Co bóp tử cung là gì

Sảy thai là điều không ai mong muốn, tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể xảy ra với mọi thai phụ. Vì thế, mẹ bầu cần hết sức lưu ý với mọi thay đổi trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai. Nếu nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, thai phụ vẫn có thể giữ được thai nhi, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Dấu hiệu Sảy thai điển hình

Sảy thai là hiện tượng kết thúc thai kỳ trước tuần thai thứ 20, có thể do nhiều nguyên nhân và rất khó xác định rõ ràng. Thai lúc này mới ở giai đoạn phát triển đầu tiên nên cân nặng thường dưới 500g, bị tống khỏi buồng tử cung với những dấu hiệu đặc trưng.

Khi có Dấu hiệu sảy thai thường rất khó can thiệp giữ thai

Những dấu hiệu sảy thai gồm:

1.1. Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo diễn ra khá phổ biến và là hiện tượng bình thường ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi hoặc màu nâu mận chín lặp đi lặp lại thì có khả năng hormone cơ thể thai phụ đang sụt giảm và sảy thai có thể đang diễn ra. Một số trường hợp chảy máu nặng, có thể vón thành cục xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất.

Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương ảnh hưởng đến vùng bụng hoặc thai phụ có tiền sử sảy thai thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất

1.2. Mất triệu chứng thai nghén

Ở giai đoạn mang thai đầu, thai phụ thường gặp phải nhiều triệu chứng ốm nghén như: Chán ăn, buồn nôn, căng tức ngực,… nhưng đột nhiên biến mất thì rất có thể thai kỳ đã dừng lại.

1.3. Đau lưng, đau bụng dưới

Triệu chứng đau này khá giống khi bạn đến kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên nếu nó xuất hiện trong thai kỳ thì cần hết sức cẩn thận. Đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp nhất của thai ngoài tử cung, sảy thai. Đặc biệt nếu các cơn co thắt tử cung xảy ra gây khó thở, đau thắt, sau đó chảy máu âm đạo thì cần sớm tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

1.4. Dịch âm đạo bất thường

Phụ nữ mang thai thường tiết nhiều dịch nhờn hơn để giúp môi trường âm đạo ẩm ướt, tuy nhiên nếu dịch nhờn quá nhiều có màu hồng do máu hoặc đi kèm cục máu đông thì đây là dấu hiệu nguy hiểm.

1.5. Chuột rút kèm chảy máu

Thai nhi đè nặng làm tăng áp lực vùng chậu, nếu đi kèm với khó thở, chảy máu âm đạo thì khả năng cao bạn đã bị sảy thai hoặc chuẩn bị sảy thai.

Sảy thai khiến người mẹ đau bụng dữ dội

1.6. Thử thai âm tính

Nếu bạn đã thử thai dương tính nhưng sau đó thử lại thấy âm tính thì rất có thể bạn mang thai ngoài tử cung, sảy thai.

Trong một số trường hợp, sảy thai do thai ngoài tử cung khiến thai phụ có những triệu chứng toàn thân khác như: Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội một bên, đau vai, cảm giác lâng lâng dễ ngất xỉu,…

Nếu bà bầu gặp phải những triệu chứng bất thường trên, cần tới khám bệnh viện sớm nhất có thể để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Nếu không may sảy thai mà tử cung bị nhiễm trùng hoặc gặp phải tình trạng khác, người bệnh cần được can thiệp y tế để loại bỏ bào thai và mô sót lại, giúp tử cung tự lành.

2. Dấu hiệu dọa sảy thai và biện pháp giữ thai

Khi đã sảy thai, mọi can thiệp y tế đều không thể giúp mẹ tiếp tục thai kỳ, đây là một điều vô cùng đau lòng. Tuy nhiên nếu mới xuất hiện dấu hiệu dọa sảy thai, thai phụ vẫn có cơ hội đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nếu can thiệp y tế sớm.

Các dấu hiệu dọa sảy thai gồm:

- Cảm giác đau âm ỉ, đau tức từng cơn ở bụng dưới.

- Thường bị mỏi ở vùng thắt lưng.

- Xuất hiện dịch nhầy kèm vài giọt máu hoặc dịch màu đen, đỏ sẫm, hồng nhạt từ âm đạo.

- Siêu âm thai thấy bong rau dọa sảy thai.

Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đi khám sản khoa để kiểm tra

Tuy rằng khả năng giữ thai sau khi xuất hiện những dấu hiệu sảy thai là mong manh song vẫn có hy vọng¸ lúc này mẹ cần:

Đi khám sản khoa

Hãy tới phòng khám, bệnh viện Sản khoa để được khám thai, kiểm tra tình trạng phát triển để được bác sĩ tư vấn. Nếu không thể can thiệp giữ thai, việc dừng thai kỳ sớm sẽ giúp sức khỏe mẹ bầu nhanh hồi phục hơn, chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo. Nếu vẫn còn hy vọng, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp can thiệp và giữ gìn để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Giữ tinh thần thoải mái

Khi có dấu hiệu bất thường, thai phụ thường lo sợ, nghĩ ngợi nhiều, dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe. Việc này chỉ khiến cho tình trạng thai nhi thêm tệ hơn.

Mẹ cần được nghỉ ngơi

Thai phụ cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề nghỉ ngơi bằng cách nằm yên một chỗ hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng trong thời điểm nhạy cảm này, đôi khi kéo dài cả thai kỳ để ngăn ngừa sảy thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định cụ thể.

Cử động, làm việc nhẹ nhàng

Mọi cử động đột ngột như đứng dậy, ngồi dậy hoặc thực hiện các công việc nặng như đứng lâu, bê vác, làm việc quá sức,… đều dễ dẫn tới sảy thai khi mẹ bầu đã có những dấu hiệu dọa sảy.

Làm việc nặng có thể khiến mẹ bầu dễ sảy thai

Kiêng quan hệ tình dục và hoạt động thân mật

Quan hệ tình dục và cả các hoạt động thân mật đều gây kích thích tử cung co bóp, điều này dễ gây nguy hiểm đến thai nhi trong thời kỳ nhạy cảm. Nhất là khi thai nhi chưa bám chắc vào tử cung.

Ăn uống bổ dưỡng

Thai phụ cần được ăn uống giàu chất dinh dưỡng, thức ăn dễ ăn chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hoặc bia rượu, chất kích thích. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung nhiều trong giai đoạn này là: protein, chất xơ, folic, vitamin, canxi,…

Để ngăn ngừa sảy thai và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhất, thai phụ nên chủ động khám, kiểm tra và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đang cung cấp nhiều gói Chăm sóc thai sản, xét nghiệm sàng lọc dị tật thai, kiểm tra yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai,… giúp phát hiện sớm mọi vấn đề bất thường và can thiệp hiệu quả.

Hiện, MEDLATEC có áp dụng bảo lãnh viện phí của gần 40 công ty bảo hiểm, nổi bật như Manulife, bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Dầu khí PVI,... giúp mẹ bầu tiết kiệm tối đa chi phí khám và chữa bệnh.

Quy trình khám chữa bệnh nhanh gọn, mẹ có thể đăng ký khám qua hotline 1900 56 56 56 để giảm thời gian phải chờ đợi mệt mỏi. Chắc chắn, nhắc đến địa chỉ y tế uy tín về thăm khám thai sản không thể không nhắc tới MEDLATEC.

Các cơn co thắt chuyển dạ thường được mô tả như cảm giác như một làn sóng, bởi vì cường độ của chúng từ từ tăng lên, lên đến đỉnh điểm và sau đó giảm từ từ.

1. Các cơn co thắt hoạt động như thế nào?

Các cơn co thắt chuyển dạ thường bắt đầu từ lưng của thai phụ rồi chuyển dần ra phía trước bụng, làm cho toàn bộ bụng của thai phụ cứng lại, cảm thấy như chuột rút, áp lực vùng chậu và có thể cả một cơn đau lưng âm ỉ.

Các cơn co thắt giúp di chuyển em bé xuống dưới bằng cách thắt chặt phần trên của tử cung và tạo áp lực lên cổ tử cung. Áp lực này làm cho cổ tử cung mở ra hoặc giãn ra. Các cơn co thắt có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Hormone oxytocin kích thích các cơn co chuyển dạ và sẽ diễn ra trong suốt quá trình chuyển dạ. Khi quá trình chuyển dạ tiến triển, các cơn co thắt thường trở nên dữ dội hơn, kéo dài lâu hơn, đến gần nhau hơn

Đôi khi, các cơn co thắt ít xảy ra hơn khi đã đẩy em bé ra ngoài.

Hormone oxytocin giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ ở thai phụ.

2. Khi nào thì các cơn co thắt tử cung bắt đầu?

Đối với một thai kỳ đủ tháng, các cơn co thắt hay gọi là cơn gò chuyển dạ thực sự sẽ không bắt đầu cho đến khi em bé được ít nhất 37 tuần.

Nếu thai phụ gặp phải các cơn co thắt sớm hơn 37 tuần, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Đây được gọi là những cơn co thắt sinh non và có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ sắp chuyển dạ trước khi thai nhi phát triển hoàn toàn.

Thai phụ cũng có thể cảm thấy các cơn co thắt giả [hay gọi co thắt Braxton-Hicks] sớm nhất là vào tam cá nguyệt thứ hai [ 3 tháng giữa thai kỳ].

Các cơn co thắt giả đôi khi được gọi là những cơn co thắt thực hành. Chúng được cho là có thể giúp chuẩn bị chuyển dạ. Chúng thường không kéo dài lâu và không gây đau đớn.

Không phải các cơn co thắt lúc nào cũng có nghĩa đang chuyển dạ tích cực. Một số phụ nữ trải qua các cơn co thắt liên tục trong vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu.

Khi thai phụ nhầm cơn đau chuyển dạ giả với cơn đau thật, đặc biệt nếu có bất kỳ nguy cơ sinh non nào không nên ngần ngại liên hệ với bác sĩ bất kỳ lúc nào trong thai kỳ hoặc lập tức đến ngay cơ sở y tế.

3. Các cơ co thắt báo dấu hiệu chuyển dạ

3.1 Các cơn co thắt tử cung giả

Một số cơn co thắt xảy ra trong những tuần cuối của thai kỳ không phải là dấu hiệu chuyển dạ. Chuyển dạ giả được đặc trưng bởi các cơn co thắt đến và đi không theo khuôn mẫu hoặc nhất quán, thường là trong 2-4 tuần cuối cùng trước ngày dự sinh.

- Cơn đau chuyển dạ giả được gọi là cơn gò Braxton Hicks, các cơn co thắt Braxton Hicks có thể xảy ra sớm nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai nhưng thường xảy ra nhất trong ba tháng cuối thai kỳ. Đây là cách cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở bằng cách làm mềm và mỏng cổ tử cung.

- Các cơn co thắt Braxton Hicks có xu hướng kéo dài trung bình từ 30 - 60 giây, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong 2 phút hoặc hơn. Chúng khác với những cơn đau đẻ thật ở chỗ không đều nhau về tần suất và cường độ. Các cơn co thắt Braxton Hicks có xu hướng khó chịu hơn là đau đớn và cảm thấy giống như đau bụng kinh nhẹ hơn là các cơn co thắt thực sự.

- Các cơn co thắt chuyển dạ giả có thể khác nhau về cường độ, cảm giác dữ dội vào một lúc và ít hơn vào những lúc tiếp theo. Các cơn co thắt chuyển dạ giả có thể mềm hoặc dừng đột ngột nếu thai phụ đi bộ hoặc thay đổi tư thế. Tuy nhiên, các cơn co thắt chuyển dạ giả có xu hướng giảm dần và biến mất.

- Một số tác nhân nhất định có thể gây chuyển dạ giả, chẳng hạn như khi người lớn hoặc em bé hoạt động tích cực hoặc khi có áp lực quá lớn lên tử cung như thai phụ hoạt động tình dục, bàng quang đầy…

3.2 Các cơn co thắt chuyển dạ thật

- Trái ngược với các cơn co thắt Braxton Hicks, cơn đau chuyển dạ thật diễn ra theo nhịp điệu. Khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt liên tục với tần suất và cường độ ngày càng tăng. Và thai phụ sẽ cảm thấy đau hơn là khó chịu, đặc biệt là khi các cơn co thắt kéo dài.

- Và không giống như cơn đau chuyển dạ giả, các cơn co thắt thật không dừng lại nếu thai phụ di chuyển, thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.

Trước khi bắt đầu chuyển dạ, có thể có một số dấu hiệu cảnh báo sớm cần chú ý:

  • Việc thở và đi tiểu có thể đột ngột dễ dàng hơn khi em bé bắt đầu tụt xuống.
  • Dịch âm đạo hoặc chất nhầy có thể có màu nâu, hồng hoặc hơi đỏ [được gọi là hiện tượng ra máu].
  • Thai phụ có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Thai phụ có thể thấy huyết áp tăng nhẹ.
  • Chất nhầy của thai phụ có thể chảy ra cùng một lúc.

3.3 Các cơn co thắt chuyển dạ sinh non

- Các cơn co thắt thường xuyên trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Thời gian của các cơn co thắt đều đặn, nếu thai phụ bị co thắt mỗi 10 - 12 phút trong hơn một giờ, thai phụ có thể chuyển dạ sinh non.

- Trong một cơn co thắt, toàn bộ vùng bụng của thai phụ sẽ khó chạm vào. Cùng với sự thắt chặt trong tử cung, thai phụ có thể cảm thấy một cơn đau lưng âm ỉ, áp lực trong xương chậu, áp lực trong bụng, chuột rút. Đây là những dấu hiệu mà thai phụ nên gọi cho bác sĩ, đặc biệt nếu chúng đi kèm với chảy máu âm đạo, tiêu chảy hoặc tiết dịch có nước [có thể báo hiệu bị vỡ ối].

- Một số yếu tố nguy cơ của chuyển dạ sinh non khi:

  • Thai phụ mang thai nhiều lần, thai đôi, đa thai;
  • Tình trạng bất thường của tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai;
  • Hút thuốc lá;
  • Mức độ căng thẳng cao;
  • Tiền sử sinh non mắc một số bệnh nhiễm trùng;
  • Thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai;
  • Không được chăm sóc trước khi sinh đúng cách.

Điều quan trọng là phải chú ý đến thời gian và tần suất của các cơn co thắt, cũng như bất kỳ triệu chứng kèm theo.

Giai đoạn đau hạ thấp tử cung, lúc này mức độ các cơn đau co thắt tử cung ngày càng tăng mạnh và cổ tử cung cũng bắt đầu được giãn ra.

4. Cách tính thời gian cho các cơn co thắt chuyển dạ

Định thời gian cho các cơn co thắt là một phần thiết yếu để đánh giá xem thai phụ có đang chuyển dạ hay không. Các cơn gò chuyển dạ sẽ diễn ra theo một chu kỳ thời gian đều đặn và tần suất tăng dần.

Thời gian của các cơn co thắt từ khi cơn co thắt bắt đầu cho đến khi cơn co thắt tiếp theo bắt đầu.

Để tính thời gian các cơn co thắt:

- Khi cảm thấy bụng căng lên, hãy ghi chú ngay thời gian.

- Cố gắng để ý xem cơn co có đạt đến đỉnh điểm hay không.

Sau khi quá trình thắt chặt hoàn toàn dừng lại, hãy lưu ý thời gian kéo dài của nó, nhưng đừng dừng thời gian của cơn co thắt mà chờ để cảm thấy sự thắt chặt tiếp theo trước khi khởi động lại đồng hồ bấm giờ. Đồng hồ kim là chính xác nhất để tính thời gian cho các cơn co thắt. Thai phụ cũng có thể tải xuống ứng dụng điện thoại có nút hẹn giờ dễ dàng.

Tham khảo một nguyên tắc chung cho những người lần đầu làm mẹ là 3-1-1: Các cơn co thắt đến 3 phút một lần, kéo dài 1 phút và lặp lại trong 1 giờ.

Ngoài ra, tùy thuộc vào các lần sinh trước hoặc các tình trạng sẵn có, nếu các cơn co thắt đến sau mỗi 5 - 10 phút cũng cần trao đổi với bác sĩ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Vai trò của các đột biến đối với sức mạnh của Omicron | SKĐS


Video liên quan

Chủ Đề