Điều trị HIV bằng phương pháp ARV được triển khai từ năm nào

HIV có chữa khỏi được không?

Các virus HIV đang trỗi dậy từ một tế bào nhiễm bệnh.

HIV có chữa khỏi được không? luôn là câu hỏi mà các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mong có được câu trả lời. Hiện nay có rất nhiều nhóm các nhà khoa học của Mỹ đang tiến hành chữa trị cho 1 số bệnh nhân và kết quả rất khả quan.

Một khi virus HIV xâm chiếm một tế bào của người, nó sẽ cư trú ở đó mãi mãi. Virus sẽ chèn bộ gen nguy hiểm chết người của mình vào ADN của các nạn nhân, buộc họ phải nhờ cậy việc điều trị y tế suốt phần đời còn lại.

Các nhà khoa học đã tìm ra được phương pháp chữa khỏi hẳn căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Vậy họ đã làm cách nào?

Cách thứ nhất:

Các nhà khoa học đã dùng liệu pháp tế bào gốc để thay thế toàn bộ các tế bào miễn dịch bị nhiễm HIV trong cơ thể bệnh nhân, điểm đặc biệt là các tế bào mới này không có thụ thể cho HIV "bám vào". Cách này đã thành công trên bệnh nhân Timothy Ray Brown.

Tế bào gốc có nhiều trong tủy xương và một số cơ quan khác. Tế bào gốc còn có nhiều trong máu cuống rốn.

Hiện nay tại Việt Nam đã có ngân hàng máu cuống rốn. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là làm sao nhân bản được số lượng lớn tế bào gốc để dùng điều trị cho bệnh nhân và chi phí để làm được điều này là rất cao nên chưa thể áp dụng rộng rãi.

Cách thứ hai:

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y, Đại học Temple Philadelphia, Mỹ đã tìm ra một cách loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi các tế bào của người thông qua việc sử dụng "khắc tinh" của virus.
"Đây là một bước quan trọng trong con đường tiến tới việc chữa trị vĩnh viễn bệnh AIDS. Đây là khám phá thú vị, nhưng vẫn chưa sẵn sàng cho việc áp dụng ở các bệnh viện. Nó là bằng chứng cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng", giáo sư, tiến sĩ Kamel Khalili, chủ nhiệm Khoa Sinh học thần kinh tại Đại học Temple, nói.

Trong báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, tiến sĩ Khalili và các cộng sự đã đề cập chi tiết cách họ tạo ra công cụ phân tử để loại bỏ ADN nhiễm HIV-1. Khi được triển khai, một enzyme cắt ADN có tên gọi nuclease [enzyme xúc tác phân hủy các axit nucleic] Cas9 kết hợp với một dải ARN có tên gọi ARN dẫn đường [gRNA] sẽ truy lùng bộ gen của virus và loại bỏ ADN của HIV-1.

Từ đây, cơ chế hồi phục gen của tế bào sẽ đảm nhiệm trọng trách hàn gắn các đầu lỏng lẻo của bộ gen với nhau, dẫn đến các tế bào không còn virus. "Vì hệ miễn dịch không bao giờ xóa sạch được HiV-1, nên để chữa trị được bệnh cần phải thải loại virus trước tiên", Công cụ phân tử như thế này cũng hứa hẹn giúp mang tới một vắc-xin trị liệu, do các tế bào được trang bị hỗn hợp nuclease - ARN đã chứng minh "miễn nhiễm" với HIV.

Cách thứ ba:

Dùng thuốc GS-9620. Theo AIDSmed, thuốc GS-9620 với cơ chế gắn kết vào thụ thể TLR7 [The Toll-Like Receptor 7], có khả năng đánh thức các tế bào lympho đã nhiễm HIV, khiến chúng tái hoạt động và sinh sản. Sau đó, các tế bào này sẽ bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân. 

Hạn chế của ARV là chỉ tác dụng trên các tế bào lympho đang hoạt động, chứ không thể đánh vào tế bào đang "ngủ". Các tế bào này vô tình trở thành ổ lưu trú reservoir cho virus HIV ẩn nấp. Nếu ngưng điều trị ARV, các ổ lưu trú có thể tái hoạt và sản sinh virus, gây hiện tượng “HIV rebound”. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại ở nhiều ca bệnh từng được công bố là trị khỏi HIV và sau đó phát hiện nhiễm trở lại. 

Hai nghiên cứu của hãng dược Gilead trên nhóm thuốc gắn kết thụ thể TLR7, mang tên GS-9620 đã được công bố tại Hội nghị Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections 2015 [CROI] ở Seattle. Trong đó, một nghiên cứu được thực hiện trên tế bào máu của 4 người nhiễm HIV đang điều trị ARV có đáp ứng, công trình còn lại áp dụng trên virus SIV ở khỉ rhesus macaque [là chủng virus họ hàng của HIV].

Nghiên cứu trên tế bào máu người có H trong phòng thí nghiệm tiến hành như sau: Nhóm nhà khoa học đã trích ra và nuôi cấy tế bào máu người bệnh dưới tác dụng của GS-9620. Sau một thời gian đem so sánh với nhóm bệnh nhân không sử dụng thuốc này. Kết quả ghi nhận chỉ sau 4 ngày, nồng độ virus HIV trong mẫu thí nghiệm có sử dụng GS-9620 gia tăng rõ rệt, điều này chỉ ra rằng có sự thức tỉnh của các tế bào latent lympho, tức các tế bào đang “say ngủ”.

Nghiên cứu còn lại trên 10 con khỉ nhiễm SIV, đã điều trị ARV và khống chế tốt tải lượng virus ở mức “không thể xác định”. 4 cá thể được cho uống GS-9620, 6 con còn lại thì không. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận rõ có sự gia tăng nồng độ virus trên nhóm khỉ sử dụng GS-9620, có sự khác biệt đáng kể với nhóm khỉ còn lại. Các tác giả cũng trình bày bằng chứng cho thấy có sự sụt giảm số lượng của các reservoir. Hiện giai đoạn 2 của quá trình nghiên cứu đang tiến hành, nếu đúng như phác đồ, virus HIV sẽ bị tiêu diệt hết bởi thuốc ARV.

Như vậy, các nghiên cứu ban đầu nêu trên cho thấy thuốc mới có khả năng tác động lên các ổ lưu trú reservoir. Từ đó, đặt ra triển vọng tìm được phương thức trị khỏi hoàn toàn HIV. Loại trừ hoàn toàn các ổ lưu trú đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể người bệnh. Hiện, thuốc GS-9620 đã tiến hành thử nghiệm pha I và đánh giá độ an toàn trên người.

Với sự phát triển như vũ bão hiện nay của y học người nhiễm HIV sẽ được chữa khỏi trong thời gian không xa.

Nếu sống khỏe mạnh đủ lâu, bạn sẽ có cơ hội chữa khỏi hẳn căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Nếu muốn biết: Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh sau khi nhiễm HIV Hãy tham khảo: 

Nếu muốn biết: Cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về xét nghiệm HIV mãi mãi và điều trị khi có nguy cơ lây nhiễm HIV như thế nào? Hãy tham khảo:

XÉT NGHIỆM HIV VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM 

Bạn cần biết: Số liệu về HIV nào là tin tưởng nhất?

UNAIDS cung cấp bộ số liệu có phạm vi rộng nhất liên quan tới dịch HIV trên toàn cầu tại địa chỉ website: www.unaids.org. Các số liệu thu thập đều đã được các chuyên gia cấp quốc gia và các nhà dịch tễ học quốc tế thông qua và đồng thuận.

       Ngày 20/11/2020, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số: 5456/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS”. Hiện nay, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV [ARV] là một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất để phòng, chống HIV/AIDS. Điều trị ARV giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, giảm tử vong và giảm lây nhiễm HIV cho người khác trong cộng đồng. Điều trị HIV/AIDS được bắt đầu triển khai tại Việt Nam từ năm 2000. Cả nước hiện có trên 142.000 người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc ARV, chiếm khoảng 70% số người nhiễm HIV đã được phát hiện đang còn sống. Việt Nam là một trong những quốc gia có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt hàng đầu thế giới. Kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút 9 tháng đầu năm 2019 của gần 70.000 bệnh nhân đang điều trị ARV trên toàn quốc cho thấy 96% bệnh nhân có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế [dưới 1.000 bản sao/ml máu] và 95% có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng phát hiện [200 bản sao/ml máu]. Bằng chứng khoa học trên thế giới cho thấy người nhiễm HIV tuân thủ điều trị thuốc ARV đúng theo hướng dẫn của thày thuốc, có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng phát hiện thì không thể lây HIV cho người khác qua con đường tình dục [Không phát hiện = Không lây nhiễm].

        Trong những năm qua, Bộ Y tế đã thường xuyên cập nhật “Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS” kịp thời theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Hướng dẫn mới này được ban hành kèm theo Quyết định số 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tại Hướng dẫn này, phác đồ điều trị thuốc ARV được lựa chọn theo hướng tối ưu hóa, hiệu quả ức chế HIV cao, hàng rào kháng thuốc cao, ít tác dụng phụ và ít tương tác thuốc. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP] được cập nhật theo hướng đa dạng phác đồ điều trị, đa dạng mô hình điều trị phù hợp với những người sử dụng dịch vụ. Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị lao tiềm ẩn ở người nhiễm HIV, điều trị các bệnh đồng nhiễm với HIV và các sáng kiến mới trong điều trị HIV/AIDS như điều trị ARV nhanh, điều trị ARV trong ngày, cấp phát thuốc ARV nhiều tháng… cũng được cập nhật trong Hướng dẫn này.

        Tại Hướng dẫn mới này, Bộ Y tế đã giới thiệu cách tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán HIV; điều trị bằng thuốc kháng vi rút [ARV]; Sử dụng thuốc kháng vi rút để điều trị dự phòng lây nhiễm HIV; Dự phòng bệnh lao, điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp và tiêm chủng; tiếp cận hội chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh phối hợp thường gặp; quản lý đồng nhiễm viêm gan/HIV; phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV; cải thiện chất lượng điều trị HIV/AIDS, chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng và các biện pháp can thiệp dự phòng cho người nhiễm HIV; quản lý trẻ vị thành niên nhiễm HIV...

       Trong hướng dẫn của Bộ Y tế, mọi hình thức tư vấn xét nghiệm HIV đều phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị. Đồng thuận: Khách hàng cần được thông báo khi XN HIV và chỉ thực hiện khi họ đồng ý [trừ trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc]. Bảo mật: Đảm bảo bí mật thông tin của người được tư vấn và xét nghiệm HIV. Tư vấn: Tất cả các trường hợp làm xét nghiệm HIV đều phải được cung cấp đầy đủ thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm. Chính xác: Các cơ sở xét nghiệm thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia, đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Kết nối với chăm sóc, điều trị và dự phòng: Người được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV cần được kết nối ngay với chăm sóc, điều trị và dự phòng. Người không nhiễm HIV nhưng vẫn có hành vi nguy cơ nhiễm HIV được kết nối với can thiệp dự phòng để không nhiễm HIV.

      Các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV, gồm: Người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV: tiêm chích ma túy, bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới, người có quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy. Người mắc một số bệnh như lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan C. Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV. Phụ nữ mang thai. Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV. Các trường hợp khác có nhu cầu.

Video liên quan

Chủ Đề