Độ phân giải pixel là gì

26/01/2016, 09:50 AM

Trong thông số kĩ thuật về một chiếc máy ảnh nào đó, bên cạnh những kích thước cảm biến, ISO, tốc độ màn trập,…, chúng ta vẫn thường nghe/đọc về một chi tiết là độ phân giải. Đa số vẫn thường lẫn lộn giữa DPI và PPI cũng như tin tưởng rằng độ phân giải càng cao, chất lượng bức hình và “đẳng cấp” máy ảnh càng lớn. Thực tế vấn đề này rắc rối và không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng hôm nay, Binhminhdigital Đà Nẵng sẽ đơn giản hóa nó và cung cấp cho bạn những kiến thức cần biết về độ phân giải hình ảnh.

Độ phân giải ảnh là gì?

Độ phân giải hình ảnh [image resolution] chỉ lượng thông tin được chứa đựng trong 1 tập tin ảnh hiển thị trên màn hình. Hiểu một cách đơn giản đó chính là số lượng điểm ảnh chứa trên 1 màn hình hiển thị.

Độ phân giải thường được đo bằng pixcel, megapixcel. 1 megapixcel = 1 triệu pixcel.

1 pixel có kích thước 0,26×0,35 mm [kích thước này là tương đối]. Pixcel hiển thị trên màn hình là PPI [pixels per inch] khác với DPI [dots per inch – mật độ ảnh trên inch được dùng trong máy in và ảnh in. Sự khác nhau của hai yếu tố này sẽ được đề cập ở dưới].

Trong kỹ thuật, pixel là một điểm vật lý trong cấu trúc raster [kiểu cấu trúc dữ liệu mô tả không gian dưới hình dạng một mạng lưới các ô vuông]. Địa chỉ của một pixel sẽ tương ứng với tọa độ vật lý ITS, biểu hiện bằng hai đường ngang và dọc. Có thể nói pixel là một đơn vị màu rất nhỏ, cơ bản nhất trong hệ thống cấu trúc tạo ảnh. Nhiều đơn vị màu này kết hợp lại với nhau sẽ cho ra một hình ảnh có độ nét và màu sắc gần với thực tế nhất.

Tổng số pixel [điểm ảnh] được gọi là độ phân giải. Cách tính, quy đổi và gọi tên độ phân giải như sau: nhân các cột điểm ảnh và hàng điểm ảnh rồi chia cho 1 triệu. Ví dụ, ảnh có độ phân giải 1220 x 1019 thì số điểm ảnh của nó là  1.243.180 pixcel, độ phân giải gần đúng là 1,2 megapixcel.



Chúng ta vẫn thường lẫn lộn giữa số dot và pixcel. Thực ra, hai khái niệm này không hoàn toàn giống nhau.

Tuy cả hai đều cùng chỉ mật độ điểm ảnh trên mỗi inch của tấm ảnh nhưng PPI thường dùng cho ảnh hiển thị trên màn hình còn DPI dùng trong ảnh in ấn. PPI cho biết độ lớn của ảnh khi hiển thị trên màn hình, DPI lại cho biết độ lớn của bức ảnh mà bạn in ra

PPI có hình dáng là những ô vuông và thể hiện số điểm cảm nhận ánh sáng trên inch của cảm biến khi chụp 1 tấm ảnh. Kích thước thay đổi nhưng số lượng cố định. Ở một khía cạnh khác, DPI có hình dáng là những chấm tròn, có kích thước vật lý xác định, số lượng có thể điều chỉnh trong file Photoshop và tùy loại máy in.



Độ phân giải có tác dụng gì?

Không nên phủ nhận hoàn toàn chức năng của độ phân giải. Nếu không có tác dụng, các nhà sản xuất đã không đưa nó vào thông số kĩ thuật và cải tiến số lượng như thời gian qua. Đồng ý nó không phải là chỉ tiêu cao nhất để đánh giá thiết bị hoặc là yếu tố quan trọng nhất khiến bạn mua máy ảnh. Kết hợp với các yếu tố khác như kích thước cảm biến, chất lượng ống kính, thấu kính, độ phân giải ảnh vẫn có những công dụng sau đây:

  

-    Tăng độ sắc nét, giảm độ nhiễu của hình ảnh trên màn hình có kích thước nhỏ hơn

  

-    Hữu ích khi in hình khổ lớn như các tạp chí và khi cần crop ảnh.

Tin mới: Sony A6100 sẽ đến đầu tháng 2/2016 cùng với HX80 và HX350
 
  >>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp máy ảnh giá rẻ chính hãng tại chi nhánh Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trên toàn quốc.

Pixel là gìý nghĩa của pixel trong màn hình LED là như thế nào? Khi lắp đặt màn hình LED, các bạn sẽ dễ dàng được tiếp nhận những thông tin như ” màn hình LED với độ phân giải Full HD 2160 x 1080 pixel ” hay ” màn hình LED với độ phân giải HD 1280 x 720 pixel ”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về pixel. Let’s get started!

Pixel là gì?

Màn hình LED được tạo thành từ một loạt pixel [điểm ảnh], chiếu sáng đến các cường độ và màu sắc khác nhau để tạo chữ cái, đồ họa, hình ảnh động và video. Đó là nguyên tắc tương mà TV hoặc màn hình máy tính của bạn hoạt động.

Một chiếc màn hình LED có số lượng pixel càng lớn thì chất lượng hiển thị hình ảnh càng sắc nét. Ngoài ra, để tính độ sắc nét của hình ảnh hiển thị còn có yếu tố pixel dimansions, dịch ra Tiếng Việt là độ phân giải của hình ảnh.

Công thức tính và quy đổi đơn vị pixel chuẩn nhất

Công thức tính pixel

Thông thường, màn hình LED có những hình dạng tỉ lệ khác nhau như tỉ lệ 16:9 hay tỉ lệ 1:1. Chiều rộng và chiều cao của màn hình LED có thể tính bằng đơn vị pixel. Và dưới đây là công thức tính pixel:

[Lượng pixel trên chiều rộng] x [Lượng pixel trên chiều cao]

Ví dụ, màn hình LED có 1280 pixel chiều rộng và 720 pixel chiều cao thì màn LED có: 1280×720= 921.600 pixel.

Nếu chia theo ma trận thì màn hình LED 1280 X 720 sẽ có 1280 cột điểm ảnh dọc và 720 cột điểm ảnh ngang

Công thức quy đổi đơn vị pixel

Pixel thường được quy đổi sang đơn vị Megapixel. Theo đó. 1.000.000 pixel tương đương với 1 Megapixxel.

[Megapixel là gì? – Megapixel viết tắt là MP, là đơn vị để đo độ phân giải của thiết bị quang. Một số thiết bị quang có thể kể đến như: máy ảnh, máy quay]

Ví dụ, màn hình LED có chiều rộng 2160 pixel1080 pixel chiều cao thì màn LED đó có: 2160×1080= 2.332.800 pixel, quy đổi đơn vị ra Megapixel là 2,3 Megapixel.

Cách chọn Pixel chuẩn nhất cho màn hình LED

Bạn cần biết là tính chất của màn hình LED trong nhà và màn hình LED ngoài trời là khác nhau. Đối với màn hình LED ngoài trời thì cần khoảng cách điểm ảnh lớn tức là độ phân giải không quá cao để phù hợp với nhìn xa, còn đối với màn hình LED trong nhà cần khoảng cách điểm ảnh nhỏ hơn để phù hợp với trình chiếu hiển thị trong nhà.

02 yếu tố để lựa chọn màn hình LED phù hợp nhất cho bạn là: Khoảng cách xem gần nhất và độ phân giải màn hình

– Khoảng cách xem gần nhất: Mỗi tấm module LED khác nhau thì khoảng cách điểm ảnh và khoảng cách nhìn cũng khác nhau

Công thức tính: Khoảng cách xem phù hợp nhất [m]= Điểm ảnh [mm] / [0.3 ~ 0.8]

Ví dụ:

– Đối với màn hình LED P2 trong nhà thì khoảng cách giữa các điểm ảnh là 2mm thì khoảng cách xem phù hợp tốt nhất là từ 2,5m – 6,6m.

– Đối với màn hình LED P10 ngoài trời thì khoảng cách giữa các điểm ảnh là 10mm thì khoảng cách xem tốt nhất là từ 12,5m – 33,3m.

– Độ phân giải màn hình: Độ phân giải tùy thuộc vào loại module LED mà bạn sử dụng, mỗi loại module LED có độ phân giải riêng. Và độ phân giải còn thay đổi theo độ lớn của màn hình mà bạn muốn lắp đặt

Ý nghĩa của Pixel trong màn hình LED

Xác định kích thước của màn hình LED

Lượng pixel của màn hình LED càng cao đồng nghĩa với việc màn LED đó có kích thước càng lớn và ngược lại nếu pixel càng thấp thì kích thước màn LED hiển thị càng nhỏ.

Xác định độ nét của màn hình LED

Lượng pixel càng lớn cộng với khoảng cách giữa các pixel càng nhỏ thì dẫn tới việc hình ảnh hiển thị trên màn LED càng mượt, sắc nét hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về pixel cũng như ý nghĩa của pixel trong màn hình LED. Đừng quên ghé qua HacoLED để tìm đọc những thông tin khác nhé!

Liên hệ

Quý khách có nhu cầu lắp đặt màn hình LED hoặc các giải pháp trình chiếu hiển thị trong nhà, ngoài trời vui lòng liên hệ chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HACO VIỆT NAM

  • Trụ sở Hà Nội
    • Địa chỉ: Số 17, Ngõ 10, P. Nghĩa Đô, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Hotline: 0242 242 4488
  • Trụ sở Hồ Chí Minh
    • Địa chỉ: 12, G11, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0286 672 8779
  • Email:
  • Website: //hacoled.com

Video liên quan

Chủ Đề