Con người cơ thể chịu được nhiệt độ lạnh bao nhiêu

tin sức khỏeTin Tức

Nhiệt độ cơ thể bao nhiêu là biểu hiện của người bị sốt

11/05/202016/05/2020

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các điểm trong ngày và thường cao hơn vào buổi chiều. Thân nhiệt có thể tăng do tiếp xúc với nắng nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc khóc nhiều. Vậy thân nhiệt độ tăng đến bao nhiêu thì thể hiện người bị sốt.

Mục lục bài viết
  1. Nhiệt độ chuẩn cơ thể là bao nhiêu ?
  2. Bao nhiêu độ là biểu hiện của sốt ?
  3. Nguyên nhân và biểu hiện của các cơn sốt
    • Nguyên nhân dẫn đến sốt
    • Một số biểu hiện của sốt
  4. Một số điều cần làm khi cơ thể bị sốt

Nhiệt độ chuẩn cơ thể là bao nhiêu ?

Cơ thể con người với khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống. Tuy nhiên vào hoạt động của từng cá nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày mà nhiệt độ cơ thể có sự thay đổi. Người trẻ tuổi thường có thân nhiệt cao hơn so với người cao tuổi.

Nhiệt độ trung tâm hay nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người nằm trong khoảng từ36,5°C đến 37,1°C và nhiệt độ trung bình khoảng 36,8°C.

Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như não, gan, và các nội tạng,.

Bao nhiêu độ là biểu hiện của sốt ?

Nhiều người vẫn nghĩ nhiệt độ bình thường là 37°C. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì được ở nhiệt độ 37°C. Đó là lý do vì sao bạn kiểm tra nhiệt độ chỉ dưới 37°C và có khi sốt nóng nhưng nhiệt độ cao hơn 37°C chút xíu.

Chúng ta thường điều hòa nhiệt độ trung tâm cơ thể trong khoảng 36,5 đến 37,1°C. Nhiệt độ trung bình khoảng 36,8°C.

Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Sốt nhẹ: nhiệt độ dao động trong khoảng 37 38°C
  • Sốt mức độ trung bình: thân nhiệt tầm 39°C
  • Sốt cao: nhiệt độ cơ thể lên đến 39 40°C

Khi thấy cơ thể nóng bừng, người uể oải, khó chịu thì bạn thấy được sự thay đổi rõ rệt của nhiệt độ cơ thể, hay chính đó là dấu hiệu của người bị sốt. Nhiệt độ báo sốt khi đo ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, cụ thể:

  • Nhiệt độ trong miệng lớn hơn 37,5°C.
  • Nhiệt độ trong tai lớn hơn 38,1°C.
  • Nhiệt độ trong hậu môn lớn hơn 37,6°C
  • Nhiệt độ trung tâm 37,8°C.

Nguyên nhân và biểu hiện của các cơn sốt

Nguyên nhân dẫn đến sốt

Nếu một người bị sốt có thể do họ đang nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó. Khi cơ thể phát hiện ra hiện tượng lạ, hệ miễn dịch sẽ tự phóng ra các tín hiệu để huy động bạch cầu chiến đấu chống lại tác nhân này. Từ đó làm thay đổi thân nhiệt cơ thể, gây ra cơn sốt. Thực ra, sốt là một biểu hiện tốt chống lại những phản ứng với tác nhân gây hại.

Một số bệnh sốt nhẹ khéo dài không rõ nguyên nhân vì đây có thể dấu hiệu của các bệnh lý như viêm khớp, ung thư, rối loạn miễn dịch,.. Sốt ở nhiệt độ cao trên 40°C thường là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng sốt rét, trùng huyết, viêm màng não.

Ngoài ra, còn một số tác dụng khác như: phản ứng lại với một số thuốc, sốc nhiệt, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, ngộ độc thực phẩm, rối loạn hormone, mọc răng ở trẻ nhỏ, viêm họng, thủy đậu.

>>> Cách hạ sốt thân nhiệt an toàn, hiệu quả.

Một số biểu hiện của sốt

Khi thân nhiệt của cơ thể sốt trên 37°C thì cơ thể có những biểu hiện nhận thấy sau:

  • Rét run, gai lạnh, dù bất kể thời tiết như thế nào
  • Cảm giác mệt mỏi sẽ xuất hiện khi bạn sốt
  • Khát nước, họng luôn có cảm giác khô, liên tục có nhu cầu muốn uống nước
  • Da đỏ, nóng, ẩm
  • Rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng
  • Đôi khi có thể xuất hiện co giật
  • Cơ thể đổ mồ hôi nhiều, cảm thấy chán ăn

Nếu cơ thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều trị phù hợp

Bạn nên đến bác sĩ những trường hợp sau:

  • Sốt trên 40°C và không thể hạ sốt bằng thuốc
  • Cơn sốt kéo dài hơn 48 hoặc 72 giờ đồng hồ
  • Đang mắc phải các tình trạng bệnh nguy hiểm như vấn đề về tim, tiểu đường hoặc xơ nang
  • Phát ban hoặc vết bầm tím
  • Các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu hoặc ho.

Một số điều cần làm khi cơ thể bị sốt

Khi cơ thể sốt vượt mức nhiệt độ trung bình chúng ta cần bình tĩnh để xử lý một cách đúng, tránh tâm lý hoảng loạn, mất bình tĩnh.

Cho người sốt nằm nghỉ tại nơi thông thoáng, không có gió lùa. Cơ thể không mặc quá nhiều quần áo hay đắp nhiều chăn. Nên để cơ thể được thoải mái và thoáng nhất có thể.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế hồng ngoại. Cứ 3 đến 4 tiếng nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể một lần.

Sử dụng chườm mát để hạ sốt: Có thể lau người hoặc tắm bằng nước ấp. Dùng khăn sạch, mềm nhúng nước vắt khô rồi lau lên khắp thân.

>>>Mua túi chườm tại Đà Nẵng.

Cho uống thật nhiều nước. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân để làm cơ thể khỏe hơn. Sử dụng có loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, uống các loại nước hoa quả như cam, chanh để gia tăng sức đề kháng.

Có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt:

  • Với dạng sốt do nhiễm khuẩn thì nên sử dụng kháng sinh
  • Đối với virus như cảm lạnh người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng viêm không chứ steroid như paracetamol hoặc naproxen để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Thiết bị y tế Vinabook

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

0905644128

Video liên quan

Chủ Đề