Cách phun thuốc sâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV không đúng phương pháp không những không đem lại hiệu quả phòng trừ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, người sử dụng nông sản [gạo, các loại rau, củ, quả…] và môi trường sống. Những nhược điểm về sử dụng thuốc BVTV mà nông dân thường mắc phải như sau:

1. Vấn đề lựa chọn loại thuốc

Quan niệm sai lầm khi chọn thuốc BVTV của người nông dân [thường theo kinh nghiệm truyền miệng], thích dùng loại thuốc có độ độc cao, gây chết nhanh để trừ sâu vì cho rằng hiệu quả sẽ tốt hơn.

2. Pha chế thuốc chưa đúng kỹ thuật

- Không cân, đong thuốc đúng liều lượng.

- Thích tăng liều và pha trộn nhiều loại thuốc.

- Pha thuốc sai cách: đổ thuốc vào bình phun trước rồi đổ nước vào sau.

- Dùng thuốc hạt hoà nước để phun.

3. Dụng cụ phun xịt chưa tốt

- Bình phun đơn giản, không đủ áp lực tạo mù sương.

- Bình phun rò rỉ, da bơm hư.

- Bét phun dễ nghẹt, chỉ sử dụng một loại bét.

- Nếu phun bằng máy thì áp lực phun thuốc còn lớn [dễ gây dập nát lá, gãy thân hoặc bật gốc cây con…].

4. Sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc 4 đúng

- Dùng chưa đúng thuốc: sử dụng thuốc không đúng đối tượng phòng trừ. [Ví dụ: sử dụng thuốc sâu để trừ bệnh và ngược lại lấy thuốc bệnh để trừ sâu]. Thói quen thích dùng thuốc có độ độc cao để làm sâu chết nhanh, không chú ý đến vấn đề môi trường và người tiêu thụ nông sản.

- Dùng chưa đúng lúc: phun thuốc sớm để ngừa hoặc phun định kỳ.

- Dùng chưa đúng liều lượng: nồng độ thuốc thường tăng hơn so với khuyến cáo. Lượng nước thuốc trên diện tích giảm so với yêu cầu.

- Dùng chưa đúng cách: phun thuốc không đúng nơi dịch hại sống. Phun thuốc khi gió to, nắng gắt, sử dụng thuốc hạt pha với nước để phun.

5. Chưa quan tâm đến an toàn sử dụng thuốc BVTV cho người phun thuốc, người sử dụng nông sản và môi trường

- Không trang bị bảo hộ lao động khi pha thuốc [kính đeo, khẩu trang, găng tay].

- Không trang bị bảo hộ lao động khi phun thuốc [quần áo dài tay, nón, ủng, găng tay, khẩu trang, mắt kính].

- Ít quan tâm đến thời gian cách ly.

6. Lưu trữ - tiêu huỷ bao bì thuốc BVTV

- Không có nơi bảo quản, cất giữ thuốc an toàn.

- Còn súc rửa bình phun ở sông, kênh, mương.

- Việc xử lý thuốc thừa sau khi phun chưa đúng [đổ trực tiếp thuốc còn dư xuống kênh, mương].

- Vứt bừa bãi vỏ chai, bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng./

 Nông Tuyên Huấn

Phun thuốc trừ sâu bằng phương pháp truyền thống là công việc có nhiều rủi ro khi người nông dân phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Vậy phun thuốc trừ sâu có tác hại gì và làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho người nông dân?

Việc con người tiếp xúc với nó, dù là trực tiếp hay gián tiếp, trong một thời gian ngắn hoặc lâu dài cũng có thể gây ra các tác động không tốt đối với sức khỏe.

Các chuyên gia cho biết, thuốc trừ sâu có chứa thành phần là các chất hóa học độc hại nhằm tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của sâu bệnh và thúc đẩy sự phát triển của cây. Nếu như con người phải tiếp xúc với nó trong thời gian ngắn hay dài, dù trực tiếp hay gián tiếp thì cũng có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những tác hại khi phun thuốc trừ sâu bằng phương pháp truyền thống có thể kể đến bao gồm:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể gây ra chứng bệnh trầm cảm. Đây là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 4 vì là nguyên nhân gây ra khuyết tật, ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần, thể chất và xã hội, cuối cùng dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức.

Việc tiếp xúc với nhiều loại thuốc trừ sâu có thể khiến người nông dân bị giảm đi độ nhạy cảm của cơ thể, cùng với đó là nhiều dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên.

Các chuyên gia cho biết, nếu bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể khiến người bệnh có nhiều nguy cơ bị bệnh Parkinson. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy sự liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh Parkinson với những người dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn và làm nông nghiệp như một nghề chính.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà còn có thể tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, khiến cho não bộ của trẻ bị thay đổi cấu trúc, điều này gây ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ em tiếp xúc với thuốc trừ sâu có nhiều nguy cơ bị rối loạn tâm thần, tự kỷ, thiếu chú ý, chậm phát triển tâm lý và mắc các chứng rối loạn thần kinh khác.

Bên cạnh những tác hại đến não bộ, việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu còn gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể như: gây rối loạn chức năng phổ, tổn thương gan, gây dị tật bẩm sinh, ức chế hệ thống miễn dịch, dị ứng, kích ứng mắt và da, nhức đầu, buồn nôn, suy nhược cơ thể.

Công việc phun thuốc trừ sâu phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại

Ngoài những tác hại kể trên, việc phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây ra các vấn đề về thần kinh, ung thư. Việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu dù ít hay nhiều cũng gây ra những tác hại không tốt đối với sức khỏe con người.

Làm thế nào để phun thuốc trừ sâu an toàn?

Để hạn chế những tác hại của việc phun thuốc trừ sâu gây ra, người nông dân cần lưu ý:

Máy bay phun thuốc DJI Agras T20, tải trọng 20 kg
  • Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng đến khi thực sự cần thiết.

  • Các loại thuốc bảo vệ thực vật cần được đựng trong các bao bì, chai hộp kín có đầy đủ nhãn hiệu, có kho riêng biệt để cất giữ và sắp xếp ngăn nắp. Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật cần ở nơi cao ráo, xa nhà dân, xa những nơi tập trung đông người như chợ, trường học…

  • Chỉ sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong danh mục, có hiệu quả cao đối với sinh vật gây hại nhưng ít độc hại đối với người và động vật.

  • Khi phun thuốc bảo vệ thực vật, người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn lao động, sử dụng trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ… Vệ sinh sạch sẽ sau khi phun thuốc trừ sâu

  • Pha thuốc đúng nồng độ quy định.

  • Khi pha loãng thuốc bảo vệ thực vật nên đứng đầu hướng gió, pha nơi thoáng, rộng rãi, phun thuốc khi trời râm mát, không phun ngược chiều gió…

  • Khi thu hoạch rau củ quả phải chờ hết thời gian cách ly [là thời gian hóa chất bảo vệ thực vật còn không đáng kể trên rau quả, trung bình 2-25 ngày trở lên].

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, việc phun thuốc trừ sâu bằng máy bay giúp bà con hạn chế những rủi ro độc hại của thuốc trừ sâu. Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu mang lại rất nhiều lợi ích, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nhân công, giảm thiểu chi phí.

Quý khách muốn tìm hiểu về máy bay phun thuốc trừ sâu, xin vui lòng liên hệ với AgriDrone Việt Nam để được tư vấn hỗ trợ tận tình nhất.

Website: //agridrone.vn/

Fanpage: Agridrone – Máy bay phun thuốc Việt Nam

Hotline: 07 9955 8855.

09:09, 01/11/2010

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.

Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương [thiếu máu bất sản và loạn tạo máu]; ảnh hưởng đến sinh sản [vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...]; gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.     Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém, nhầm lẫn…

Trạng bị bảo hộ lao động thích hợp khi phun thuốc trừ sâu. [Ảnh: T.L]

Để hạn chế những hậu quả không tốt do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần lưu ý: - Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc và chỉ dùng loại ít độc đối với người, gia súc. Để phòng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động: - Tất cả các thuốc bảo vệ thực vật phải đựng trong các chai, hộp, bao bì kín có đầy đủ nhãn hiệu, không giao cho một người nào cất giữ tại nhà mà phải có kho riêng biệt và sắp xếp ngăn nắp. - Kho thuốc bảo vệ thực vật phải ở nơi cao ráo, xa nhà dân ở, xa các nơi tập trung đông người như trường học, chợ, bến xe. - Có quy chế bảo quản, phân phát thuốc bảo vệ thực vật thật chặt chẽ để tránh nhầm lẫn và sử dụng bừa bãi. -  Pha loãng thuốc đúng nồng độ quy định - Dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu. -  Không ăn uống, nói chuyện, hút thuốc lá khi làm việc trong kho và khi cấp phát thuốc độc. - Khi pha loãng thuốc bảo vệ thực vật nên đứng đầu hướng gió, pha nơi thoáng, rộng rãi. - Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ; phun bằng máy bay, máy bơm có động cơ, máy bơm tay; thực hiện khi trời râm mát; ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật phải quản lý chặt 5-7 ngày, không để người và gia súc đi vào để tránh nhiễm độc; việc thu rau, quả, cây lương thực được tiến hành sau lần phun cuối bình quân từ 20-25 ngày trở lên tùy theo thời gian cách ly của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật để tránh hại cho người sử dụng. - Tẩy độc thuốc bảo vệ thực vật:  Dùng nước xà phòng 3-5%, nước vôi sô-da 3-5% súc rửa nhiều lần các chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật; quần áo bảo hộ lao động và phương tiện cá nhân ngâm vào nước sút xà phòng vài giờ rồi giũ sạch nhiều lần

- Hủy thuốc còn thừa: Chôn sâu ít nhất 0,5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn cung cấp nước, xa bãi chăn thả gia súc, mỗi hố chôn ≤200g, có thể ngâm tiếp xúc trong nhiều giờ với vôi tôi [ 3lít vôi tôi cho 100g thuốc trừ sâu].

Bs. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Video liên quan

Chủ Đề