Cách làm thơ lục bát

Thơ lục bát là loại thơ đơn giản, dễ làm. Người làm thơ cần tuân thủ đúng luật thơ về hài thanh và cách gieo vần là đã hoàn thành một bài thơ lục bát. Câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng tạo thành một cặp lục – bát.

+ Làm câu lục trước tuân thủ luật thơ ở các tiếng 2,4,6 là B – T -B, các tiếng còn lại tự do

+ Tiếp đến câu bát: cân chỉnh cho có sự đối xứng ở các tiếng 2,4,6 là B – T – B – B, các tiếng còn lại tự do

+ Cách gieo vần: sau khi hoàn chỉnh 2 câu thơ thì xem lại cách hiệp vần trong cặp câu. Để ý tiếng thứ 6 của 2 dòng xem đã hiệp vần chưa nếu chưa thì đổi lại đảm bảo cùng là vần bằng. Hoặc cách hiệp vần ở cuối mỗi câu.

+ Đọc lại hai câu thơ đảm bảo nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 cho cân đối và nhịp nhàng.

+ Nếu thấy chưa hài hòa về mặt từ ngữ lúc này mới tìm các từ tương ứng có thể thay thế được để câu thơ được tự nhiên, tránh gò ép về cách hiệp vần.

Một số thể thơ khác

Thể song thất lục bát [gián thể, song thất]

– Số tiếng: cặp song thất và cặp lục bát luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

– Vần: hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.

– Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc nhưng không bắt buộc; cặp lục bát sự đối xứng B – T chặt chẽ hơn.

Các thể ngũ ngôn đường luật

– Gồm: ngũ ngôn tứ tuyệt [5 tiếng, 4 dòng] và ngũ ngôn bát cú [5 tiếng, 8 dòng]

– Bố cục: 4 phần đề, thực, luận, kết

– Số tiếng: 5 tiếng, số dòng: 8 dòng [4 dòng]

– Vần: 1 vần, gieo vần cách

– Nhịp lẻ: 2/3

– Hài thanh: có sự luân phiên B – T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ hai và thứ tư

Các thể thất ngôn đường luật

Gồm:

Thất ngôn tứ tuyệt

– Số tiếng: 7 tiếng, số dòng: 4 dòng

– Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách

– Nhịp: 4/3

Thất ngôn bát cú

– Số tiếng: 7 tiếng, số dòng: 8 dòng [ chia 4 phần: đề, thực, luận, kết]

– Vần: vần chân, độc vận

– Nhịp: 4/3

Chúng tôi đã cung cấp các thông tin về thể thơ lục bát là gì cũng như cách làm thơ lục bát. Ngoài ra còn một số thể thơ khác thường gặp. Hi vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ về thể loại thơ 6 – 8 đậm chất dân tộc này và có cách vận dụng linh hoạt.

Thuật Ngữ -
  • Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm văn học nổi tiếng

  • Văn nghị luận là gì, các dạng văn nghị luận thường gặp

  • Các thể thơ Việt Nam thường gặp

  • Văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm

  • Điệp ngữ là gì? Tác dụng và lấy ví dụ điệp ngữ

  • Câu nghi vấn là gì, tác dụng và lấy ví dụ

  • Truyện cười là gì, phân loại truyện cười

Thơ sáu chữ, âm điệu nhẹ nhàng, vần dễ gieo, bài thơ dễ thuộc. Đây là một thể thơ mà được nhiều các bạn trẻ ưa thích bởi tính phổ dụng của nó, đặc biệt là dễ viết. Thơ 6 chữ không bị giới hạn về nội dung, có thể được làm để nói lên nỗi lòng của kẻ si tình, cũng có thể viết ra để thổ lộ tâm tư của một người con, người em, người bạn. Vì đó, không quá khó hiểu khi rất nhiều người yêu mến thể thơ này!

Thơ 6 chữ cũng là một thể thơ rất thú vị và đặc biệt, rất nhiều bạn yêu thích thể thơ này, nhưng không biết vì lý do nào đó tôi lại rất ít làm thơ tình sáu chữ. Hôm nay, tôi xin gửi đến những bạn yêu thơ 6 chữ một vài áng thơ sáu chữ lãng mạn, mong các bạn sẽ thích, chúc các bạn xem thơ vui vẻ! Đây chỉ là một vài bài trong chuyên mục thơ 6 chữ của OCuaSo.Com, để xem nhiều hơn các bạn hãy vào chuyên mục thơ 6 chữ để xem nhé!

» Đầu tiên, mời các bạn đọc qua ba bài thơ sáu chữ mà Minh Nhật mới viết gần đây:

Em ơi nơi đây anh ở Đêm nay trăng sáng một màu Quầng trăng rộng vành sáng tỏ

Chẳng buồn như mắt anh sâu

Đường xưa bây chừ lẻ bước Không em phố khác đi nhiều Gót chân cợt đùa khói thuốc

Võ vàng phác nét cô liêu

Ơ kìa hàng cây bóng lá Buồn gì buồn ngẩn buồn ngơ? Em đi nhiều điều rất lạ:

“Anh chàng ngày ấy làm thơ!”

Không em, nàng trăng sáng quá Chắc cười một mối tình say? Bến đời ngược xuôi hối hả Ai đưa em về đêm nay?!

[Huỳnh Minh Nhật]

Bâng khuâng đến ngày nhà giáo Tôi về thăm lại trường xưa Áo ai đã phai màu trắng

Một thời vui nắng buồn mưa

Hôm nay sắp ngày nhà giáo Tôi về viết tiếp thời xa Còn đây hàng cây ghế đá

Thầy tôi tóc bạc sương pha?

Bằng lăng nép mình không nói Phượng già ngủ gật ngoài sân Nắng chói xuyên vào cửa lớp

Hồn tôi khắc khoải trăm lần

Tôi tìm về khuôn lớp cũ: Người thầy tóc điểm hoa râm Chẳng phải thầy tôi, chẳng phải…

Gió se bụi phấn thì thầm

Con nắng đã khác màu vàng Mấy mươi mùa hạ sang ngang Thầy tôi chừ đâu không biết?

Hồi ức bàng hoàng trôi hoang

Tuổi hồng lỡ mất vài trang Thanh xuân cứ ngỡ úa tàn Tôi đây mà hồn tôi lạc

Hoa đời nhuốm bạc thời gian

Ngày xưa ai mơ người lớn Để giờ trở giấc ngây thơ? Thấm thoắt bỗng mình đã lớn

Tìm về ký ức bơ vơ

Hôm nay thấy mình đã lớn Ơn thầy sơ ý đánh rơi Đời con hết xuôi lại ngược Ngàn lần tạ lỗi, thầy ơi!

[Huỳnh Minh Nhật]

  • Chùm thơ lục bát viết về sự dang dở trong tình yêu

Đông sang mùa về lạnh quá Anh nghe rét buốt tâm hồn Em nơi phương trời xa lạ

Quên rồi một buổi hoàng hôn!

Anh đi về trên lối ấy Gió đông buốt giá vai gầy Đường xưa bây chừ vẫn vậy

Giọt sầu ngả bóng hàng cây

Em ơi! Mùa đông nơi đó Có còn nhớ đến đông xa? Gió đông thì thầm rất nhỏ

Đâu rồi em gái chiều qua?

Khói thuốc loang trong màn tối Hồn thơ giăng lối em về Nắng ơi thôi đừng lên vội

Cho ai quên những ước thề

Nét bút ngày nay lạ thế? Rạng lên một dáng em hiền Trăng lên trời mây chợt tím

Thẫn thờ vẽ dáng em nghiêng

Đông sang mùa về lạnh quá Lâu rồi phố ấy em qua? Gió vít hồn thơ trăn trở Ai đưa em về nơi xa?

[Huỳnh Minh Nhật]

» Tiếp theo, 7 bài thơ sáu chữ sưu tầm rất hay còn lại, 5 bài của tác giả Hoàng Mai và 2 bài của tác giả khác:

Ngỡ ngàng chân ai qua cửa Đem theo chút nắng hanh vàng Cho em bồi hồi nhóm lửa

Nhẹ lòn… ngọn gió thu sang

Trời thu nhẹ nhàng trong vắt Mới vừa thắp nắng chiều qua Hôm nay nhạt nhòa lệ đắng

Vỡ òa từng hạt mưa sa

Hồn thu lúc cười – lúc khóc Y như em nhắc đòi quà Thế mà anh đâu có hiểu

Cho em thơ thẩn vào ra

Em sinh giữa mùa bão nổi Lũ dâng cuồn cuộn thủy triều Bão giông hết xuôi lại ngược

Đắng cay gian khổ trăm chiều

Lớn lên học đòi thơ thẩn Nhớ anh ra ngẩn vào ngơ Suốt ngày vu vơ lẩn quẩn Học đòi thi sĩ… làm thơ

[Hoàng Mai]

Giọt mưa chiều qua lạ lắm Em nghe réo rắt tâm hồn

Anh đi về phương trời thẳm
Mắt em màu tím hoàng hôn

Anh ơi ! Mùa Đông bên ấy Không em – có buốt vai gầy Vầng mây hồng tươi rực rỡ

Có bằng nắng đẹp chiều nay

Nơi em mặt trời ngủ sớm Bên anh tuyết trắng rơi đầy Vài con chim chiều lẻ bạn

Lưng trời sải cánh đường bay

Đôi ta chung dòng nước ngược Rượu hồng chưa thỏa cơn say Cho em tròn lời nguyện ước Anh về – tay lại cầm tay…

[Hoàng Mai]

  • Thơ tình buồn và lãng mạn thương nhớ người yêu

Anh đi sầu giăng mây tím Giọt buồn nhỏ xuống hồn thơ Nhớ chiều thu xưa lá đổ

Chờ anh chờ hoài trong mơ

Dòng đời trôi đi lặng lẽ Anh còn phiêu bạt phương xa Bến xưa bao lần bồi lở

Một lần in dấu chân qua

Đông sang mùa về rất lạnh Anh còn trở giấc tình say Ngõ về mưa bay gió trở Ai đưa em về đêm nay

[Hoàng Mai]

Chiều xưa tôi về lối cũ

Vườn sơ xác nhánh mai vàng Chào mào ngày đêm ủ rủ

Đông tàn xuân mới chưa sang

Bên thềm nhà ai vừa bảo… Áo chồng đã có người phơi Xuân sang mai vàng nở muộn

Tôi nghe giọt lệ buồn rơi

Vang rền nhà ai đang hát. Người ơi ! Người chớ quên thề… Nỗi buồn vương lên đôi mắt

Còn đâu lối cũ… ta về

Mười năm nỗi sầu đan kín Chạnh lòng nỗi nhớ xa quê Dốc tình năm xưa còn đó

Một màu tang phủ lê thê

Trăm năm ta tìm khắp nẻo Bóng người tiền kiếp năm xưa Tiếc thay đò xưa lỗi nhịp

Buồn ơi ! Lệ mắt thay mưa

Chiều nay ta về chốn cũ Nhà xưa cửa đóng then cài Lối xưa lạc loài mê mải Trái sầu nhẹ rớt trên vai

[Hoàng Mai]

Thu về hồn nghe trống vắng Lang thang xuống phố chợ đông Nắng chiều vàng ươm nhè nhẹ

Heo may se sắt cõi lòng

Phố vui người người tấp nập Dập dìu từng đôi từng đôi Chiều ơi rơi chầm chậm nhé

Đừng bay sang phía mù khơi

Lối xưa thiếu người im vắng Chỉ mình ta bước lẻ loi Nâng chén men sầu uống cạn

Lệ lòng cứ thế tuôn rơi

Vui buồn nơi đây cõi tạm Phù du một kiếp mong manh Buông tay giờ đây còn lại

Mộng tàn cho em và anh

Xa cho tình xa thật gần Tình gần lại hóa về xa Dòng đời luôn luôn hối hả

Theo thời gian biệt phôi pha

Lang thang chiều hoang xuống phố Mỏi gối chợt buồn vu vơ Công viên sầu dâng quạnh quẽ Chỉ còn em lại và… thơ

[Hoàng Mai]

  • Thơ tình hay về tình nghĩa vợ chồng, phu thê

Một sớm bình minh thức dậy
Dịu dàng nghe tháng giêng em Nắng thơm lời yêu gió hát

Nghiêng rơi lá ngủ vai mềm

Khao khát mùa xanh mắt biếc Tiếng chim ríu rít tìm bầy Lất phất mưa về trẩy hội

Xuân còn má đỏ hây hây

Nỗi nhớ bật mầm như cỏ Anh chờ ve vuốt tóc em Nụ hôn cứ hoài mắc nợ

Ghé môi thì thầm gọi tên

Nhà ai vừa phơi áo mới Giọt đàn thánh thót bên sông Tháng giêng khoảng trời thiếu nữ Tình anh em giấu vào lòng

[Gió Phương Nam]

Tháng giêng xuân mơ gì nhỉ ? Dòng sông ướt đẫm đôi mi Cánh cò biếng nằm ngẫm nghĩ

Gió buồn chợt đến chợt đi

Tháng giêng có làn mây trắng Sương đọng giọt giọt miên man Ráng chiều đợi mùa bảng lảng

Buâng khuâng ngày cũ chưa tàn

Tháng giêng nhớ về dáng nhỏ Má hồng em gái ngây thơ Tóc dừa nhẹ bay trong gió

Có người ngồi ngắm ngẩn ngơ

Tháng giêng kỉ niệm xưa ấy Người về vương lá me bay Phố nhớ áo dài biết mấy

Giọt tình ai uống say say

Tháng giêng mơ về lối cũ Cỏ mềm buông lời vu vơ Chú dế xinh xinh đang ngủ Người xưa mãi biệt xa mờ

[Nguyễn Ngọc Giang]

Vừa rồi là những bài thơ tình 6 chữ hay mà tôi muốn gửi đến các bạn, hi vọng rằng các bạn cũng sẽ thích và yêu mến những áng thơ sáu chữ ấy. Đây chỉ là một chùm thơ 6 chữ trong rất nhiều những chùm thơ 6 chữ hay khác trong kho thơ của Minh Nhật, hãy tự mình khám phá thêm nhiều hơn những bài thơ 6 chữ và chùm thơ 6 chữ hay khác các bạn nhé!

Hằng ngày, vẫn có những áng thơ tình hay, thơ tình buồn cùng những bản tình thơ lãng mạn được sáng tác, sưu tầm & đăng tải trên các chuyên mục thơ của blog OCuaSo.Com. Hãy thường xuyên ghé thăm để cập nhật nhanh những bài thơ hay và mới nhất, chúc các bạn vui vẻ bên những vần thơ!

Xem thêm Thơ Tình Buồn Hay hoặc Những Chùm Thơ Hay Nhất và Thơ 6 Chữ Mới Nhất

Video liên quan

Chủ Đề