Cách ôn thi chuyên sử

Ngày 12/3, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022. Theo đó, 4 môn thi là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.

Cô giáo Trần Thị Mai Dung, giáo viên môn Lịch sử, trường THCS Hùng Vương [Phú Thọ] chia sẻ bí kíp ôn thi môn Lịch sử vào lớp 10. Học sinh không nên lựa chọn phương pháp học thuộc lòng mà thay vào đó có thể sử dụng 2 cách học rất hiệu quả đó là sử dụng sơ đồ tư duy hoặc xem các video, bài giảng trên mạng, YouTube.

Đối với phương pháp thứ nhất, học sinh có thể chia kiến thức thành các giai đoạn, chuyên đề rồi vẽ thành sơ đồ tư duy khác nhau gọi là cây kiến thức. Nên vẽ kiến thức căn bản sau đó bổ sung thêm kiến thức, làm đầy cho cây kiến thức. Cách học này đang được rất nhiều học sinh áp dụng vì có ưu điểm là dễ nhớ, giúp nhớ lâu, không quên kiến thức.

Phương pháp thứ hai là xem các video, bài giảng của giáo viên trên mạng hoặc những thước phim tư liệu về Lịch sử. Khi học về các trận đánh, học sinh nên xem lược đồ để hình dung diễn biến của trận đánh đó. Phương pháp này giúp các em tái hiện lại kiến thức thay vì chỉ đọc tài liệu toàn chữ, con số khó nhớ.

Khi ôn luyện, học sinh chú ý từ khóa hoặc các lệnh động từ để nhận biết đề bài hỏi cái gì.

Không nên học thuộc môn Lịch sử vì rất khó đạt điểm cao.

Theo bạn Mông Cẩm Tú, giải Nhì Quốc gia môn Lịch sử [năm 2019], để đạt được điểm cao môn thi này, học sinh cần xác định mục tiêu trong giai đoạn ôn tập là phải nắm được kiến thức nền tảng, từ đó mới ôn luyện để nâng cao điểm số, xây từ gốc lên ngọn.

Học sinh không nên lao ngay vào luyện đề mà nên đọc kỹ sách giáo khoa để nắm được các ý cơ bản, sau đó đọc các sách tham khảo và tài liệu rồi tổng hợp lại kiến thức theo từng giai đoạn lịch sử.

Cách để ghi nhớ kiến thức lâu nhất là đọc nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại nhiều lần chứ không phải học thuộc từng câu, từng chữ. Từ những kiến thức cơ bản đó, các em tìm kiếm thêm thông tin xung quanh sự kiện qua internet, tivi rồi gạch các ý chính, phát triển mô hình sơ đồ cây tư duy.

Trong quá trình ôn thi, các em cũng lưu ý nên thường xuyên tự ôn tập lại kiến thức học mỗi ngày. Khi nắm được kiến thức có thể vấn đáp, trao đổi với bạn bè, thầy cô để củng cố lại nội dung.

Khoảng 1 tháng trước khi thi là thời điểm học sinh nên tích cực luyện đề, tìm kiếm nhiều dạng đề khác nhau từ các nguồn như sách tham khảo, các trang web ôn thi uy tín, facebook của những giáo viên Lịch sử đầu ngành. 

Ôn thi Lịch sử bằng hình ảnh là cách học hiệu quả nhất.

Bạn Nguyễn Quỳnh Chi, giải Nhì quốc gia môn Lịch sử [năm 2018] lưu ý, lâu nay có quan niệm cho rằng chỉ cần học thuộc lòng là sẽ đạt được điểm cao môn Lịch sử, điều này không đúng. Khi học thuộc Lịch sử không nên học nhiều chữ mà các em nên khái quát thành sơ đồ tư duy hoặc bằng hình vẽ. Bởi vì học bằng chữ sẽ nhanh quên, hoặc bằng hình sẽ nhớ lâu hơn.

Trên lớp, học sinh cần chịu khó nghe giảng để có thể hiểu ngay nội dung và ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình. Đối với những sự kiện lịch sử lớn có thể viết tắt hoặc bỏ bớt những từ không quan trọng, ghi chú sự kiện lịch sử vào trong sổ tay theo trình tự thời gian.

Theo ghi nhận, việc Sở GD&ĐT Hà Nội lựa chọn môn thi thứ 4 là Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 không khiến giáo viên, học sinh bất ngờ. Ngay từ đầu năm học và trong đợt học sinh nghỉ dịch COVID-19, nhiều trường đã yêu cầu giáo viên bộ môn Lịch sử tăng cường tập trung dạy chắc kiến thức cho học sinh.

VŨ NINH

Hà Nội vừa công bố môn thi thứ 4 là Lịch sử trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay. Thời gian không còn nhiều, thí sinh cần nắm kiến thức trọng tâm và lỗi cần tránh khi làm bài thi.

6 bí quyết ôn thi Lịch sử hiệu quả trong 3 tháng Thạc sĩ Lịch sử Nguyễn Thị Quỳnh Mai khuyên thí sinh nên rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi, tránh bị lạc đề, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Năm nay, thí sinh thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút, 40 câu hỏi. Phạm vi kiến thức phân bổ toàn bộ chương trình lớp 9, bao gồm cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai - Trưởng phòng Đào tạo Hệ thống Giáo dục HOCMAI - nhận định đây là môn xã hội, yêu cầu ghi nhớ nhiều. Học sinh có thể gặp khó khăn khi phải nhớ lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn trước kỳ thi.

Bám sát chương trình SGK lớp 9

Trước đó, vào tháng 10/2018, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc đề thi minh họa, phạm vi kiến thức nằm trong chương trình lớp 9, mức độ câu hỏi chỉ ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng, không có câu hỏi vận dụng cao.

40 câu hỏi trong đề sẽ đề cập đến tất cả chuyên đề, bài học mà học sinh được học ở lớp 9, gồm lịch sử thế giới [giai đoạn 1945-2000] và lịch sử Việt Nam [1919-2000]. Trong đó, tỷ lệ câu hỏi về lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 70%.

Cấu trúc đề thi môn Lịch sử theo đề minh họa Sở GD&ĐT công bố tháng 10/2018.

Với cấu trúc và hình thức đề thi như vậy, yêu cầu đầu tiên đối với học sinh là bám sát chương trình lớp 9 để ôn tập.

“SGK lớp 9 là kim chỉ nam để học sinh ôn luyện trong thời gian gần 3 tháng còn lại. Học sinh cần đọc kỹ SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài, chú ý đọc các bài tổng kết để khái quát kiến thức, đồng thời hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy để dễ nhớ các kiến thức cơ bản, dễ tra cứu khi cần”, TS Lê Thị Thu Hương, giáo viên ở Hà Nội, chia sẻ.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai cho rằng đề thi tương đối cơ bản, không có câu hỏi đánh đố học sinh, không có câu hỏi tích hợp hay vận dụng kiến thức thực tế. Các câu hỏi trải đều tất cả nội dung trong SGK. Vì vậy, cô lưu ý học sinh không học tủ. Ngoài việc nắm kiến thức cơ bản, các em cần rèn luyện kỹ năng so sánh và tổng kết để có thể làm được những câu hỏi dạng liên chuyên đề.

6 lưu ý để ôn thi tốt môn Lịch sử

Đề minh họa do sở cung cấp hồi tháng 10 cho thấy đề thi chú trọng kiểm tra khả năng ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử và mốc thời gian nổi bật. Đề yêu cầu học sinh nắm những đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử, có cái nhìn tổng quát xuyên suốt cả thời kỳ lịch sử để trả lời những câu hỏi liên chuyên đề.

Vì thế, nhiều học sinh lo lắng không nhớ được hết khối lượng kiến thức lớn như vậy.

Đề cương ôn tập môn Lịch sử cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội do thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai cung cấp.

"Với môn Lịch sử, lâu nay, học sinh thường thuộc lòng nên tình trạng học trước quên sau rất phổ biến. Vấn đề chúng em lo lắng là làm sao để nhớ kiến thức cơ bản cùng các mốc thời gian, đặc biệt khi ôn thi cùng lúc 4 môn", Minh Anh, học sinh lớp 9, chia sẻ.

Nhằm giúp đỡ thí sinh có cách ôn thi hiệu quả trong gần 3 tháng còn lại, thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai có 6 lưu ý. Theo đó, học sinh cần bám chắc cấu trúc đề minh họa để ôn tập đồng đều các chuyên đề theo kế hoạch phù hợp, không để mất điểm phần lịch sử thế giới vì phần này đa phần câu hỏi dễ lấy điểm.

Các em cần có lộ trình ôn tập. Thí sinh nên dành tháng 3 để tập trung rà soát kiến thức theo chương trình lớp 9, tháng 4, có thể kết hợp luyện đề và ôn bổ sung kiến thức còn thiếu, tháng 5, cần đẩy mạnh luyện đề, bấm giờ như thi thật, rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm.

Theo cô Mai, câu hỏi trong đề thi không khó nhưng cần rèn luyện nhiều để hình thành phản xạ và tránh sai sót để mất điểm đáng tiếc.

Thí sinh cũng cần ôn kỹ các bài tổng kết chương để nắm được các diễn biến của lịch sử trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, từ đó có cái nhìn tổng quát về lịch sử. Bên cạnh đó, các em nên rèn cách tìm từ khóa trong mỗi câu hỏi, tránh bị lạc đề, tránh các đáp án nhiều, bẫy, dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Ngoài ra, thí sinh cần rèn luyện cách làm bài trắc nghiệm như phân chia thời gian làm bài hợp lý, bấm giờ làm bài để không bị quá thời gian, làm từ dễ đến khó. Ngay từ thời điểm này, các em cần luyện tập bằng các bài tập tự luyện dạng trắc nghiệm để làm quen dần.

Cuối cùng, nữ thạc sĩ đề nghị học qua sơ đồ tư duy, thẻ nhớ kiến thức. Mỗi bài học, chương, giai đoạn lịch sử có thể hệ thống lại thành sơ đồ dễ nhớ, dễ tra cứu khi cần. Đồng thời, ở mỗi bài học, sự kiện, nhân vật, học sinh có thể dùng giấy nhớ để ghi lại các điểm chính cần ghi nhớ.

Cô Quỳnh Mai cũng khuyên học sinh bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện trong thời gian còn lại cho môn Lịch sử nói riêng và cả 4 môn thi tuyển vào lớp 10 hợp lý nhất.

"Những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các em có thể tạo nhóm bạn cùng học để thảo luận hoặc hỏi trực tiếp giáo viên đang giảng dạy. Đặc biệt, không nên đi học thêm tràn lan dễ dẫn đến tình trạng quá tải, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến kết quả học tập chung", cô nhắn nhủ.

Đổi mới đề thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM Nội dung đề thi sẽ tiếp tục ra theo hướng đổi mới với những câu hỏi nhằm kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào thực tiễn.

Video liên quan

Chủ Đề