Giải bài 38.22, 38.23, 38.24 trang 55 sách bài tập hóa học 8 - Bài Trang Sách bài tập (SBT) Hóa học

Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 g chất rắn. Nếu cho chất rắn đó là hoà tan trong axit HCl thì thu được 0,896 lít H2 [ở đktc]. Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và công thức phân tử của oxit sắt.

Bài 38.22 Trang 55 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Cho 5,6 g oxit kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 g muối cỉorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hoá trị tối đa là III.

Trả lời

Gọi A là kí hiệu, nguyên tử khối của kim là x. Công thức phân tử của oxit kim loại là \[{A_2}{O_x}\]

Phương trình hóa học của phảnứng

\[{A_2}{O_x}\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,2xHCl \to 2AC{l_x}\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,x{H_2}O\]

[2A+16x]g [2A+71x]g

5,6 g 11,1 g

Theo phương trinh hóa học trên, ta có:

5,6 .[2A+71x] = [2A+16x].11,1

11,2A + 397,6x = 22,2A + 177,6x

220x = 11A

A = 20x

Với: x = 1 -----> A=20 [loại]

x= 2 ----> A = 40 [Ca]

x= 3 -----> A= 60 [loại ]

Bài 38.23 Trang 55 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Cho một dòng khí H2 dư qua 4,8 g hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 g chất rắn. Nếu cho chất rắn đó là hoà tan trong axit HCl thì thu được 0,896 lít H2 [ở đktc]. Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp và công thức phân tử của oxit sắt.

Trả lời

\[{n_{{H_2}}} = {{0,896} \over {22,4}} = 0,04[mol]\]

Phương trình hóa học của phản ứng

\[CuO\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{H_2}O[1]\]

a mol a mol

\[F{e_x}{O_y}\,\,\,\, + y{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow xFe\,\,\,\,\, + \,\,\,\,y{H_2}O[2]\]

b mol bx mol

Hòa tan hỗn hợp chất rắn vào dung dịch HCl có khí H2 bay ra, chỉ có Fe tác dụng, Cu không tác dụng

\[Fe\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow [3]\]

bx mol bx mol

Theo [3]: \[bx = {n_{{H_2}}} = 0,04mol \to 0,04 \times 56 = 2,24[g]\]

Khối lượng Cu còn lại trong chất rắn: 3,52 - 22,4 = 1,28[g]

\[{n_{Cu}} = {{1,28} \over {64}} = 0,02mol \to {n_{CuO}} = {n_{Cu}} = 0,02mol\]

\[{m_{CuO}} = 0,02 \times 80 = 1,6[g];\]

\[{m_{F{e_x}{O_y}}} = 4,8 - 1,6 = 3,2[g]\]

Xácđịnh công thức phân tử oxit sắt

\[{m_O}\] trong oxit sắt = 3,2 - 2,24 = 0,96 [g]

Trong \[F{e_x}{O_y}\] ta có tỷ lệ: \[x:y = {{2,24} \over {56}}:{{0,96} \over {16}} = 0,04:0,06 = 2:3\]

Công thức phân tửoxit sắt là \[F{e_2}{O_3}\].

Bài 38.24 Trang 55 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Dùng khí H2 khử 31,2 g hỗn hợp CuO và Fe3O4, trong hỗn hợp khối lượng Fe3O4 nhiều hơn khối lượng CuO 15,2 g. Tính khối lượng Cu và Fe thu được.

Trả lời

Gọi a là khối lượng của CuO, theođề bài ta có:

a + a +15,2 = 31,2

Giải ra, ta có a=8. Vậy khối lượng CuO là 8g, khối lượng \[F{e_3}{O_4}\] là 23,2g.

\[{n_{CuO}} = {8 \over {80}} = 0,1[mol];{n_{F{e_3}{O_4}}} = {{23,2} \over {232}} = 0,1[mol]\]

Phương trình hóa học của phảnứng:

\[CuO\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,{H_2}O\]

0,1 mol 0,1 mol

\[{m_{Cu}} = 0,1 \times 64 = 6,4[g]\]

\[F{e_3}{O_4}\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,4{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 3Fe\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,4{H_2}O\]

1 mol 3 mol

0,1 mol 0,3 mol

\[{m_{Fe}} = 0,3 \times 56 = 16,8[g]\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề