Cao minh là ai

Video này được phát từ Youtube bằng tính năng nhúng [embed] của Youtube. Chủ sở hữu video đang cài đặt chế độ cho phép nhúng video. Nếu bạn là chủ sở hữu, và muốn Nhac.vn dừng nhúng video này, bạn có 2 cách: 1. Truy cập Youtube Creator Studio/ Chọn Video/ Chọn cài đặt nâng cao và tắt cài đặt "Cho phép nhúng" [Allow Embedding]

2. Bấm nút Báo cáo và chọn "Gỡ nhúng Youtube của tôi" và điền các thông tin liên lạc. Nhac.vn sẽ liên hệ hỗ trợ thông tin trong 24 giờ.

Nguồn phát youtube


NSƯT Cao Minh hát “Giọt nước mắt” nhớ về kỷ niệm thời niên thiếu

VTV.vn - Có thể nói sau rất nhiều năm, Giọt nước mắt chính là ca khúc hiếm hoi mà nghệ sĩ Cao Minh thể hiện để gửi tặng đến khán giả.

Nhiều người hâm mộ NSƯT Cao Minh đùa rằng, anh từ ca sĩ đã thành "cư sĩ" bởi lối sống có phần "lánh đời", hiếm hoi xuất hiện trên các sân khấu âm nhạc hay truyền thông.

Tuy vậy, mới đây, những ai yêu mến Cao Minh đã phải ngỡ ngàng hạnh phúc khi thấy anh ra mắt một nhạc phẩm mới mang tên Giọt nước mắt. Được biết, đây là một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Thanh Hải, và NSƯT Cao Minh ngỏ lời hát tặng người em giống như một món quà về tinh thần.

NSƯT Cao Minh khẳng định, anh yêu mến nét tính cách chân thật, chất phác, một lòng vì âm nhạc của nhạc sĩ Thanh Hải, đồng thời cũng tìm thấy sự đồng điệu trong giai điệu, lời hát của ca khúc này nên mới quyết định hát tặng người em bằng tất cả khả năng của mình.

Những hình tượng mang tính biểu trưng trong ca khúc như con đò, cô hàng xóm, câu chuyện tình yêu trắc trở… của Giọt nước mắt đã trở thành dấu ấn quá đỗi quen thuộc trong âm nhạc lãng mạn Việt Nam. Bên cạnh đó, những hình ảnh này cũng gợi nhớ nhiều về kỷ niệm thời niên thiếu của anh, khi đi trên con đò có cô gái xinh đẹp nhưng anh chỉ dám ngưỡng mộ trong lòng mà chẳng thể mở lời yêu đương.

Với Giọt nước mắt, NSƯT Cao Minh chỉ chuẩn bị cho bản thân vẻn vẹn giọng ca vốn có, còn lại tất cả từ trang phục, khung cảnh hay cách dàn xếp nội dung MV đều thuộc về nhạc sĩ Thanh Hải, người sáng tác ra nhạc phẩm trữ tình thuần Việt này. Bởi theo quan niệm của nam nghệ sĩ, cái hồn quan trọng nhất của một ca khúc thuộc về chính người nhạc sĩ, "cha đẻ" đã tạo nên ca khúc ấy.

Anh cho rằng, Giọt nước mắt nhận được sự hưởng ứng của tất cả mọi người không phải ở ca sĩ Cao Minh mà ở tâm hồn của nhạc sĩ Nguyễn Thanh Hải. Khán giả khi nghe ca khúc này nếu muốn giãi bày, muốn tâm sự thì hãy tìm đến nhạc sĩ Thanh Hải, để anh tìm thấy cảm hứng viết nhiều hơn nữa, có thể là nhiều thể loại khác chứ không chỉ là nhạc trữ tình.

Trong khi đó, nhạc sĩ Thanh Hải tâm sự, việc NSƯT Cao Minh ngỏ lời hát ca khúc Giọt nước mắt là một niềm vui, niềm vinh hạnh đặc biệt với anh. Bởi anh biết rằng Cao Minh là một nghệ sĩ lớn, anh từng thể hiện quá nhiều tác phẩm tiền chiến của những tên tuổi gạo cội và cũng ít khi nhận lời hát nhạc của lớp trẻ nên bản thân anh chưa dám ngỏ lời.

Giọt nước mắt được nhạc sĩ Thanh Hải viết từ rất lâu về trước, khoảng thập niên 90. Anh viết cho bản thân với những kỷ niệm thời thơ ấu nhưng không ngờ lại lan tỏa đến NSƯT Cao Minh, có được sự đồng cảm của anh. Bản thân nhạc sĩ Thanh Hải sau khi sáng tác xong ca khúc này thậm chí còn chưa tìm được cách hát phù hợp nhưng ngay sau khi NSƯT Cao Minh nghe, anh đã đề nghị hát kiểu bán cổ điển.

"Khi anh Cao Minh đưa giọng hát vào thì tôi mới nhận ra đây lựa chọn là phù hợp nhất cho ca khúc. Anh Cao Minh thực sự đã khai phóng ra tư duy âm nhạc cho tôi, giúp tôi có thêm nhiều hướng để làm âm nhạc một cách tích cực hơn, đó cũng là sự may mắn và niềm hạnh phúc của tôi", nhạc sĩ Thanh Hải tâm sự.

NSƯT Cao Minh sinh năm 1961 ở Long An nhưng lớn lên ở Tây Ninh trong một gia đình gốc nông dân. Anh bộc lộ tài năng âm nhạc từ nhỏ nhưng do hoàn cảnh gia đình mà gặp nhiều trắc trở khi quyết định theo đuổi nghệ thuật.

Dù vậy, ngọc càng mài càng sáng. Năm 1978, Cao Minh đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình tỉnh Tây Ninh. Năm 1979, anh xin vào phụ việc ở đoàn văn công tỉnh Tây Ninh, sau đó vào học ở khoa Thanh nhạc của Nhạc viện TP.HCM.

Cao Minh đoạt giải nhất Concour quốc gia lần thứ nhất, đoạt giải Người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ, đồng thời đoạt luôn giải Người hát dân ca hay nhất năm 1988 khi đang là sinh viên Nhạc viện TP.HCM. Anh được mệnh danh là giọng ca "vàng" hát về Hồ Chí Minh.

Những ca khúc tiền chiến, trữ tình hay nhạc đỏ mà Cao Minh đã thể hiện thành công như Bến Xuân, Đôi Mắt người Sơn Tây, Hòn vọng phu, Dấu chân phía trước, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, Tiểu đoàn 307, anh còn tham gia đóng trong phim Con khỉ mồ côi và Ngọn nến Hoàng cung của hãng TFS.

Hiện tại, NSƯT Cao Minh vừa tập trung cho công việc kinh doanh vừa giảng dạy về thanh nhạc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

NSƯT Cao Minh

Năm 1979, lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục Tây Ninh, có một học sinh duy nhất rớt tốt nghiệp phổ thông, đó chính là Nguyễn Cao Minh. Việc anh thi trượt là điều hoàn toàn có trong dự đoán vì thi vào lớp 6 cũng rớt, lớp 10 cũng không qua rồi lớp 12 cũng vậy. Nhưng bù lại, anh chàng này lại có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc.

Mỗi lần anh hát, ông bố lại xách roi mây đuổi đánh khắp làng. Ông cho rằng chuyện hát hò chính là nguyên nhân khiến thằng con khó nuôi này xao nhãng học hành. Ấy thế mà ông cũng không ngăn được niềm đam mê của cậu con trai. Thậm chí, ông không hề biết Minh còn lấy máng cho lợn ăn, lập úp lại làm đàn bầu rồi trốn cha vác ra chợ Trảng Bàng. Anh ngủ trên thớt thịt cả đêm, chờ gặp cho bằng được bà Hai Lùn lên đồng, xuống bóng để học cách gảy chiếc đàn một dây.

Ông cũng không biết thằng con học quá dốt của mình từng lén cha tháo sạch mấy cái loa trong mớ radio cũ, gắn vào chiếc máng lợn và tháo bình ắc quy trong máy cày khiêng ra giữa ruộng để tăng âm cho chiếc đàn độc chiêu của mình.

Sự khắt khe của cha khiến cho Cao Minh dù đạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình tỉnh Tây Ninh năm 1978 cũng không dám nói với cha mình về thành công ban đầu.

Một hôm khi đang nhổ đậu với anh chị, từ chiếc radio bỗng sang sảng giới thiệu: "Đây là tiếng hát ca sĩ Cao Minh". Dù sướng lắm nhưng Minh đã phải lật đật đội chiếc nón lá chụp chiếc radio chạy tuốt vào bụi tre để tránh bị cha phát hiện.

Quảng cáo

Cao Minh trước khu du lịch sinh thái của anh. [Ảnh: Thế Giới Văn Hóa]

Sau ngày bị rớt tốt nghiệp phổ thông, chàng ca sĩ đài phát thanh tỉnh lẻ mới biết nhục là gì. Anh tâm sự: "Tin tôi bị rớt tốt nghiệp vang xa. Cha đi tới đâu người ta cũng nhìn ông bằng ánh mắt tội nghiệp xen lẫn xót xa thương hại. Tôi không còn cam đảm ở nhà, lén cha xin vào đoàn văn công tỉnh Tây Ninh. Nhiệm vụ của mình là chỉ đứng đằng sau cánh gà kéo màn và ngồi trên mui xe chở phông màn, trông chừng đồ đạc mỗi lần đoàn chuyển điểm phục vụ".

Rồi một hôm, trên đài phát thanh và truyền hình toàn quốc đùng đùng tuyên bố: "Ca sĩ Cao Minh đoạt giải nhất Concour quốc gia lần thứ nhất, đoạt giải Người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ, đồng thời đoạt luôn giải Người hát dân ca hay nhất năm 1988 khi đang là sinh viên Nhạc viện TP HCM".

Người hâm mộ hết lời khen tặng Cao Minh còn bạn bè cùng thời trêu anh là "chó ngáp phải ruồi". Chỉ có anh mới hiểu chính xác về thành quả của mình là "cả một quá trình kéo cày thay trâu, kỳ công luyện tập". Quá trình phấn đấu của một người biết thế nào là nhục vì sự thiếu văn hóa. Buổi sáng, nhịn đói đến trường luyện thanh, trưa về xách đồ từ tầng 11 của chung cư xuống lề đường sửa xe kiếm cơm. Chiều thuê xích lô đạp mướn để kiếm tiền mua bánh mì mang vào lớp bổ túc văn hóa tại trường Bùi Thị Xuân, vừa ăn, vừa học cho xong chương trình lớp 12.

Quảng cáo

Ngày ra Hà Nội dự thi giải Concour quốc gia, anh luyện thanh và tập hát với cây đàn piano của nghệ sĩ Hoàng My, người nổi tiếng tài hoa và khó tính.

Kết quả cuộc thi đã làm cho tiếng tăm của anh mỗi ngày một nổi tiếng với những ca khúc tiền chiến, trữ tình.

Nhưng Cao Minh lại thích công chúng mến mộ qua thú chơi xe cổ, qua hình ảnh một ông chủ tại quán cà phê sân vườn của mình tại Bình Thạnh.

Từ năm 2000 trở lại đây, mọi người đồn rằng Cao Minh đi dạy thanh nhạc kiếm cơm độ nhật qua ngày, rồi lại có người nói Cao Minh buồn chuyện gia đình, bỏ vợ lên rừng ăn chay.

Cuối năm ngoái, tình cờ gặp Cao Minh ở khu du lịch sinh thái thuộc vùng Vĩnh Tâm, huyện Vĩnh Cữu thuộc tỉnh Đồng Nai, hóa ra anh đang xây dựng một lãnh địa của riêng mình. Chàng ca sĩ ngồi trần trùng trục, há miệng, chắp tay ngang ngực đang luyện công trên gò đất cao trước ngôi chùa tự cất của mình.

Buổi chiều ở nơi rừng rú bạt ngàn mây mưa, gió lồng lộng thổi, trông Cao Minh không khác gì một ẩn sĩ đang tìm cách xa lánh mùi trần. Từ mấy năm nay, anh đã ngấm ngầm tuyên bố với lòng mình rằng từ nay có chăng là một cư sĩ Cao Minh.

Anh tự mình vác cây, xây hồ, lát gạch. Cao Minh lái máy cẩu, làm cầu treo, chạy xe Kobe, móc hầm nuôi cá, khiêng đá làm bờ kè...

Bốn năm vắng bóng ở thị trường ca nhạc sôi động của TP HCM, Cao Minh đã lẳng lặng làm nên một kỳ công không giống ai: giấu vợ lên rừng một mình làm khu du lịch sinh thái. Nhìn khắp khu trang trại vẫn còn bề bộn của mình, bất giác Cao Minh mỉm cười: "Tôi đúng là một ca sĩ không giống ai".

[Theo Thế Giới Văn Hóa]

Video liên quan

Chủ Đề