Candida spp là gì

Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể, gây viêm nhiễm cục bộ hoặc ảnh hưởng rộng lớn tùy vào sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hiểu về triệu chứng nhiễm nấm candida, bạn sẽ sớm nhận biết để tìm cách điều trị nấm candida hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Nhiễm nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là một bệnh viêm nhiễm do nấm men gây ra, phần lớn là Candida albicans. Các chủng nấm men này được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trong môi trường sống.

Thông thường, nấm men Candida được kiểm soát bởi lợi khuẩn và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi các vi sinh vật đường ruột có ích chịu tác động bởi kháng sinh hoặc yếu tố môi trường, khả năng kiểm soát trên sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và gây bệnh.

Bạn có thể bị nấm candida ở da hoặc những bộ phận cơ thể khác như:

  • Miệng hoặc cổ họng [tưa miệng]
  • Âm đạo [viêm âm đạo do nấm]

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng nấm Candida

Biểu hiện nấm candida khác nhau ở từng vị trí bị nấm Candida, cụ thể:

Cách nhận biết nhiễm nấm candida ở miệng [Bệnh tưa miệng]

Bên trong miệng xuất hiện những mảng trắng, đặc biệt trên lưỡi, vòm miệng và xung quanh môi. Nếu bạn cạo sạch bề mặt trắng này sẽ nhìn thấy khu vực bị viêm đỏ, có khi chảy máu nhẹ.

Vùng da ở khóe miệng có thể bị nứt nẻ, đỏ ửng, ẩm ướt. Đôi khi các mảng tưa miệng sẽ gây ra đau đớn nhưng đa số trường hợp thì không đau.

Dấu hiệụ bị nấm candida ở thực quản [Viêm thực quản]

Viêm thực quan do bệnh nấm Candida gây ra có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt. Bên cạnh đó, bạn có khi cảm thấy đau ở ngực, phía sau xương ức.

Biểu hiện nấm Candida ở da

Nhiễm nấm candida ở da làm da xuất hiện những mảng da đỏ, ẩm, ngứa và đôi khi còn có mụn mủ nhỏ ở xung quanh.

Triệu chứng nấm candida ở âm đạo [Nhiễm nấm âm đạo]

Khi nhiễm trùng nấm men Candida xảy ra ở âm đạo, bạn sẽ có những biểu hiện như:

  • Ngứa hay đau nhức âm đạo
  • Dịch tiết âm đạo sệt và xốp, có kết cấu như phô mai tươi
  • Cảm thấy khó chịu và nóng rát xung quanh cửa âm đạo, đặc biệt khi đi tiểu hoặc chạm vào khu vực này
  • Cảm thấy đau hoặc khó chịu trong lúc quan hệ tình dục

Nhiễm nấm Candida trong máu

Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh có thể có một loạt triệu chứng nghiêm trọng, từ sốt không rõ nguyên nhân cho đến sốc và suy đa tạng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida là gì?

Thực tế, nấm men Candida luôn tồn tại sẵn trong cơ thể người. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển của chúng ngoài tầm kiểm soát. Chúng có thể bao gồm:

  • Dùng kháng sinh không đúng với chỉ định của bác sĩ [quá liều, tự ý uống thuốc…]
  • Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid và một số thuốc điều trị ung thư gây suy giảm hệ miễn dịch
  • Ảnh hưởng của những bệnh như ung thư, AIDS, đái tháo đường…
  • Sử dụng răng giả không đúng cách trong thời gian dài
  • Lạm dụng thuốc tránh thai

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm là:

  • Béo phì
  • Mang thai
  • Thời tiết nắng nóng
  • Vệ sinh kém
  • Mặc quần áo quá chật

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán nhiễm trùng bệnh nấm Candida

Bác sĩ thường hỏi thăm về bệnh sử, chế độ ăn uống và việc sử dụng thuốc [như kháng sinh, corticosteroid…] gần đây của bạn. Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm như:

  • Nội soi thực quản
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết

Cách điều trị nấm Candida

Cách điều trị nấm candida khác nhau theo từng vị trí bị nhiễm nấm.

Cách điều trị nấm candida ở miệng [chữa bệnh tưa miệng]

Bác sĩ thường cho bạn sử dụng các thuốc trị nấm candida dang bôi để chữa bệnh, bao gồm nystatin và clotrimazole. Ở trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng dung dịch thuốc nystatin dạng ngậm và uống, hay viêm ngậm clotrimazole hòa tan trong miệng. Trường hợp nặng hơn, các loại thuốc chống nấm như fluconazole có thể được chỉ định uống 1 lần mỗi ngày.

Cách trị nấm candida ở thực quản

Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc trị nấm candida đường uống như fluconazole.

Điều trị nấm Candida ở da

Nếu bị nhiễm nấm candida ở da, bạn có thể dùng các loại thuốc chống và kem bôi ngoài da để điều trị nấm da hiệu quả. Lưu ý, vùng da bị ảnh hưởng cần được giữ sạch sẽ, khô ráo và tránh để nứt nẻ.

Điều trị nấm candida ở âm đạo [cách chữa nấm âm đạo]

Bác sĩ thường chỉ định các thuốc trị nấm candida dùng trực tiếp vào âm đạo ở dạng viên nén đặt âm đạo, kem bôi, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn. Các thuốc này gồm:

  • Butoconazole
  • Clotrimazole
  • Miconazole
  • Nystatin
  • Tioconazole

Đôi khi, bạn có thể dùng một liều fluconazole duy nhất để điều trị.

Cách trị nhiễm nấm Candida trong máu

Trường hợp này thường được bắt đầu điều trị với thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch, chẳng hạn như voriconazole hoặc fluconazole. Những người có số lượng bạch cầu giảm thấp sẽ cần dùng thuốc chống nấm tiêm tĩnh mạch khác thay thế, như caspofungin hay micafungin.

Phòng ngừa

Làm sao để phòng ngừa nhiễm nấm Candida?

Nhìn chung, bạn có thể phòng ngừa hầu hết các bệnh nhiễm nấm men bằng cách giữ vệ sinh cá nhân tốt, để da luôn sạch và khô, không lạm dụng kháng sinh và thực hiện một lối sống lành mạnh, bao gồm có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên cố gắng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Học hỏi thêm cách bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình trong mùa dịch.

Cơ hội kết nối trực tiếp với bác sĩ và trao đổi kinh nghiệm hồi phục từ COVID-19 cùng các thành viên khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

This post is also available in: English [English]

Candida là loại vi nấm gây bệnh trên người phổ biến nhất. Tùy theo vị trí bị nhiễm nấm candida mà biểu hiện bệnh đa dạng khác nhau. Nấm thường xuất hiện nhiều nhất trên da, vùng niêm mạc miệng và âm đạo của phụ nữ.

Tuy nhiên, trên một số cơ địa đặc biệt như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, nấm có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm nấm nội tạng.

Có nhiều loại thuốc kháng nấm có thể tiêu diệt được Candida nhưng hiện tại, tình hình nấm Candida kháng thuốc cũng rất quan ngại và làm cho việc lựa chọn thuốc điều trị khó khăn hơn.

Nhiễm nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm gây ra tên là Candida, thường là Candida albicans. Candida có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, miệng, da và máu. Hơn nữa, một số loại thuốc và một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Bệnh thường xuất hiện trên những vùng cơ thể ấm và ẩm ướt.

Nhiễm nấm Candida trong âm đạo được gọi là viêm âm đạo do nấm trong khi nhiễm trùng trong miệng thường được gọi là bệnh tưa miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng của nấm Candida khác nhau tùy thuộc vào vùng nhiễm trùng.

Candida có thể gây khó chịu nhưng hiếm khi đe dọa đến tính mạng. Một số dạng nhiễm nấm Candida khác có thể mang tính nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Các trường hợp này là nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida xâm nhập vào máu.

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm Candida là gì?

Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida có thể khác nhau và phụ thuộc vào vùng nhiễm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến thường gặp trên các bộ phận bị nhiễm nấm:

  • Ở da: Bạn có thể có những đốm màu đỏ hoặc màu trắng trên da, những đốm này ngứa, rát và đôi khi có thể bị sưng lên [viêm].
  • Khu vực sinh dục: Ở phụ nữ, bệnh nhiễm nấm candida ở âm đạo có thể có triệu chứng cực kỳ ngứa, tấy đỏ và đau rát ở vùng âm đạo. Dịch âm đạo thường màu trắng và vón cục. Đối với nam giới, triệu chứng có thể bao gồm đau, ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên đầu dương vật. Bệnh còn có thể gây đau khi quan hệ.
  • Miệng và thực quản: Thường được gọi là bệnh tưa miệng, bệnh có thể gây ra những đốm trắng trên lưỡi và miệng. Nướu răng cũng có thể bị sưng lở loét, xuất hiện những mảng đỏ và trắng. Candida thực quản có thể làm cho người bệnh đau đớn và khó nuốt.
  • Máu và các cơ quan khác: Khi nấm nhiễm vào máu, bệnh có thể gây ra triệu chứng sốt và ớn lạnh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm nấm candida khác có thể không được đề cập đầy đủ bên trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào nhiễm nấm candida cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những tình trạng sau đây:

  • Các triệu chứng nặng hơn hoặc không tự khỏi trong vòng một tuần;
  • Xuất hiện các thương tổn màu trắng trên lưỡi, má trong, và đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;
  • Những vết loét trong miệng viêm đỏ gây đau, dẫn đến khó ăn và khó nuốt;
  • Chảy máu nhẹ khi cạo hoặc vô tình chạm phải vết thương trên da;
  • Có những vết nứt và sưng đỏ ở góc miệng, đặc biệt là những người đeo răng giả.

Nguyên nhân nào gây ra nấm Candida?

Loài nấm Candida thường hay gây bệnh là Candida albicans. Loại nấm này xuất hiện ở khắp mọi nơi, ngay cả bên trong cơ thể của bạn.

Điều kiện thuận lợi cho tình trạng nhiễm nấm candida tốt nhất là ở những nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao như ở bộ phận sinh dục và một số khu vực nhất định trên da. Chính vì thế, tình trạng nhiễm nấm candida ở nữ phổ biến hơn nấm candida ở nam giới.

Thông thường chúng có thể dễ phát triển và tấn công cơ thể ở những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, người có bệnh tiểu đường hoặc nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài ra, việc uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể giết chết các vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể của bạn, tạo thuận lợi cho Candida phát triển.

Những ai thường bị nhiễm nấm Candida?

Bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Nhiễm nấm Candida cũng có thể xuất hiện ở nam giới cũng như trẻ em. Candida thường gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, trẻ sơ sinh và những người nhiễm HIV/AIDS. Bạn có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm nấm Candida bằng việc rửa tay và vệ sinh cá nhân hợp lý.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm Candida?

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm Candida, chẳng hạn như:

  • Hệ thống miễn dịch yếu [trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người già];
  • Dùng một số thuốc như thuốc kháng sinh, corticoid uống hoặc hít;
  • Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư;
  • Khô miệng;
  • Phụ nữ có nồng độ estrogen tăng;
  • Bệnh tiểu đường kiểm soát kém;
  • Quan hệ tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm [bệnh nấm Candida không được xem là một bệnh truyền qua đường tình dục];
  • Giữ vệ sinh kém;
  • Đeo răng giả.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm nấm Candida?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khám vùng đó và xem xét tiền sử bệnh để chẩn đoán. Các bác sĩ có thể sử dụng một tăm bông để lấy mẫu từ các khu vực bị nhiễm nấm như bộ phận sinh dục hay miệng và gửi đến phòng thí nghiệm để tìm xem có bị nhiễm nấm hay không.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể cho siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra xem não, thận, gan hoặc lá lách có bị tổn thương do bệnh nấm Candida hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị Candida?

Nhiễm nấm candida được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng nấm. Cụ thể loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một số loại thuốc trị nấm candida sau đây:

  • Nhiễm nấm ở miệng: nystatin, clotrimazole, fluconazole, itraconazole;
  • Nhiễm nấm ở thực quản: nystatin, fluconazole, itraconazole;
  • Nhiễm nấm ở da da: thuốc bôi như nystatin, miconazole, clotrimazole, naftifine, và ketoconazole;
  • Nhiễm nấm ở âm đạo: bôi clotrimazole, miconazole, butoconazole, terconazole, tioconazole;
  • Nhiễm nấm trong máu: anidulafungin, caspofungin, micafungin hoặc amphotericin B.

Các loại thuốc điều trị nhiễm nấm candida nêu trên chỉ là ví dụ. Bạn nên thảo luận với bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thuốc. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của thuốc.

Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi, đồng thời giữ cho cơ thể luôn khô thoáng. Candida âm đạo thường sẽ hết trong 4-7 ngày. Nấm ở miệng và da có thể hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm nấm Candida?

Bạn sẽ có thể kiểm soát được bệnh nhiễm nấm Candida nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày một lần. Thay bàn chải đánh răng của bạn thường xuyên cho đến khi hết bệnh. Bạn không nên dùng chung bàn chải đánh răng với người khác;
  • Súc nước muối ấm: Hòa tan 1/2 thìa cà phê [2,5 ml] muối vào 1 cốc [237 ml] nước ấm. Súc họng và sau đó nhổ ra, bạn không nên nuốt;
  • Nếu bạn đang cho con bú và đang bị nhiễm nấm ở vùng vú, hãy sử dụng khăn lót để che chắn và ngăn chặn nấm từ dòng sữa lan sang quần áo của bạn. Không nên dùng những miếng nhựa để bọc núm vú, vì chúng sẽ làm tăng sự phát triển của nấm Candida. Bạn nên sử dụng miếng băng dùng một lần, nếu dùng miếng băng xài nhiều lần thì bạn nên giặt thường xuyên chúng và áo ngực cùng với thuốc tẩy;
  • Kiểm soát tốt đường huyết: Đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức cho phép nếu bạn có bệnh tiểu đường;
  • Tránh các chất kích thích: Chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, khăn lau và thụt rửa âm đạo có thể gây ra bệnh nhiễm nấm Candida hoặc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng thêm;
  • Tránh mặc quần áo bó sát như quần skinny jeans hoặc quần legging, đồ lót quá chật. Bạn bên giữ cho âm đạo lúc nào cũng được thông thoáng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Người khỏe mạnh bình thường hiếm khi nhiễm nấm Candida. Nấm thường tấn công vào những cơ địa suy giảm miễn dịch, sử dụng corticosteroid kéo dài hoặc có nhiều bệnh nội khoa.

Khi bạn bị nhiễm nấm, cố gắng vệ sinh quần áo, vật dụng cá nhân sạch sẽ song song với dùng thuốc để tránh nguy cơ tái nhiễm bệnh. Tùy theo vị trí nhiễm nấm mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc và phác đồ điều trị thích hợp.

Hãy mạnh dạn trao đổi thêm với bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bệnh cũng như cách sử dụng thuốc. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân.

Thấu hiểu được nỗi lo chung của khách hàng, Pacific Cross xin giới thiệu cùng bạn đọc những gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp với mọi đối tượng. Hãy liên hệ cùng chúng tôi hôm nay để nhận được tư vấn và hướng dẫn đăng ký dịch vụ TẠI ĐÂY.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề