Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 115 sách bài tập sinh học 10 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Sinh học - Bài tập tự giải

Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên .................. Nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau sống chung trong vùng địa lí nhất định tạo nên.....................

Bài 5 trang 115 Sách bài tập [SBT] Sinh học 10 - Bài tập tự giải

5. Hãy điền vào chỗ trống cấp tổ chức sống thích hợp :

Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên .................. Nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau sống chung trong vùng địa lí nhất định tạo nên.....................

Hướng dẫn:

1. Quần thể

2. Quần xã

Bài 6 trang 115 Sách bài tập [SBT] Sinh học 10 - Bài tập tự giải

Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của sự sống là gì ? Thế nào là hộ sinh thái ?

Hướng dẫn:

Cấp độ tổ chức cao nhât la hệ sinh thái

- Hệ sinh thái làHệ sinh tháilà một hệ thống mở hoàn chỉnh, bao gồm tập hợp các quần xã sinh vật và khu vực sống của sinh vật còn được gọi là sinh cảnh.

Bài 7 trang 115 Sách bài tập [SBT] Sinh học 10 - Bài tập tự giải

Giới sinh vật là gì ? Có bao nhiêu giới sinh vật ?

Hướng dẫn:

Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

-Hệ thống phân loại từ thấp đến cao như sau : Loài [ species]àchi [Genus]àhọ [family]àbộ [ordo]àlớp [class]àngành [ division]àgiới [regnum].

2.Hệ thống phân loại 5 giới

-Dựa vào những đặc điểm chung của mỗi nhóm sinh vật, hai nhà khoa học : Whittaker và Margulis đưa ra hệ thống phân loại giới:

+ Giới Khởi sinh [Monera] [Tế bào nhân sơ]

+ Giới Nguyên sinh[Protista]

+ Giới Nấm[Fungi]

+ Giới Thực vật[Plantae]

+ Giới Động vật[Animalia]

Bài 8 trang 116 Sách bài tập [SBT] Sinh học 10 - Bài tập tự giải

Hãy điền các đặc điểm chủ yếu của mỗi giới vào các ô trống trong bảngsau đây :

Giới

Đặc điểm cấu tạo

Đặc điểm dinh dưỡng

Khởi sinh

Nguyên sinh

Nấm

Thực vật

Động vật


Hướng dẫn:


Giới

Đặc điểm cấu tạo

Đặc điểm dinh dưỡng

Khởi sinh

Nhân sơ, bé nhỏ [1-5µm ]

Hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh

Nguyên sinh

- Tảo: là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, có sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng, sống trong nước.

- Nấm nhầy: là sinh vật nhân thực, dị dưỡng, hoại sinh. Cơ thể tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào giống trùng amip, pha hợp bào là khối chất nhầy chứa nhiều nhân.

Dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

Nấm

Nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa Kitin.

Sống dị dưỡng

Thực vật

Đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng Xenlulôzơ.

Tự dưỡng

Động vật

Đa bào, nhân thực,dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyển hóa cao.

Dị dưỡng



Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề