Giải bài 87, 88, 89, 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1 - Bài trang sgk toán tập

a] Vì \[12, 14, 16\] đều chia hết cho \[2\] nên \[12 + 14 + 16 + x\] chia hết cho \[2\] thì \[x = A - [12 + 14 + 16]\] phải chia hết cho \[2\]. Vậy \[x\] là mọi số tự nhiên chẵn.

Bài 87 trang 36 sgk toán 6 tập 1

Cho tổng: \[A = 12 + 14 + 16 + x\] với \[x \mathbb N\]. tìm \[x\] để:

a] \[A\] chia hết cho \[2\];

b] \[A\] không chia hết cho \[2\].

Bài giải:

a] Vì \[12, 14, 16\] đều chia hết cho \[2\] nên \[12 + 14 + 16 + x\] chia hết cho \[2\] thì \[x = A - [12 + 14 + 16]\] phải chia hết cho \[2\]. Vậy \[x\] là mọi số tự nhiên chẵn.

b] \[x\] là một số tự nhiên bất kì không chia hết cho \[2\].

Vậy \[x\] là số tự nhiên lẻ.Bài 88 trang 36 sgk toán 6 tập 1

Bài 88. Khi chia số tự nhiên \[a\] cho \[12\], ta được số dư là \[8\]. Hỏi số \[a\] có chia hết cho \[4\] không ? Có chia hết cho \[6\] không ?

Bài giải:

Gọi \[q\] là thương trong phép chia \[a\] cho \[12\], ta có \[a = 12q + 8\].

\[\Rightarrow a=4.3q+4.2\]

\[[4 . 3q]\] chia hết cho \[4;\] \[8\] chia hết cho \[4\].

Vậy \[a\] chia hết cho \[4\].

Tương tự ta có: \[a=6.2q+8\]

\[[6.2q]\] chia hết cho \[6\] nhưng \[8\] không chia hết cho \[6\] nên \[6.2q+8\] không chia hết cho \[6\]

Hay \[a\] không chia hết cho \[6\].

Bài 89 trang 36 sgk toán 6 tập 1

Điền dấu "x" vào ô thích hợp trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

a] Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho \[6\] thì tổng chia hết cho \[6\].

b] Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho \[6\] thì tổng không chia hết cho \[6\].

c] Nếu tổng của hai số chia hết cho \[5\] và một trong hai số đó chia hết cho \[5\] thì số còn lại chia hết cho \[5\].

d] Nếu hiệu của hai số chia hết cho \[7\] và một trong hai số đó chia hết cho \[7\] thì số còn lại chia hết cho \[7\].

Bài giải:

a] Đúng;

b] Sai;

VD: \[11+7=18\]

\[11;7\] đều không chia hết cho \[6\] nhưng \[18\] lại chia hết cho \[6\]

c] Đúng;

d] Đúng.

Bài 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1

Gạch dưới số mà em chọn:

a] Nếu \[a\] \[\vdots\] \[3\] và \[b\] \[\vdots\] 3 thì tổng \[a + b\] chia hết cho \[6; 9; 3\].

b] Nếu \[a\] \[\vdots\] \[2\] và \[b \] \[\vdots\] \[4\] thì tổng \[a + b\] chia hết cho \[4; 2; 6\].

c] Nếu \[a\] \[\vdots\] \[6\] và \[b\] \[\vdots\] \[9\] thì tổng \[a + b\] chia hết cho \[6; 3; 9\].

Bài giải:

a] Nếu \[a\] \[\vdots\] \[3\] và \[b\] \[\vdots\] \[3\] thì tổng \[a + b\] chia hết cho \[6; 9\]; \[\underline{3}\].

VD: \[3+12=15\]

\[15\] chia hết cho \[3\] và không chia hết cho \[6;9\]

b] Nếu \[a\] \[\vdots\] \[2\] và \[b\] \[\vdots\] \[4\] thì tổng \[a + b\] chia hết cho \[4\]; \[\underline{2}\]; \[6\].

VD: \[2+8=10\]

\[10\] chia hết cho \[2\] và không chia hết cho \[4;6\]

c] Nếu \[a \]\[\vdots\] \[6\] và \[b\] \[\vdots\] \[9\] thì tổng \[a + b\] chia hết cho \[6\]; \[\underline{3}\]; \[9\].

VD: \[6+9=15\]

\[15\] chia hết cho \[3\] và không chia hết cho \[6;9\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề