Dân số ấn độ là bao nhiêu

Top 10 nước đông dân nhất thế giới chủ yếu tập trung ở châu Á, đồng thời chiếm một nửa dân số toàn thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Bangladesh.

Địa lýNhất Việt NamNhất thế giớiGDPDân sốDiện tích

Mục lục xem nhanh

Bản đồ dân số toàn thế giới – phân biệt mật độ theo màu sắc.

Video Top 10 quốc gia đông dân nhất thế giới từ 1960 – 2020

Dân số thế giới, ước tính, ở thời điểm ngày 10/5/2021 là 7,86 tỷ người. Trong đó, phần lớn dân số tập trung ở khu vực châu Á [như thể hiện trong bản đồ trên].

BẢNG DÂN SỐ THẾ GIỚI THEO KHU VỰC

#Khu vựcDân số
[2020]
Thay đổi theo nămThay đổi tuyệt đốiMật độ dân số
[Người/Km²]
Diện tích đất
[Km²]
Di dân ròng
[net]
Tỷ suất sinhTuổi trung bình% dân số thế giới
1Châu Á4.641.054.7750,86 %39.683.57715031.033.131-1.729.1122,23259.5 %
2Châu Phi1.340.598.1472,49 %32.533.9524529.648.481-463.0244,42017.2 %
3Châu Âu747.636.0260,06 %453.2753422.134.9001.361.0111,6439.6 %
4Mỹ La tinh và Ca-ri-bê653.962.3310,9 %5.841.3743220.139.378-521.4992318.4 %
5Bắc Mỹ368.869.6470,62 %2.268.6832018.651.6601.196.4001,8394.7 %
6Châu Đại dương42.677.8131,31 %549.77858.486.460156.2262,4330.5 %

Xem chi tiết dân số Top nước đông dân nhất thế giới bên dưới:

1. Dân số Trung Quốc: 1.444.054.816 người

  • Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.444.054.816 người tính đến Chủ nhật, ngày 9 tháng 5 năm 2021, dựa trên dữ liệu mới nhất của Liên hợp quốc được Worldometer xây dựng.
  • Dân số Trung Quốc năm 2020 ước tính vào khoảng 1.439.323.776 người vào giữa năm theo số liệu của Liên hợp quốc.
  • Dân số Trung Quốc chiếm 18,47% tổng dân số thế giới.
  • Trung Quốc đứng số 1 trong danh sách các quốc gia [và các quốc gia phụ thuộc] theo dân số.
  • Mật độ dân số ở Trung Quốc là 153 người / Km2 [397 người / mi2].
  • 60,8% dân số thành thị [875.075.919 người vào năm 2020]
  • Độ tuổi trung bình ở Trung Quốc là 38,4 tuổi.

Dự thảo chính sách dân số mới tại bang đông dân nhất Ấn Độ

Bang Uttar Pradesh là bang đông dân nhất của Ấn Độ với dân số hơn 240 triệu người, lớn hơn cả Brazil. Chính quyền tiểu bang này tuần qua đã công bố dự thảo chính sách dân số mới cho giai đoạn 2021- 2030. Trong đó, chính sách mới này đặt mục tiêu giảm tổng tỷ suất sinh của phụ nữ tại bang đông dân Ấn Độ xuống còn 2,1% vào năm 2026 và 1,9% vào năm 2030. Dự thảo của Chính sách Dân số bang Uttar Pradesh còn được gọi là Dự luật Kiểm soát, Ổn định và Phúc lợi năm 2021 được công bố ngày 10/7, đúng ngày Dân số Thế giới thực ra tập trung vào chính sách ‘Hai con’.

Dân số đông đúc của Ấn Độ. Ảnh: Yale E360.

Đây không chỉ là việc khuyến khích các cặp vợ chồng sinh 2 con mà chính quyền còn đưa ra các biện pháp chế tài về quyền lợi nhằm hạn chế việc sinh nhiều con. Theo đó, những cặp vợ chồng bị phát hiện làm trái với chính sách này sẽ bị hạn chế hưởng nhiều quyền lợi của chính quyền; ví dụ như cấm tham gia các cuộc bỏ phiếu hay thăm dò ý kiến ​​của chính quyền địa phương, không được nộp đơn xin việc hoặc được thăng chức trong các vị trí việc làm của cơ quan chính phủ và nhận bất kỳ loại trợ cấp nào của chính phủ.

Uttar Pradesh không phải là bang duy nhất ở Ấn Độ ban hành các chính sách dân số như thế này. Trước đó, một số bang khác như Rajasthan, Madhya Pradesh, Telangana, Andhra Pradesh, Gujarat và Maharashtra cũng từng đưa ra các quy định như vậy. Trong khi đó, bang Assam ở Đông Bắc Ấn Độ cũng đang cân nhắc đưa ra các chính sách tương tự.

Bên cạnh việc xử phạt, chính quyền bang Uttar Pradesh còn đưa ra các khuyến khích, ưu đãi với người tình nguyện thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Dự thảo cũng nêu rõ rằng những người bao gồm cả nhân viên chính phủ áp dụng tiêu chuẩn sinh hai con bằng cách triệt sản tự nguyện, sẽ được hưởng các ưu đãi bao gồm giảm giá điện nước, cho vay xây dựng hoặc mua nhà với lãi suất ưu đãi... Các nhân viên cơ quan chính phủ có thể được hưởng nhiều lợi ích nữa bao gồm chăm sóc sức khỏe miễn phí, giáo dục phổ thông miễn phí nếu chỉ có một con và “trải qua phẫu thuật triệt sản tự nguyện cho bản thân hoặc vợ/chồng”.

Nguyên nhân xem xét chính sách 2 con

Với dân số khoảng 1,39 tỷ người, Ấn Độ hiện đang là cường quốc dân số lớn thứ hai thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số của Ấn Độ như hiện tại và tỷ lệ sinh của Trung Quốc đang trên đà giảm nhanh, Liên Hợp Quốc dự báo Ấn Độ sẽ sớm vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2027. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019 cho rằng, trong giai đoạn từ nay tới năm 2050, dân số Ấn Độ sẽ có thêm khoảng 273 triệu người nữa.

Việc tăng trưởng dân số tiếp tục được duy trì là một trong những lợi thế của Ấn Độ khi có được nguồn nhân lực dồi dào trong dài hạn. Tuy nhiên, đó sẽ là áp lực vô cùng lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng, các phúc lợi và dịch vụ xã hội thiết yếu như y tế, giáo dục… Đó là chưa kể tới bài toán khó, khi phải tạo đủ việc làm cho hàng chục triệu lao động gia nhập thị trường mỗi năm. Vì vậy, nhiệm vụ kiểm soát mức tăng dân số trong ngưỡng phù hợp đang là trọng tâm của chính sách dân số ở Ấn Độ.

Về mặt khoa học, một quốc gia muốn có mức tăng trưởng dân số hoàn hảo cần duy trì được tỷ suất sinh trên mỗi cặp vợ chồng khoảng 2,1. Đây là mức vừa đủ để đạt được mức sinh thay thế, khi mỗi cặp vợ chồng sẽ có 2 đứa trẻ. Với những chính sách hiện tại, Chính quyền trung ương và các bang tại Ấn Độ đang muốn kiểm soát mức tăng dân số ở ngưỡng phù hợp nhằm tập trung vào chăm sóc chất lượng dân số, đặc biệt là về y tế, giáo dục và tạo công ăn việc làm.

VOV.VN - Tốc độ gia tăng năng suất lao động ở Trung Quốc vẫn đang giảm và ít có khả năng cải thiện dù nước này triển khai chính sách 3 con [cho phép người dân sinh con thứ 3]. Do vậy về dài hạn, triển vọng kinh tế của Trung Quốc vẫn u ám.

Dư luận và chuyên gia Ấn Độ phản ứng ra sao

Cách đây vài năm vấn đề dân số ít khi là đề tài tranh luận chính trị ở Ấn Độ. Khi đề cập đến chủ đề này, truyền thông luôn ca ngợi và xem đó là dấu hiệu của một sự hùng mạnh. Tuy nhiên, năm 2019, Thủ tướng Narendra Modi lần đầu tiên cảnh báo các nguy cơ “bùng nổ dân số không kiểm soát” đồng thời kêu gọi xây dựng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Điều này phản ánh sự thay đổi về cách nhìn nhận của chính phủ Ấn Độ trong vấn đề dân số.

Kế hoạch hóa gia đình và chủ động điều chính mức tăng dân số là một ưu tiên của chính phủ Ấn Độ cũng như chính quyền các bang những năm qua. Họ đã nhìn thấy rất nhiều bài toán hóc búa ở phía trước. Ví dụ như bài toán môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên nếu cứ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng dân số như hiện nay. Trong khi mục tiêu cao nhất là nâng cao mức sống của người dân, chất lượng của nguồn nhân lực vẫn chưa thực hiện được. Bởi thế, các chính sách khuyến khích kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát tốc độ tăng dân số đang giúp người dân nhìn thấy những lợi ích thiết thực của việc giảm mức sinh xuống ngưỡng phù hợp để có cuộc sống tốt hơn.

Nhiều bang của Ấn Độ trước đây cũng đã từng áp dụng chính sách khuyến khích kế hoạch hóa gia đình, nhưng chỉ tập trung vào việc giới hạn các quyền lợi chính trị và việc làm với những người sinh nhiều hơn 2 con. Nhưng với kế hoạch mới nhất của bang Uttar Pradesh, chính quyền đã tập trung nhiều hơn vào các quyền lợi thiết thực để giúp các cặp vợ chồng cân nhắc quyết định sinh đẻ.

Tuy nhiên, dự luật mới được đưa ra cũng gây nên nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, nhiều người cho rằng các ưu đãi và xử phạt là thừa và không thể phát huy tác dụng. Ví dụ chuyên gia Arokiasamy, trưởng khoa nghiên cứu phát triển của Viện Quốc tế về Khoa học Dân số, có trụ sở ở Mumbai cho biết, mức sinh tại một số bang ở Ấn Độ đã giảm mà không cần tới các chính sách như thế này. Ví dụ như tại bang Tamil Nadu, Kerala, mức sinh đã dưới 2 từ năm 1990. Chuyên gia này cho rằng bang Uttar Pradesh hiện đã có đồ thị mức sinh thấp và cần nhấn mạnh vào việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe và phát triển.

Ở một góc nhìn khác, giám đốc điều hành của Quỹ Dân số Ấn Độ Poonam Muttreja khẳng định, các chính sách tương tự từng được triển khai ở một số bang tại nước này nhưng không khiến tỷ lệ sinh giảm xuống mức kỳ vọng. Thậm chí, chúng còn gây ra những hậu quả tiêu cực như việc gia tăng các biện pháp lựa chọn giới tính khi sinh và nạo phá thai không an toàn. Thậm chí, theo chuyên gia này, chính sách ‘Hai con’ còn bị coi là mối đe dọa với nữ quyền cũng như việc biểu đạt các quyền chính trị./.

Video liên quan

Chủ Đề