Đồ linen là gì

Bạn chắc hẳn đã nghe đến quần áo từ vải lanh nhưng vải linen thì sao? Loại vải này được kết tinh từ chất liệu gì? Nó có nguồn gốc từ đâu? Tại sao nó đang dần trở thành xu hướng và được mọi người ưa chuộng?

Hôm nay, hãy để CANIFA giới thiệu cho bạn những thông tin xoay quay chất liệu đặc biệt này nhé.

Vải Linen là gì?

Vải Linen hay còn gọi là Vải Lanh là một trong những chất liệu lâu đời nhất ở trên thế giới giới. Những mẩu rơm, hạt, sợi, chỉ, và nhiều loại vải khác có nguồn gốc từ khoảng năm 8000 trước Công nguyên đã được tìm thấy tại những nơi có người ở quanh các hồ nước ở Thụy Sĩ.

Lịch sử hình thành và phát triển

Những sợi lanh nhuộm được tìm thấy trong một hang đá thời tiền sử ở Gruzia đã củng cố giả thiết rằng việc sử dụng vải lanh được dệt từ cây lanh dại đã bắt đầu cách đây hơn 30.000 năm.

Tên gọi “linen” có nguồn gốc từ “linum” [tiếng Latin] hoặc “linon” [tiếng Hy Lạp], từ “lanh” trong tiếng Việt bắt nguồn từ “lin” trong tiếng Pháp. Tùy từng vùng ở Việt Nam, các nàng sẽ gọi loại vải này một tên khác nhau, có nơi là “lanh”, có nơi là “linen”.

Chúng được làm từ sợi trong thân cây lanh. Những sợi này thường rất sắc nhưng chúng lại dễ dàng bị hư hỏng trong quá trình thu hoạch, do đó để có thể thu hoạch được sợi lanh phải đòi hỏi các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Sau khi thu hoạch được cây lanh, việc đầu tiên những người thợ phải làm là tước chúng xuống thành sợi, thông thường họ sử dụng vi khuẩn để chúng có thể ăn hết phần thân cây bên ngoài. Sau đó những sợi mềm này sẽ được tập hợp lại và tách thành các sợi dài, từ những sợi dài này mà họ có thể dệt chúng được thành vải.

Đặc điểm của vải Linen/ Lanh

Vải Linen có nguồn gốc từ thiên nhiên nên nó chắc chắn, an toàn và bóng mượt hơn vải cotton. Chúng có khả năm thấm hút nhanh và cũng bay hơn rất nhanh, vậy nên chúng được mọi người ưu ái là một trong số các chất liệu thích hợp nhất cho ngày hè nắng nóng.

Bạn có thể nhìn thấy được những sợi vải rõ nét khi chạm tay vào một sản phẩm làm từ chất liệu linen.

Ưu điểm

  • Khả năng thấm hút và bay hơi nhanh giúp cho bề mặt vải may luôn được khô ráo một cách cần thiết
  • Vải linen có khả năng chống chịu nhiệt tốt hơn và ít bị ảnh hưởng hơn so với chất liệu cotton
  • Vải có độ bóng mượt và mềm mại hơn so với chất liệu khác

Nhược điểm

  • Vải dễ bị nhăn trong quá trình sử dụng
  • Độ co giãn và độ đàn hồi không cao

Các loại vải linen

Vải linen tưng

Vải Linen tưng có đặc tính cực mềm mịn, độ bền cao cũng khả năng giữ màu lâu, tính co rút ít và không bị ảnh hưởng khi giặt quá nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này là cực dễ nhăn. Do đó, khi sử dụng trang phục làm từ vải Linen tưng, bạn cần lưu ý nhiều hơn và tiến hành là ủi thường xuyên để giữ độ phẳng phiu cho quần áo.

Vải linen lụa

Vải linen lụa hay còn có cách gọi khác là vải lanh lụa. Thành phần cấu tạo chính của nó là từ sợi lanh và lụa.

Về đặc tính thì vải linen lụa có độ bền khoảng 5.5 – 6.5 gm/den. Khả năng giãn nở của vải chỉ rơi vào khoảng 2.7 – 3.5%. Các sợi vải lanh được dệt và may chắc chắn với nhau gấp nhiều lần so với vải cotton nên vải linen dường như không bị co dãn hay bị kéo căng trong quá trình sử dụng. Do đó, người dùng có thể yên tâm mặc các trang phục làm từ vải linen lụa [vải lanh lụa] mà không lo chúng bị mất form.

Tuy nhiên do vải linen lụa được sản xuất chính từ sợi lanh với đặc tính sợi ngắn. Nên sau thời gian dài sử dụng, người dùng sẽ thấy hiện tượng vải bị vón cục hoặc xù bông. Tuy nhiên, chất lanh lụa sau khi đã pha và phối hợp theo tỷ lệ hoàn hảo thì tình trạng này không còn xuất hiện ở vải lanh lụa.

Vải linen bột

Vải linen bột là một loại vải được làm từ sợi cây lanh. Đây là loại cây luôn sống ở gần các hồ nước có nguồn gốc từ Thụy Sĩ. Bởi vì có nguồn gốc tự nhiên nên vải luôn có độ chắc chắn, an toàn cho da cũng như khả năng chịu nhiệt vô cùng tốt.

Vải Linen bột có đặc tính mềm hơn, dễ nhún nhưng lại mang đến cho người mặc luôn có cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất. Trong các dòng vải linen thì dòng vải linen bột có đặc trưng thoáng mát. Bởi vậy đây là dòng sản phẩm phù hợp sử dụng trong mùa hè. Chính vì vậy, dòng vải này được ưa chuộng rất nhiều trong việc may mặc như dùng làm quần áo, rèm cửa, chăn ga gối đệm.

Linen bột luôn được mệnh danh là có vẻ đẹp thiên nhiên, nhờ sự mộc mạc toát ra từ bên trong nó. Nhìn bên ngoài có vẻ như hơi thô ráp, nhưng nó mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu khi khoác vào. Vải linen nhẹ nhàng, âm thầm chăm chút mang đến sự thoải mái cho mỗi người. Đó chính là lời giải thích cho việc dòng sản phẩm này được nhiều người yêu chuộng.

Vải linen xước

Vải Linen xước hay còn có tên gọi khác là line đũi. Vải có bề mặt vải mỏng nhẹ với nhiều vết xước, tạo nét đặc trưng và dễ nhận biết của vải. Vải Linen xước thường được ứng dụng để may vải vest mỏng hay quần, …

Cách sử dụng và bảo quản

Điều đặc biệt của vải linen so với các loại vải khác là sợi của chúng trở nên chắc hơn khi chúng ngấm  nước. Vậy nên sau khi giặt xong những sản phẩm làm từ linen, bạn chỉ cần phơi khô tự nhiên rồi sử dụng như bình thường thay vì phải là ủi như nhiều chất liệu khác.

Nếu bạn là ủi một sản phẩm từ linen quá nhiều, chúng sẽ bị đứt do cấu tạo của các sợi lanh có tính đàn hồi thấp.

Một đặc điểm gắn liền với loại vải này nữa là nó rất dễ nhăn. Như đã nói ở trên, sợi lanh có tính đàn hồi thấp nên khi xuất hiện các nếp gấp chúng sẽ không thể trở về bề mặt nguyên trạng như ban đầu giống như các loại vải khác.

Đây là một trong những điểm trừ trong mắt nhiều người khi chọn lựa chất liệu này, tuy nhiên theo thời gian chúng lại được đánh giá cao vì đặc tính thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó vải Linen có khả năng chịu nhiệt tốt và ít bị ảnh hưởng nhiệt hơn so với vải cotton. Loại vải này cũng không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời. Vậy nên vải Linen hoàn toàn có khả năng chống nắng.

Để có một mảnh vải lanh, người thợ phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức, nhưng chúng đáng để họ hy sinh vì thành phẩm là một loại vải có giá trị và được mọi người rất ưa chuộng.

Lanh là một dạng sợi vỏ. Các sợi lanh có chiều dài từ khoảng 25 mm đến 150 mm và đường kính trung bình từ 12 μm đến 16 μm. Có hai loại: sợi xơ ngắn được sử dụng cho các loại vải thô và sợi dài hơn được sử dụng cho các loại vải tốt hơn.

Cách nhận biết vải Linen/ Lanh.

Để nhận biết vải lanh, bạn chỉ cần chạm tay lên bề mặt tấm vải. Vải lanh rất mịn màng, không có xơ vải và chúng sẽ càng mềm hơn khi được giặt đi giặt lại nhiều lần.

Về màu sắc, chúng không có màu trắng tinh, màu nguyên bản của vải lanh là trắng ngà, màu mộc, nâu vàng hoặc màu xám.

Vải lanh không thích hợp để sử dụng thuốc nhuộm nhưng có thể nhuộm trực tiếp bằng các sản phẩm tạo màu có nguồn gốc thực vật.

Một cách khác để nhận biết vải lanh là đốt chúng lên. Vải lanh khi bị đốt lên sẽ cháy rất chậm, không đượm vì sợi lanh rỗng, có mùi giống như giấy cháy, tro sau khi đốt mềm như tro của sợi bông.

Lời kết,

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã bỏ túi được cho mình thật nhiều kiến thức xoay quanh vải Linen/Lanh. Với xu hướng thời trang bền vững thì Linen xứng đáng đánh gục các chất liệu khác để trở thành chất liệu phổ biến được sử dụng trong làng thời trang.

Chúc bạn sớm chọn được cho mình những bộ đồ ưng ý bằng chất liệu này nhé.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Video liên quan

Chủ Đề