Sốt siêu vi làm sao cho nhanh khỏi

Sốt siêu vi dễ lây nhiễm nếu không đeo khẩu trang

Sốt siêu vi cũng có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, cảm cúm, sốt phát ban, thậm chí là bệnh tay chân miệng. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại mỗi ngày hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì.

Một số trẻ hay người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt các siêu vi [virus] H1N1, H5N1, H7N9 có thể biểu hiện viêm phổi nặng, diễn tiến đến suy hô hấp nặng, tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1- Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi ở trẻ

- Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do siêu vi, thường từ 38 – 39 độ C, thậm chí 40 - 41độ C. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.

Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao nếu không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, tăng tiết đờm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não… Ở trẻ lớn thì sẽ bị đau nhức mình mẩy, đau cơ bắp…

- Đau đầu: Một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo.

‎- Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do siêu vi đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt, với đặc điểm là tiêu lỏng, không có máu, chất nhày.

- Viêm hạch: Một số trẻ có biểu hiện sưng hạch vùng đầu, mặt, cổ sau tai, gáy, thường kích thước nhỏ, không đau. Nếu sưng vùng ngay trước tai có thể nghi ngờ trẻ mắc bệnh quai bị.

- Phát ban: Một số trẻ biểu hiện nổi ban, phát ban khu trú ở mặt, chi hay toàn thân. Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt.

- Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn, chảy nước mắt. Khi xuất hiện kèm với ban đỏ có thể nghi ngờ trẻ bị ban sởi.

- Nôn: Trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Một số biến chứng nặng hiếm gặp như viêm phổi gây suy hô hấp tiến triển, viêm não hay lồng ruột do một số hạch mạc treo ruột bị viêm, các nang bạch huyết sưng to sẽ nhô vào lồng ruột, cản trở nhu động của ruột khiến hai đoạn ruột kế cận chui vào nhau.

Sốt cao là biểu hiện thường gặp khi trẻ bị sốt siêu vi

2- Xử trí đúng cách khi trẻ sốt siêu vi

Các bệnh do siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt siêu vi hay nhiễm siêu vi ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

Chăm sóc trẻ sốt

- Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt

- Cho thuốc hạ sốt ở trẻ có nhiệt độ > 38 độ C. Thuốc được chọn là Acetaminophen [Paracetamol] vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4 - 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 - 15 mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt.

- Lau mát bằng nước ấm [nước thường pha âm ấm để tắm em bé] khi trẻ sốt cao trên 39-40 độ C gây khó chịu trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật.

- Lau mát hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt.

Nước ấm giúp mạch máu dưới da giãn nở tốt giúp thải nhiệt. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được.

Thường dùng 5 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15 - 30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38 độ C.

Sốt siêu vi có thể gây mất nước, vì vậy nên cho trẻ uống nhiều nước

Bù nước

Khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó, nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc bù nước điện giải bằng cách uống Oresol [một gói Oresol pha một lít nước uống dần trong ngày].

Chống bội nhiễm

- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

- Cách ly trẻ không cho đến trường [vì bệnh có thể gây thành dịch].

- Giữ ấm cho trẻ.

Dinh dưỡng

Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.

Những điều không nên làm

- Quấn kín trẻ

- Kiêng ăn uống

- Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong.

- Cạo gió, cắt lể

Khi trẻ bị sốt siêu vi, nên cho trẻ ăn lỏng và nhiều chất dinh dưỡng.

3- Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Đưa trẻ bị sốt khám bệnh mỗi ngày khi:

- Trẻ sốt cao khó hạ hoặc sốt trên 2 ngày.

- Trẻ < 2 tháng bị sốt

- Sốt kèm xuất hiện chấm xuất huyết ở da, ban mụn nước lòng bàn tay chân, mụn nước ngứa toàn thân, phát ban hay kèm biểu hiện bất thường nào khác

Đưa trẻ tái khám ngay khi

- Lơ mơ, ngủ nhiều li bì khó đánh thức

- Nôn ói nhiều, nôn ra tất cả mọi thứ

- Không ăn uống được hoặc bỏ bú

- Co giật hay giật mình chới với, hoặc run chân, tay

- Thở bất thường, thở mệt, tím tái

- Tay chân mát lạnh, da nổi mẩn

- Bứt rứt đau bụng

- Chảy máu cam, máu răng, nôn ra máu, tiêu phân đen

- Có biểu hiện bất thường nào khác

Khi trẻ lơ mơ, ngủ nhiều li bì khó đánh thức nên cho trẻ đi khám ngay

4- Phòng ngừa sốt siêu vi như thế nào?

Một vài cách để tránh cho trẻ ít bị nhiễm siêu vi:

- Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh.

- Giữ ấm cho trẻ.

- Không cho trẻ dầm mưa hay chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều, tắm dầm nước lâu.

‎- Đảm bảo vệ sinh ăn uống; Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

- Tiêm phòng: Cúm, viêm não, thủy đậu, sởi.

Trẻ mắc bệnh nhiễm siêu vi, phụ huynh không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan mà phải chăm sóc trẻ chu đáo, uống thuốc theo đơn của bác sĩ và biết cách nhận biết các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Vận động để giữ sức khỏe trong mùa dịch COVID-19


Hiện nay, sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị. Các cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em chủ yếu là hạ sốt để tránh biến chứng nguy hiểm do sốt cao như co giật, trụy tuần hoàn… Để hiểu và biết cách điều trị sốt siêu vi cho trẻ, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!

1. Hiểu đúng về cách điều trị bệnh sốt siêu vi ở trẻ em

Nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em là do cơ thể bé nhiễm phải các loại virus [siêu vi trùng]. Khi virus xâm nhiễm sẽ gây ra phản xạ sốt, đặc biệt trẻ sẽ sốt cao mỗi khi virus nhân lên mạnh.

2 biện pháp chính trong điều trị sốt siêu vi ở trẻ em đó là tăng cường miễn dịch và hạ sốt đúng cách

Hiện nay, sốt siêu vi chưa có thuốc đặc trị. Tất cả phương pháp chữa bệnh chủ yếu tập trung vào:

  • Hạ sốt: Để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra khi sốt cao như: Co giật, mất nước, trụy tim mạch, hô hấp…
  • Tăng cường sức đề kháng: Tăng cường sức đề kháng cho bé để cơ thể tự tiêu diệt virus.

Trong đó hạ sốt cho bé cần phải làm ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Có 2 cách hạ sốt cho trẻ:

  • Hạ sốt không dùng thuốc – áp dụng khi trẻ sốt dưới 38.5 độ C: Trong trường hợp sốt nhẹ, mẹ nên hạ sốt bằng chườm mát, khăn hạ sốt chuyên dụng để hạ sốt từ từ và an toàn cho bé.
  • Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C: Ở nhiệt độ này, trẻ rất dễ xảy ra các biến chứng trên não bộ, tim nên cần dùng thuốc hạ sốt để hạ sốt nhanh. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc hạ sốt có thể gây tổn thương, ngộ độc gan, hệ tiêu hóa của trẻ.

Biết được các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em và nắm được cách điều trị giúp sốt siêu vi không còn nguy hiểm nữa. Dưới đây là 7 cách hạ sốt siêu vi ở trẻ em được chuyên gia khuyên dùng, mẹ tham khảo để điều trị cho con nhanh khỏi nhất!

2. TOP 7 cách hạ sốt siêu vi ở trẻ em AN TOÀN tại nhà

Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa thì sốt siêu vi nếu chăm sóc không đúng cách rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thậm trí tính mạng của trẻ. Vậy trẻ em bị sốt siêu vi phải làm sao? tùy thuộc vào số tháng tuổi, cân nặng, tình trạng sốt… mà mỗi trẻ cần được áp dụng các cách hạ sốt khác nhau. Mẹ tham khảo 7 cách hạ sốt siêu vi ở trẻ em, hiệu quả được hầu hết các mẹ bỉm sữa áp dụng dưới đây.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị sốt siêu vi không nên ăn gì? 7 loại thực phẩm cần tránh

2.1. Cách hạ sốt cho bé bị sốt siêu vi bằng chườm ấm

Chườm ấm có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông, giãn các mạch máu, từ đó làm tăng lưu thông máu, tăng khả năng tản nhiệt giúp cơ thể hạ sốt nhanh hơn.

Chườm ấm có tác dụng làm giãn các mạch máu, từ đó làm tăng lưu thông máu, tăng khả năng tản nhiệt giúp cơ thể hạ sốt

Cách hạ sốt siêu vi ở trẻ em bằng phương pháp chườm ấm:

  • Bước 1: Chuẩn bị
    • 1 chậu nước ấm [khoảng 37.5 đến 38 độ]
    • 1 khăn sạch, mềm, thấm nước tốt.
  • Bước 2: Nhúng khăn vào chậu nước và vắt ráo nước
  • Bước 3: Lau chườm toàn thân, đặc biệt nách, bẹn và trán cho trẻ
  • Bước 4: Khoảng 5 – 7 phút giặt khăn 1 lần rồi tiếp tục lau cho bé. khoảng 0,5 độ C

2.2. Cách hạ sốt siêu vi ở trẻ em bằng chườm mát

Chườm mát giúp truyền nhiệt nóng từ cơ thể bé sang khăn mát giúp bé cảm thấy thoải mái và hạ sốt từ từ cho bé.

Cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em bằng chườm mát:

  • Bước 1: Chuẩn bị
    • 1 chậu nước mát [khoảng 32 độ C]
    • 1 khăn sạch, mềm, thấm nước tốt.
  • Bước 2: Nhúng khăn vào chậu nước và vắt ráo nước
  • Bước 3: Lau chườm toàn thân, đặc biệt nách, bẹn và trán cho trẻ

Tuy nhiên, khăn mát nhúng nước thông thường hiệu quả hạ sốt không cao. Vì vậy, mẹ nên sử dụng những loại khăn có tẩm sẵn dịch có tác dụng hạ sốt giúp con hạ sốt nhanh hơn.

Tìm hiểu về khăn hạ sốt chuyên dụng tại đây.

Hướng dẫn chườm mát bằng khăn lau hạ sốt Dr.Papie chuẩn y tá bệnh viện

Lưu ý: Nhiều mẹ hiểu sai về phương pháp chườm mát, sử dụng miếng dán hạ sốt để hạ sốt cho con. Tuy nhiên, miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng làm mát ở trán và không có tác dụng hạ sốt khi bé sốt cao.

2.3. Bù nước đúng cách cho trẻ bị sốt siêu vi

Trẻ có thể bị mất nước do sốt, do vậy cần bù nước cho trẻ để đề phòng biến chứng

Khi trẻ bị sốt siêu vi, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi kèm theo các triệu chứng như nôn, tiêu chảy gây mất nước nghiêm trọng. Việc bù nước cho trẻ là điều cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do mất nước: bệnh cơ hội, ngất, sốc… Ngoài ra, bù nước đúng cách còn giúp tăng đào thải virus qua nước tiểu để bé sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.

Mẹ có thể sử dụng nước lọc, nước ép trái cây, nước gạo rang hoặc là nước oresol để bù nước và điện giải cho bé. Lưu ý: Không cho trẻ uống nước đá, nước lạnh vì nước đá, nước lạnh không có tác dụng hạ sốt mà còn dễ gây viêm họng cho trẻ.

Tham khảo: 8 loại nước uống cần thiết cho trẻ bị sốt siêu vi

 2.4. Điều trị trẻ bị sốt siêu vi bằng thuốc hạ sốt

Đối với trẻ em, mẹ nên chọn thuốc dạng siro dễ uống cho trẻ

Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt nhanh cho trẻ, hạn chế các biến chứng do sốt cao: co giật, sốc, trụy tuần hoàn… Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt an toàn nhất với trẻ mà mẹ nên chủ động tìm mua ở nhà thuốc.

Tham khảo: 11 loại thuốc hạ sốt AN TOÀN cho trẻ sốt siêu vi

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt siêu vi cho trẻ:

  • Chỉ mua thuốc ở các nhà thuốc để đảm bảo chất lượng thuốc.
  • Thuốc hạ sốt dạng siro, bột pha uống sẽ dễ uống nhất với bé.
  • Thời gian giữa 2 lần cho bé uống là khoảng 4 đến 6 tiếng. Trong thời gian này nếu bé sốt thì hạ sốt bằng: chườm mát, sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng.

2.5. Cách hạ sốt bằng thảo dược tự nhiên cho trẻ sốt siêu vi

2.5.1. Cách điều trị trẻ bị sốt siêu vi bằng trà chanh mật ong

Trà chanh mật ong vừa có tác dụng hạ sốt, bù nước và điện giải vừa có tác dụng tăng sức đề kháng cho bé

Trà chanh mật ong có chứa thành phần vitamin C, acid citric… vừa có tác dụng hạ sốt, bù nước và điện giải vừa có tác dụng tăng sức đề kháng cho bé. Mẹ có thể pha 100ml nước chanh mật ong cho bé uống trước ăn 1 giờ [1 lần/ngày] để hạ sốt an toàn cho con.

Lưu ý: Không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

2.5.2. Cách hạ sốt siêu vi ở trẻ em bằng nước cháo, nước cơm

Nước cơm có chứa các chất dinh dưỡng hòa tan từ gạo bao gồm tinh bột, vitamin B1… có tác dụng bù nước và điện giải, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.

Mẹ cho bé uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 100ml nước cơm, nên cho thêm đường để bé dễ uống hơn.

2.5.3. Cách chữa sốt siêu vi ở trẻ em bằng nước bạc hà

Bạc hà có chứa menthol, methone có tác dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt cho cơ thể.

Bạc hà có chứa 10.7% menthol và 23.4% methone cho tác dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt cho cơ thể. Mẹ xay nước ép lá bạc hà và cho trẻ uống 3 – 4 lần/ngày, có thể cho thêm mật ong để trẻ dễ uống hơn.

Lưu ý: Cách chữa sốt siêu vi ở trẻ em bằng nước bạc hà tuy tốt nhưng mẹ tuyệt đối không dùng lá bạc hà cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

              Lưu ý chung khi hạ sốt cho trẻ bằng thảo dược:

      • Chọn nguyên liệu sạch, không sâu bệnh, không chứa hoá chất độc hại
      • Sơ chế và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trước khi cho trẻ uống
      • Rửa tay sạch sẽ trước khi thao tác cho trẻ

2.6. Giữ không khí thông thoáng và đối lưu tốt

Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến cơ thể bé sẽ tăng thoát nhiệt. Mặc áo quá dày làm cho nhiệt từ cơ thể không thoát ra được, sốt sẽ cao và lâu khỏi hơn. Mẹ nên:

  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi
  • Giữ cho phòng khô thoáng, bật quạt nhẹ hoặc mở cửa sổ.

2.7. Cho bé nghỉ ngơi

Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi khi sốt, vì vậy cần cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát để lấy lại sức

Trẻ sốt siêu vi thường bị mệt mỏi, sức đề kháng giảm, vì vậy mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy. Ngoài ra, sốt siêu vi dễ lây lan, mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai để tránh lây lan dịch bệnh. Cho bé nghỉ ngơi là cách hạ sốt siêu vi ở trẻ em và phòng bệnh hiệu quả.

3. Xử trí thế nào nếu bé không hạ sốt?

Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi? Trả lời nếu hạ sốt đúng cách thì sau 3 – 5 ngày trẻ sẽ khỏi sốt. Tuy nhiên, nếu cơn sốt kéo dài không hạ, cùng với đó là các triệu chứng dưới đây, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời:

  • Trẻ mê man khi ngủ, quấy khóc khi tỉnh giấc.
  • Cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Bé không hạ sốt dù đã cho uống thuốc hạ sốt.

Mẹ xem về nhiệt độ và thời gian kéo dài cơn sốt cần đi khám của của từng trẻ dưới đây:

Tháng tuổi

Đặc điểm sốt

 0-3 tháng tuổi:

38 độ trở lên[đo ở hậu môn].

Không hạ sốt trong 1 ngày hoặc sốt liên tục trong 3 ngày.

 3-6 tháng tuổi:

39 độ trở lên [đo ở trực tràng].

Không hạ sốt trong 1 ngày hoặc sốt liên tục trong 3 ngày.

 6-24 tháng tuổi:

38 độ trở lên.

Sốt liên tục trong trên 3 ngày.

 Trên 2 tuổi:

39.5 độ trở lên.

Không hạ sốt trong 1 ngày.

4. Những sai lầm trong cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em

Khi trẻ bị sốt siêu vi, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên nếu mẹ điều trị sai cách, bệnh không những không khỏi mà còn khiến bé dễ gặp nguy hiểm hơn. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp của mẹ.

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi sốt: Thuốc hạ sốt có tác dụng tức thì, tuy nhiên chỉ nên dùng cho trẻ sốt trên 38.5 độ C. Lạm dụng thuốc có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ cho trẻ trên gan, thận, tiêu hóa…
  • Ủ quá ấm cho trẻ: Nhiều mẹ thấy con sốt, nằm co ro thì sợ con lạnh, nên đắp nhiều chăn cho trẻ. Cách làm này thực sự gây nguy hiểm cho trẻ sốt siêu vi vì nó khiến trẻ không thoát được nhiệt, có thể làm cho sốt nặng hơn
  • Cạo gió cho trẻ: Cạo gió chỉ nên áp dụng cho trẻ bị sốt do trúng gió, cảm lạnh. Phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng cho trẻ bị sốt với nguyên nhân do virus
  • Kiêng tắm cho trẻ: Nhiều mẹ nghĩ rằng, tắm có thể làm tình trạng sốt nặng hơn, điều này hoàn toàn sai lầm, tắm giúp làm mát, hạ nhiệt độ của cơ thể, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn

5. Hỏi đáp về chủ đề: sốt siêu vi ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Sau đây chuyên gia Dr.Papie sẽ giải đáp những thắc mắc được nhiều bà mẹ gửi về nhất về chủ đề sốt siêu vi ở trẻ nhỏ và cách điều trị:

4.1. Thuốc hạ sốt Paracetamol có tốt cho trẻ bị sốt siêu vi?

cách điều trị trẻ bị sốt siêu vi bằng các thuốc hạ sốt không kê chứa Paracetamol là thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn nhất nếu mẹ sử dụng đúng cách, đúng liều lượng cho bé.

Mẹ lưu ý: Lạm dụng paracetamol có thể gây ngộ độc gan, hoại tử tế bào gan.

5.2 Trẻ sốt siêu vi trong bao lâu?

Mẹ thắc mắc rằng: Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi? Sốt siêu vi sẽ sốt nhiều vào 3 ngày đầu và giảm dần đến khi khỏi. Triệu chứng sốt có thể theo cơn, hoặc sốt triền miên. Mẹ lưu ý:

  • Đối với trẻ sốt trên 38,5 độ C thì uống thuốc hạ sốt sau 30 phút bé sẽ hạ sốt.
  • Đối với trẻ sốt dưới 38.5 độ C thì dùng khăn hạ sốt lau trong khoảng 20 phút sẽ hạ khoảng 0.5 – 0.6 độ C.

5.3. Dùng kháng sinh để điều trị sốt siêu vi cho trẻ có được không?

Kháng sinh không có tác dụng hạ sốt cũng như không có tác dụng diệt virus. Mẹ chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp bé bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn có chỉ định của bác sĩ.

6. Kết luận

Cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ để có những biện pháp điều trị phù hợp

Như vậy, cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ sốt của trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt dưới 38.5 độ C, mẹ nên dùng các phương pháp hạ sốt tự nhiên, tránh lạm dụng thuốc để hạ sốt AN TOÀN mà vẫn hiệu quả cho trẻ.

Hiện nay mặc dù chưa có thuốc đặc trị sốt siêu vi tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc đúng cho bé thì sốt siêu vi không còn là mối lo của mẹ.

Mẹ còn băn khoăn chưa biết xử lý ra sao khi con bị sốt siêu vi hãy liên hệ hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.

Video liên quan

Chủ Đề