Đẻ mổ bao lâu thì hết đau

Ngày nay rất nhiều bà mẹ đã được áp dụng phương pháp sinh mổ để lấy thai. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không biết cách chăm sóc. Vậy sinh mổ bao lâu thì lành và phương pháp chăm sóc vết mổ như thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

1. Sinh mổ bao lâu thì lành?

Những trường hợp sinh mổ thường sẽ phải ở lại viện lâu hơn sinh thường, có thể từ 3 đến 4 ngày. Nguyên nhân ở lại viện lâu hơn là để các bác sĩ có thể theo dõi vết mổ và chăm sóc vết mổ một cách tốt nhất cho sản phụ. Thông thường, vết mổ của chị em sẽ có thể lành sau mổ khoảng 6 tuần.

Mỗi trường hợp khác nhau, thời gian lành vết mổ sẽ khác nhau

Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì thời gian hồi phục, thời gian lành vết mổ cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn nếu chế độ chăm sóc tốt, nghỉ ngơi tốt, vận động nhẹ nhàng đúng cách thì việc hồi phục vết mổ của bệnh nhân có thể diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách còn có thể gây ra nhiễm trùng vết mổ khiến sản phụ gặp rủi ro về sức khỏe và thời gian bình phục sẽ lâu hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “sinh mổ bao lâu thì lành” còn phụ thuộc vào yếu tố sản phụ sinh con đầu lòng hay sinh con lần thứ 2 hoặc lần thứ 3. Các sản phụ nên tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết mổ.

2. Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh

2.1. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại bệnh viện

Sau khi sinh, các sản phụ sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ vệ sinh vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ luôn sạch sẽ, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các bà mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định một số loại thuốc kháng sinh, thuốc co hồi tử cung và thuốc giảm đau. Thời gian này, sản phụ cần hết sức cẩn trọng và lưu ý giữ gìn vết mổ và đặc biệt, không nên tự tháo băng che vết mổ và không làm ướt gạc,…

Cần vệ sinh cẩn thận vết mổ

Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nếu vết mổ của bạn bắt đầu khô hơn, không xảy ra tình trạng sưng đau hoặc chảy dịch, thì có thể để hở vết thương, không nhất thiết phải băng kín. Nếu bạn vẫn thấy đau do vết mổ, có thể liên hệ với các bác sĩ. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ giúp bạn kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp.

Trong những ngày đầu sau mổ, sản phụ cần lưu ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Chị em nên dùng loại khăn mềm để lau người, lau thật sạch sẽ vùng da xung quanh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt lưu ý không chạm vào vết mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

2.2. Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà như thế nào?

Sản phụ sinh mổ có thể được chỉ định ở lại viện từ 4 đến 5 ngày để theo dõi. Nếu vết mổ đã khô và ổn định, chị em sẽ được trở về nhà và chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, chị em cần lưu ý, không được gãi vào vết mổ dù có phản ứng ngứa, cũng tuyệt đối không được sờ tay vào vết mổ. Có thể tắm rửa nhưng cần dùng khăn sạch để lau khô vết mổ. Cụ thể, sản phụ cần chú ý những điều sau:

Vết mổ có mủ là do nhiễm trùng

Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt luôn rửa tay sạch sẽ, tốt nhất không nên chạm vào vết mổ.

Có thể tăm nhưng không nên tắm quá lâu, không nên tắm bồn để tránh tình trạng vết thương bị ướt.

Lựa chọn loại khăn thấm có chất liệu tốt, mềm và sạch để thấm khô vết mổ sau khi đã tắm xong.

Nên để vết mổ khô thoáng. Bạn có thể lựa chọn dung dịch betadine, povidine 10% để vệ sinh vết mổ tại nhà.

2.3. Hướng dẫn vận động sau sinh để vết mổ nhanh được hồi phục

Sau sinh mổ, sản phụ cần nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là bạn chỉ nên nằm một chỗ. Các chuyên gia khuyên rằng, sản phụ sau sinh cần phải vận động sớm. Vận động một cách nhẹ nhàng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và khiến vết mổ nhanh lành, đồng thời giảm nguy cơ bị dính ruột, cơ thể chị em cũng sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và hồi phục nhanh hơn.

Một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại giường sau mổ cũng rất hữu ích. Sau đó, chị em bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn tập ngồi dậy và có thể ra khỏi giường. Đến ngày thứ 3, chị em có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng trong phòng và hoạt động sinh hoạt bình thường.

Sau sinh khoảng 4 đến 6 tuần, các sản phụ có thể tập thể dục bình thường.

2.4. Những thực phẩm sản phụ nên ăn để vết mổ nhanh chóng được hồi phục

Khoảng 6 giờ đầu sau sinh, chị em chỉ nên uống nước,… đến khi cơ thể bắt đầu có thể “xì hơi” được thì mới bắt đầu ăn cháo loãng và một số món ăn mềm khác.

Sản phụ cũng nên chú ý những vấn đề sau:

Nên uống nhiều nước và tăng cường rau xanh, bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein, canxi,… để sức khỏe của mẹ nhanh chóng được hồi phục và tạo được nguồn sữa dồi dào, thơm sánh cho con.

Sau sinh mẹ nên vận động nhẹ nhàng

Tránh những thực phẩm dễ gây táo bón, những thực phẩm có tính hàn khiến cho vết mổ lâu lành hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên ăn những thực phẩm có nguy cơ gây mủ hoặc tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi như rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng, các đồ chế biến từ gạo nếp,…

2.5. Sản phụ cần đến bệnh viện nếu có những vấn đề sau:

Xuất hiện tình trạng đau bụng, đau dữ dội ở vết mổ dù bạn không chạm vào vết mổ

Nếu vết mổ có tình trạng sưng tấy, hoặc nóng rát, ngứa nhiều, chảy mủ,… thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Trong trường hợp này cần đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Sốt cao trên 38,5 độ cũng cần đến viện để kiểm tra sức khỏe.

Tình trạng sản dịch có mùi hôi thì rất có thể là do nhiễm trùng hậu sản.

Bạn có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa sản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

Tạm thời chưa nên ăn uống trong 6 tiếng sau sinh mổ. Ảnh: Internet

Sau khi phẫu thuật, chị em nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Mẹ cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột, tắc mạch máu. Nên cho con bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng. 24 giờ sau sinh, sản phụ nên vận động, đi bộ nhẹ nhàng để ngăn ngừa máu đông, tăng quá trình lưu thông máu ra khắp cơ thể, giảm táo bón,…

Bên cạnh đó, bác sĩ và điều dưỡng sản phụ sẽ chăm sóc, vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh tránh những biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra.

Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể có gối kê sau lưng [tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng] hoặc dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.

Vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên sau vài ngày sinh mổ. Ảnh: Internet

Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Sau khi mổ do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời

Sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu

Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Chị em cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên. Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, nếu người mẹ được khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu thì bác sĩ sẽ kiểm tra và cắt chỉ, nếu sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh, không ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Sau khi tắm rửa, cần dùng bông sạch thấm khô ở vết thương, không cần băng kín, giữ vết mổ khô sạch, thoáng. Có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo hơn.

Cần chăm sóc vết mổ cẩn thận. Ảnh: Internet

2.3 Một tháng sau khi mổ

Chị em nên kiêng sinh hoạt tình dục trong 4-5 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe và gây thiếu sữa.

Sau khi mổ đẻ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, việc ăn nhiều sẽ khiến tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu, dẫn tới táo bón và tăng thêm khi trong ruột, khiến bạn bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Mẹ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.

2.4 Hai tháng sau khi mổ

Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít.

Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Ảnh: Internet

Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.

Trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục.

Hãy để người nhà giúp đỡ các việc trong gia đình. Ảnh: Internet

3. Giải pháp thay thế cho việc dùng thuốc để giảm đau sau sinh mổ

Thay vì sử dụng thuốc giảm đau, việc ngồi dậy và đi chậm quanh nhà cũng giúp bạn giảm đau và phục hồi nhanh chóng. Đi bộ sau khi sinh sẽ giúp giảm áp lực trong ổ bụng, khiến cơn đau giảm đi phần nào, làm tăng lưu thông máu và giúp ngăn ngừa viêm phổi, táo bón và các cục máu đông.

Ở nhiều nơi còn sử dụng phương pháp thắt bụng để giảm đau cho phụ nữ sau sinh mổ bằng cách sử dụng một loại vật liệu co giãn như vải thun để thắt quanh bụng. Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2015 tại Canada đã cho thấy việc thắt bụng làm tăng khả năng đi lại của bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bụng và ngăn ngừa những cơn đau nặng so với các bệnh nhân không thắt bụng. Việc này chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu mà chưa có công bố chính thức, vì vậy, bạn không nên thử nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.

Việc ngồi dậy và đi chậm quanh nhà cũng giúp bạn giảm đau. Ảnh: Internet

Như vậy, qua những thông tin trên bạn đã biết được sau khi sinh mổ đau bao lâu thì hết hoàn toàn và chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào mới đúng cách. Nếu như thấy bất kì dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc bục chỉ bạn cần tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc bé cưng vừa chào đời.

Việt Thư tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề