Con đường hình thành và phát triển nhân cách

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận của vấn đề .............................................................................. 2II. Khái niệm chung về nhân cách ......................................................................... 2III. Vai trò của các yếu tố ảnh hưởng .............................................................. 3tới sự hình thành và phát triển nhân cách1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền có vai trò tiền đề vật chất ............................. 32. Nhân tố hoàn cảnh sống .............................................................................. 4a. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng ................................................................... 4đến sự hình thành và phát triển nhân cáchb. Môi trường xã hội có vai trò quan trọng ..................................................... 5trong sự hình thành và phát triển nhân cách3. Nhân tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo ......................................................... 64. Nhân tố hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp .................................... 75. Nhân tố giao tiếp giữ vai trò cơ bản ........................................................... 7IV. Liên hệ thực tế .........................................................................................9KẾT LUẬN ................................................................................................... 10TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 11MỞ ĐẦUVấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng làmột vấn đề phức tạp nhất của khoa học tâm lý nói riêng và của khoa học xã hộivà nhân văn nói chung.Nhân cách không phải được sinh ra, không phải có sẵn và được bộc lộ dầntrong cuộc sống mà là một cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trongquá trình sống, hoạt động, giao tiếp ... Chính bằng các hoạt động xã hội, conngười ngay từ khi còn nhỏ đã dần dần lĩnh hội nội dung năng lực bản chất ngườichứa đựng trong các mối quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động của họ.Sự phát triển nhân cách như là sự phát triển toàn bộ các sức mạnh của conngười. Quá trình phát triển nhân cách không chỉ là những biến đổi về lượng màlà những biến đổi về chất trong mỗi con người.Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người chịu sự tác động củanhiều yếu tố mà mỗi yếu tố này lại có vai trò quan trọng khác nhau.2NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận của vấn đềNhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy mànhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quátrình sống - giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động ... Như V.I. Lênin đã khẳngđịnh “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mànó là thành viên”. Nhà tâm lý học Xô viết nổi tiếng A.N. Lêonchiev cũng chỉ rarằng: “nhân cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triểntheo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tựnhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quanhệ xã hội mà nó gắn bó”.Trong quá trình hình thành nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố : bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao tiếp.II. Khái niệm chung về nhân cáchCon người là một thành viên của cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tựnhiên, vừa là một thực thể xã hội. Khái niệm “con người là một thực thể sinh vật xã hội và văn hóa” đã xem xét con người dưới ba góc độ: sinh vật, tâm lý và xã hội.Cá nhân dùng để chỉ một con người cụ thể trong một cộng đồng, thành viêncủa xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật - văn hóa và xã hội nhưngđược xem xét một cách cụ thể riêng từng người với các đặc điểm về sinh lý, tâmlý và xã hội để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng.Cá tính dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâmlý [hoặc sinh lý] của cá thể động vật hoặc cá thể ngườiNghiên cứu về nhân cách đã được nhiều lý thuyết trong tâm lý học đề cập đến,và các lý thuyết này đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về nhân cách. Hiệnnay có rất nhiều lý thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lý. Có thểnêu lên một số thuyết sau: Thuyết phân tâm học của Freud, thuyết siêu đẳng và bùtrừ của A.Adler, thuyết lo lắng của K.Horney, thuyết phát huy bản ngã củaA.Maslow, thuyết đặc trưng của A.Allport ...3- Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong cácđặc điểm hình thể [Krestchmev], ở góc mặt [C. Lombrozo], ở bản năng vô thức[S.Freud] ...- Quan điểm xã hội hóa nhân cách lấy các quan hệ xã hội [gia đình, họ hàng, làngxóm ...] để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân.Từ những cách hiểu trên đây, có thể nêu lên một định nghĩa về nhân cáchnhư sau: Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểuhiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.Như vậy, nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người màchỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người là một thành viên của xã hội, nóilên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Nhân cáchquy định bản sắc riêng, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất trọn vẹn với cáichung.III. Vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triểnnhân cách.1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền có vai trò tiền đề vật chất.Ngay từ lúc trẻ em ra đời đều có những đặc điểm hình thái - sinh lý của conngười bao gồm các đặc điểm bẩm sinh và di truyền. Những thuộc tính sinh họccó ngay từ lúc đứa trẻ mới sinh gọi là những thuộc tính bẩm sinh. Những đặcđiểm, những thuộc tính sinh học của cha, mẹ được ghi lại trong hệ thống gentruyền lại cho con cái được gọi là di truyền. Yếu tố bẩm sinh - di truyền baogồm các đặc điểm hình thể như cấu trúc giải phẫu - sinh lý, đặc điểm cơ thể, đặcđiểm của hệ thần kinh và các tư chất.Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo vàchức năng cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó cónhững đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Những đặcđiểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầucủa cá thể. Ví dụ như có rất nhiều tài năng âm nhạc thiên bẩm được sinh ra trongmột gia đình mà bố mẹ đều theo nghiệp ca sĩ hay nhạc sĩ.Sự phát triển không bình thường của cơ thể con người cũng ảnh hưởng đếnsự phát triển tâm lý nhân cách. Ví dụ: người có dị tật hay người thấp bé thường4nảy sinh tâm lý tự ti, không thích thể hiện mình ở giữa đám đông. Hoặc nhữngngười điếc bao giờ cũng nói to vì họ tưởng người khác cũng khó nghe như họ.Theo quan điểm tâm lý học mácxít thì yếu tổ bẩm sinh - di truyền không quyếtđịnh chiều hướng cũng như giới hạn phát triển của nhân cách con người. Mặc dùnhững đặc điểm sinh học có thể ảnh hưởng mạnh đến quá trình hình thành tài năng,xúc cảm, thể chất ... trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển con người nhưng nóchỉ đóng vai trò tạo nên tiền đề cho sự phát triển nhân cách. Những quan sát khoahọc về quá trình phát triển của trẻ sinh đôi cùng trứng cũng chỉ ra rằng, sự tươngđồng rất cao của trí nhớ hình ảnh, âm thanh ở chúng đã mất dần cùng với sự pháttriển của lứa tuổi do tác động của hoàn cảnh và tính tích cực riêng của mỗi cá thể.Như vậy, di truyền có một vai trò quan trọng đối với một số đặc điểm sinh họccủa con người. Di truyền không quyết định sự hình thành và phát triển của nhâncách nhưng là những tiền đề vật chất cần thiết cho sự định hướng và phát triển củacon người trong một số lĩnh vực nhất định.2. Nhân tố hoàn cảnh sống.Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên vàxã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Cóthể phân thành 2 loại: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.a. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhâncáchMôi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên - hệ sinh thái phục vụcho các hoạt động sinh sống của con người. Hoàn cảnh địa lý, nước, không khí,đất đai, động vật, thực vậtt, khí hậu, thời tiết ... đều thuộc môi trường tự nhiên.Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định với những độc đáo riêng vềhoàn cảnh địa lý. Những điều kiện ấy qui định đặc điểm của các dạng, các ngànhsản xuất, đặc tính nghề nghiệp và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệthuật. Qua đó, quy định giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định.Cho nên có thể nói, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thôngqua khâu trung gian là phương thức sống. Ví dụ như những người ở đồng bằngthì trồng lúa còn người sống ở thành thị thì thường là tiểu thương, buôn bán.Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện vàhoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đó của bản địa, của nghề nghiệp5cũng có thể được hiểu theo logic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội,chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinhthần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy mà qua phương thức sống củachính bản thân nó. Ví dụ, những người sống ở nơi gần biển thì thường làm nghềđi biển, dạn dày với nắng gió. Vì vậy họ thường phát triển theo lối sống mạnhmẽ, từng trải nhưng vô cùng thuần hậu.b. Môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triểnnhân cáchMôi trường xã hội bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội- lịch sử, văn hóa, giáo dục ... được thiết lập. Con người hòa nhập được với xãhội qua môi trường này. Tác động của môi trường xã hội đến sự hình thành vàphát triển nhân cách qua các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân tham gia tíchcực vào các mối quan hệ đó. Các mối quan hệ giữa cá nhân được thiết lập lại docác quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế quyết định.Không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong một xãhội quá đơn điệu thì cơ thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vậthoặc sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing, ngườiẤn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưara khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnhtáo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng 2 chân, nhưng khi bị đuổi thìchạy bằng 4 chi khá nhanh. Người ta dạy nói Kamala trong 4 năm nhưng cô chỉnói được 2 từ. Cô không thể thành người thực sự và 18 tuổi thì qua đời.Trong môi trường xã hội ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quầnchúng khác ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và tâm trạngchung, đó là sự phán xét đánh giá của đông người về sự kiện đời sống xã hội củahoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận có thể đóng vai trò tích cực haytiêu cực trong đời sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh,phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó.Tâm trạng chung: Bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan - sức phấn đấuchung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó. Ví dụ:6lời nói, cử chỉ, việc làm, cách nhìn của một thành viên đều có muôn màu muôn vẻcủa tâm trạng chung đó, tình cảm của nhân cách được kết tinh dần dần từ đó.Thi đua: Là phương thức tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm và tập thể làmtăng kết quả hoạt động của nhau. Nhiều phẩm chất nhân cách, tập thể được pháttriển qua thi đua.Ví dụ: sự thi đua trong lớp học nhằm đạt kết quả cao trong họctập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ở mỗi thành viên sự nỗ lực học tập.Bắt chước: Thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống. Bắt chước diễn ramột cách có ý thức hay không có ý thức, bắt chước trong cách giao tiếp, ngônngữ, trong ăn mặc. Đặc biệt trẻ con trong độ tuổi ấu thơ rất hay bắt chước ngườilớn. Vì vậy, cách xử sự của người lớn có tác động rất lớn đến sự hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ sau này.3. Nhân tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo.Giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích vàcó kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh,trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Trong sự hình thành và pháttriển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện:- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cáchvà dẫn dắt sự hình thành và phát triển của học sinh theo chiều hướng đó. Quátrình này được thực hiện bằng các mục tiêu đào tạo của nhà trường các cấp vàcác cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.- Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền haymôi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ như đến một độ tuổi nào đó,đứa trẻ làm được mọi động tác vốn có của con người nhưng muốn có đượcnhững kỹ xảo nghề nghiệp thì dứt khoát phải học nghề.- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phốisự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất [bẩm sinh di truyền], yếu tố xãhội. Ví dụ như những trẻ khi sinh ra đã có khả năng về âm nhạc sẽ được giáodục một cách bài bản để có nhận thức đầy đủ nhất về âm nhạc. Đồng thời giáodục bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do bệnh tật đem lại cho con người. Vídụ là nhạc sĩ chơi ghita nổi tiếng Văn Vượng của nước ta bị mù từ bé, nhờ giáodục mà thành tài năng âm nhạc.7- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phátcủa môi trường hay xã hội gây nên. Chẳng hạn, công tác giáo dục trẻ em hưhoặc cải tạo lao động đối với những người phạm pháp. Và không phải ngẫunhiên mà những trại cai nghiện được lập ra.Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhâncách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo dục không phải làvạn năng, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chứchoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quanhệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể. Giáo dục không tách rời với tự giáo dục, tựrèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.4. Nhân tố hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp.Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trựctiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạtđộng có mục đích, mang tính xã hội, mang tính cộng đồng, được thực hiện bằngnhững thao tác nhất định với những công cụ nhất định.Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thânđể hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động con người xuấttâm “lực lượng bản chất” [sức mạnh của thần kinh, cơ bắp, trí tuệ, năng lực ...]và xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách của mình” ở người khác trong xã hội.Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt độngchủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phảitham gia vào các dạng hoạt động khác, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò củahoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt độngđảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triểnnhân cách. Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành nhâncách. Việc đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá giúp con người thấm nhuầnnhững chuẩn mực, những biểu giá trị xã hội trở thành lương tâm của con người.Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích và bao giờ cũng mang tínhtập thể, tính cộng đồng, hoạt động của con người bao giờ cũng được thực hiệnbằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Do đó mỗi hoạt độngbao giờ cũng đặt ra trước con người những phẩm chất và năng lực nhất định thì8mới thực hiện được. Chính trong quá trình tham gia trực tiếp hoạt động đó mà conngười hình thành và phát triển được những phẩm chất năng lực này.5. Nhân tố giao tiếp giữ vai trò cơ bản.Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là mộtcấu tạo tâm lý mới, là tổng hợp các đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấuxác định. Do đó, nhân cách của con người chỉ được hình thành trong quá trìnhtham gia vào các mối quan hệ xã hội.Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Giao lưu là sựtiếp xúc giữa hai hay nhiều người để trao đổi với nhau những thông tin cần thiết.Giao lưu tạo ra các quan hệ người - người, các quan hệ xã hội. Nếu với xã hội,giao lưu là một điều kiện tồn tại và phát triển của nó, thì đối với cá nhân, giao lữucũng có vai trò như thế. Không có sự giao lưu với người khác, cá nhân khôngphát triển được tâm lý, ý thức của mình, không thể trở thành một nhân cách.C.Mác đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự pháttriển của tất cả các cá nhân khác và nó giao lưu một cách trực tiếp và gián tiếpvới họ”.Thực tế chứng minh những trường hợp trẻ con do động vật nuôi đã mất bảntính người, mất nhân cách và chỉ còn lại đặc điểm tâm lý, hành vi của con vật.Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng sự giao tiếp quá hạn chế, nghèonàn đã dẫn đến những hậu quả nặng nề là dễ mắc bệnh “đói giao lưu do nằmviện lâu ngày” [hospitalism].Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nềnvăn hoá xã hội, chuẩn mực xã hội và “tổng hoà các quan hệ xã hội” thành bảnchất con người. Cụ thể hơn, con người học được cách đánh giá hành vi, thái độ,lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức một cách trực tiếp từ cuộc sống, kiểm travà vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, dần dần hình thành nguyên tắcđạo đức trong cuộc sống của mình. Như vậy, những phẩm chất nhân cách quantrọng như: tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính trung thực, lòngnhân ái... được biểu hiện và được hình thành trong chính quá trình giao tiếp.Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức cácquan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánhmình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một9nhân cách để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân.Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.IV. Liên hệ thực tếMỗi thời đại, mỗi đất nước đều có những chuẩn mực nhân cách của riêngmình và sự tác động của các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển củanhân cách cũng không giống nhau, nhưng thời đại nào, đất nước nào cũng cónhững vĩ nhân, những nhân cách lớn. Nhân loại xưa tự hào vì có nhà bác họcĐácuyn với câu nói nổi tiếng: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nhândân Việt Nam tự hào vì có lãnh tụ Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn.Chúng ta đang sống trong môi trường xã hội vô cùng năng động, trong một nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩyquá trình hình thành và phát triển nhân cách. Bác Hồ đã từng dạy: “Có tài màkhông có đức là đồ vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” Vìthế một nhân cách hoàn thiện phải có đủ “tài” và “đức”. Để đạt được điều ấy cần cósự tác động vào các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách một cách thích hợp.Khi đã có sự hiểu biết về vai trò của các yếu tố sinh thể với nhân cách, ta cóthể có những biện pháp để phát triển những mặt mạnh, kiềm chế những yếu tốkhông tốt thuộc về mặt bẩm sinh di truyền trong khả năng có thể.Ta cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, tìm hiểu các kiếnthức về xã hội để xác định được những yêu cầu chuẩn mực của thời đại mới, từ đócó sự rèn luyện bản thân theo hướng đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó.Tích cực giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người tạo mối quan hệ rộnglớn, thu thập nhiều kiến thức lịch sử - xã hội giúp nhân cách được phát triển toàndiện. Cần có sự năng động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Là một sinh viên,kiến thức về chuyên môn là cần thiết nhưng kiến thức, kinh nghiệm đời sốngcũng quan trọng không kém.Phải luôn luôn tự nhìn nhận lại bản thân đánh giá đúng sai những việc đã làm,vạch ra mục đích cần vươn tới, luôn luôn phải nghiêm khắc với chính mình, nhìnnhận, đánh giá cuộc sống để giảm bớt những hành vi sai lệch. Quá trình tự giáodục phải được xác định là thường xuyên liên tục thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.Cuối cùng, bởi yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thànhvà phát triển nhân cách, cho nên bản thân ta phải là một tấm gương về nhân cáchtốt để có thể tác động một cách tích cực tới những nhân cách mới hình thànhnhư: những đứa em, đứa cháu nhỏ của mình.10KẾT LUẬNNăm yếu tố: bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giaotiếp đều có tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách, nhưng có vai tròkhông giống nhau. Theo quan điểm của tâm lý học macxit thì yếu tố bẩm sinh ditruyền giữ vai trò làm tiền đề; yếu tố môi trường, đặc biệt là môi trường xã hộicó vai trò quyết định; yếu tố hoạt động và giao tiếp của cá nhân có vai trò quyếtđịnh trực tiếp; yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và pháttriển nhân cách.Có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài vàphức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố đã nêu thường xuyên tác động lẫnnhau và có sự thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Nhân cáchkhông phải là một cái gì đó đã hoàn tất mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồithường xuyên.Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải. Nhưng nó lạihiện diện quanh ta hàng ngày hàng giờ. Chính bản thân ta cũng là một nhâncách. Việc làm thế nào để có một nhân cách tốt phù hợp với những yêu cầuchuẩn mực của xã hội là một vấn đề lớn. Nó đòi hòi ở mỗi cá nhân sự rèn luyện,phấn đấu liên tục, không mệt mỏi. Một đất nước chỉ có thể phát triển bền vữngkhi đất nước đó được xây dựng trên số đông là nhân cách tốt, đa phần là nhữngcon người có đủ tài và đức.11TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả, Đinh Thị Kim Thoa [chủ biên] NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009.2. Tâm lý học - TS. Đinh Phương Duy - NXB Giáo dục , năm 2009.3. Giáo trình Tâm lý học đại cương – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bảnCAND -7/2006.4. Giáo trình Tâm lý học đại cương - Tập thể tác giả. Nguyễn Xuân Thức[chủ biên] - NXB Đại học sư phạm, 2009.5. Tuyển tập Tâm lý học - Phạm Minh Hạc - NXB Giáo dục, 2002.6. Hỏi và đáp môn Tâm lý đại cương - TS. Nguyễn Thị Huệ [chủ biên]. ThS.Lê Minh Nguyệt - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.7. Các website:- //tamlyhoc.net/- //tamly.com.vn/12

Video liên quan

Chủ Đề