Cách tính điểm trung bình tích lũy hcmussh

//ussh.vnu.edu.vn/vi/sinh-vien/tu-van-va-ho-tro-sinh-vien-casa/5-hoc-bong-khuyen-khich-hoc-tap-18053.html //ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/sinh-vien/2020_11/casa.png

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN //ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png

5.1. Các văn bản pháp quy hiện hành

- Quyết định số 44/2007/QĐ/BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng KKHT đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quy định số 5249/QĐ-ĐHQGHN ngày 27/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội về quản lý và sử dụng học bổng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Công văn số 1513/ĐHQGHN-CTHSSV ngày 23/4/2015 của giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội về kết quả học tập để xét học bổng.

5.2. Điều kiện xét

- Học bổng khuyến khích học tập được xét theo kết quả học tập và điểm rèn luyện, qui trình xét từ điểm số cao đến điểm số thấp đến khi hết chỉ tiêu học bổng được phân bổ cho lớp, số lượng học bổng của từng lớp căn cứ theo quĩ học bổng được phân bổ hằng năm và số lượng sinh viên của lớp.

- Điều kiện được nhận học bổng: Số tín chỉ tích lũy từ 14 tín chỉ với hệ chuẩn và 16 tín chỉ với hệ chất lượng cao và nhiệm vụ chiến lược; Điểm trung bình chung học kì từ 2.5 trở lên; Kết quả học tập không có điểm môn nào dưới B; Điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên.

Căn cứ Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá và tính điểm học phần như sau:

1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
a] Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;
b] Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;
c] Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.
2. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.
3. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.
a] Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
b] Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
P: từ 5,0 trở lên.
c] Loại không đạt:
F: dưới 4,0.
d] Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
4. Học lại, thi và học cải thiện điểm:
a] Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;
b] Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
a] Việc tổ chức đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm của sinh viên, bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, trình bày báo cáo như một thành phần của học phần;
b] Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về thời gian ôn thi và thời gian thi, việc làm đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra [nếu có], bảo quản bài thi, việc hoãn thi và miễn thi;
c] Việc tổ chức đánh giá các học phần, đồ án, khóa luận, thực hành và thực tập và các học phần đặc thù khác;
d] Việc có yêu cầu ngưỡng điểm đạt phải cao hơn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; việc áp dụng nhiều mức điểm chữ xếp loại hơn quy định tại khoản 3 Điều này;
đ] Việc cho phép thi lại, đánh giá lại một điểm thành phần để cải thiện điểm học phần từ không đạt thành đạt; trong trường hợp này, điểm học phần sau khi thi lại, đánh giá lại chỉ được giới hạn ở mức điểm D hoặc điểm C;
e] Việc cho phép học lại để cải thiện điểm và quy tắc tính điểm chính thức của học phần trong trường hợp điểm học lần sau thấp hơn.
6. Quy định của cơ sở đào tạo về đánh giá và tính điểm học phần phải phù hợp các nguyên tắc và yêu cầu như sau:
a] Nghiêm túc, khách quan, tin cậy và trung thực;
b] Công bằng đối với tất cả sinh viên trong lớp, giữa các lớp, các khoá học và các hình thức đào tạo.

Như vậy, sinh viên đại học có điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân.

Điểm học phần [Hình từ Internet]

Sinh viên đại học được cảnh cáo học tập khi nào?

Theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định xử lý kết quả học tập theo tín chỉ như sau:

Chủ Đề